Về sổ sách, tài liệu chuyên môn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược tại quận hoàng mai hà nội giai đoạn 2004 đến 2008 (Trang 48)

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.2.23. Về sổ sách, tài liệu chuyên môn

Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc bao gồm các hướng dẫn về chỉ định dùng thuốc, tác dụng, liều dùng, cách dùng, tác dụng không mong muốn, tưofng tác thuốc.. .để tư vấn giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn hçfp lý.

Sổ mua bán thuốc là rất cần thiết. Trong sổ, nhà thuốc sẽ ghi tên thuốc, hàm lượng, nơi mua, ngày bán, số lượng, giá tiền, số lô và hạn dùng của thuốc.

Sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR) ghi những phản ứng bất lợi do thuốc gây ra để từ đó có những tư vấn hợp lý cho người sử dụng thuốc.

Kết quả thanh tra nhà thuốc qua các năm về sổ sách tài liệu chuyên môn cho thấy: Tỷ lệ nhà thuốc có đủ 3 loại sổ sách, tài liệu chuyên môn như tài liệu hưóng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế chuyên môn dược hiện hành, sổ mua bán thuốc tăng dần qua các năm và cao nhất vào năm 2007 là 95,3%; tỷ lệ nhà thuốc thực hiện ghi chép sổ sách đầy đủ, thường xuyên tăng từ 10,5% (2004) lên 51,4% (2007); 02/02 nhà thuốc tại Quận hoàng Mai có kinh doanh thuốc hướng tâm thần đều thực hiện tương đối tốt việc ghi chép sổ xuất nhập thuốc hướng tâm thần

tại nhà thuốc nhưng 100% nhà thuốc không có sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).

Như vậy phần lớn nhà thuốc đã thực hiện tương đối tốt các quy định về sổ sách tài liệu chuyên môn. Nhưng sổ theo dõi ADR và chất lượng ghi chép sổ sách tại các nhà thuốc của Quận còn thực hiện chưa tốt cần được quan tâm thực hiện trong thời gian tới.

3.2.3. Kết quả nghiên cứu về chất lượng thuốc

Theo quy định của Bộ Y tế, các nhà thuốc chỉ được bán thuốc có số đăng ký, được Bộ Y tế cho phép lưu hành và còn hạn dùng.

Qua số liệu hồi cứu kết quả thanh tra hoạt động về chất lượng thuốc tại các nhà thuốc tư nhân Quận Hoàng Mai giai đoạn 2004 - 2008 và kết quả khảo sát chất lượng thuốc thông qua một số thuốc được mua hoặc xem tại 30 nhà thuốc bằng phương pháp đóng vai khách hàng cho thấy: Từ năm 2004 đến hết năm 2007, hầu hết các nhà thuốc không kinh doanh thuốc kém chất lượng về mặt cảm quan. Như vậy các nhà thuốc thực hiện tương đối tốt việc giám sát đầu vào và bảo quản chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh.

Tuy nhiên vẫn có một sô nhà thuốc vi phạm về kinh doanh thuốc quá hạn dùng và không có số đăng ký. Kết quả hồi cứu cho thấy tỷ lệ nhà thuốc vi phạm về kinh doanh thuốc quá hạn dùng mặc dù giảm dần qua các năm nhưng vẫn còn ở mức cao (4,7% vào năm 2007) và tỷ lệ nhà thuốc vi phạm về kinh doanh thuốc không có số đăng ký lại có xu hướng tăng vào năm 2007 (từ 1,3% năm 2004 lên 1,7% năm 2007). Qua khảo sát đóng vai khách hàng mua thuốc đã phát hiện 02 (6,7%) nhà thuốc bán thuốc quá hạn dùng.

Điều này chứng tỏ các nhà thuốc chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm kê, theo dõi chất lượng thuốc hoặc một số nhà thuốc còn chạy theo lợi nhuận mà chưa thực sự coi trọng sức khoẻ của người dân.

3.2.4. Khảo sát về việc thực hiện các quy chế chuyên môn tại nhà thuốc

3.2.4.I. Thực hiện quy ch ế bán thuốc theo đơn

Theo quy định của quy chế này, người bán thuốc chỉ được bán những thuốc phải kế đơn khi có đơn của bác sỹ. Kết quả đóng vai khách hàng có nhu cầu mua kháng sinh tại 30 nhà thuốc cho thấy 86,7% nhà thuốc đã bán kháng sinh theo yêu cầu của khách hàng mà không cần đơn của bác sỹ. Chỉ có 3,3% nhà thuốc khuyên bà mẹ cho con đi khám bác sỹ. Như vậy quy chế bán thuốc theo đơn chưa được các nhà thuốc thực hiện tốt ở Quận Hoàng Mai.

Tỷ lệ nhà thuốc bán kháng sinh không có đơn trong nghiên cứu của chúng tôi tưcttig tự với nghiên cứu của Bùi Thị Ánh ở Quận Tây Hồ với tỷ lệ là 84,4% (2005); nhưng lại thấp hơn Vi Thị Thuý Vân (2007) cho thấy 100% nhà thuốc tư nhân tại quận Đống Đa bán thuốc kháng sinh không cần đơn của bác sỹ [15].

Tỷ lệ nhà thuốc bán kháng sinh không cần đơn của bác sỹ cao chứng tỏ người bán thuốc vẫn vì lợi nhuận sẵn sàng bán bất kỳ loại thuốc phải kê đơn mà không cần có đcfn của bác sỹ ià tương đối phổ biến. Điều này đòi hỏi các nhà thuốc cần nghiêm túc thực hiện trong thời gian tới.

3.2A.2. Thực hiện quy ch ế quản lý thuốc độc, hướng tâm thần

* Quy định về dự trù thuốc độc, hướng tâm thần

Hàng năm các nhà thuốc có nhu cầu bán thuốc độc, thuốc hưóĩig tâm thần phải lập dự trù theo quy định. Số liệu nghiên cứu hồi cứu cho thấy các nhà thuốc thực hiện rất tốt quy định về dự trù thuốc hưófng tâm thần nhưng 100% các nhà thuốc không thực hiện quy định về dự thù thuốc độc.

Tại Quận Đống Đa (2007), tỷ lệ này cũng là 100% [15]. Điều này chứng tỏ công tác quản lý còn nương nhẹ. Tuy nhiên việc thực hiện quy định về dự trù thuốc độc còn nhiều bất cập, nhà thuốc mua thuốc độc với số lượng ít thì liệu có

cần thiết thực sự phải lập dự trù? Mặt khác các nhà thuốc thực hiện tương đối tốt về quy định dự trù thuốc hướng tâm thần.

* Việc thực hiện ghi chép sổ theo dõi thuốc độc, sổ xuất nhập thuốc hướng tâm thần

Theo quy định của Bộ Y tế, các nhà thuốc bán thuốc độc, thuốc hướng tâm thần phải lập sổ theo dõi tình hình xuất nhập các loại thuốc này theo mẫu quy định. Kết quả hồi cứu cho thấy 100% các nhà thuốc có bán thuốc hưófng tâm thần thực hiện đầy đủ việc ghi chép theo dõi thuốc hướng tâm thần. Bên cạnh đó các nhà thuốc thực hiện chưa tốt việc mở sổ và ghi chép theo dõi thuốc độc mặc dù tỷ lệ nhà thuốc có sổ theo dõi thuốc độc A - B và ghi chép đầy đủ có xu hướng tăng từ 10,5% (2004) lên 51,4% (2007).

Như vậy quy chế quản lý thuốc độc chưa được các nhà thuốc thực hiện tốt. 3.2.5. Khảo sát về kỹ năng thực hành của nhân viên bán hàng tại nhà thuốc

Theo tiêu chuẩn của GPP. Một ngưòi bán thuốc cho khách hàng cần phải thực hiện đầy đủ các bước Hỏi - Khuyên - Điều trị viết tắt là QAT.

Kết quả khảo sát việc thực hiện QAT tại 30 nhà thuốc của Quận Hoàng Mai cho thấy 70,0% các nhà thuốc đã đưa ra các câu hỏi để thu thập thông tin liên quan đến bệnh tật để bán thuốc. Trong đó 63,3% nhà thuốc đưa ra những câu hỏi về thời gian và số lần tiêu chảy; 26,7% nhà thuốc đưa ra câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân tiêu chảy để từ đó hướng dẫn bà mẹ dùng thuốc.

76,7% nhà thuốc đã đưa ra lời khuyên với bà mẹ về điều trị tiêu chảy cho con, có 43,3% nhà thuốc đã đưa ra lòi khuyên hcfp lý là “Nên cho trẻ uống oresol ngay. Như vậy các nhà thuốc đã quan tâm đến việc hỏi và khuyên khách hàng.

Tuy nhiên vẫn còn 30,0% nhà thuốc chỉ bán thuốc theo yêu cầu của khách mà không hỏi gì; 23,3% nhà thuốc không đưa ra lời khuyên nào với khách hàng. Trong khi đến nay chưa có chế tài xử phạt để buộc nhà thuốc phải thực hiện đưa

ra những câu hỏi, lời khuyên với người mua thuốc nên vấn đề này cần tiếp tục được quan tâm trong thòi gian tói.

Mặt khác thuốc có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ nên ngưòi bán thuốc phải có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy trong số 29 bà mẹ được nhà thuốc bán 10 viên Biseptol hoặc Oresol thì tỷ lệ nhà thuốc đã lưu ý hướng dẫn cho khách hàng về liều dùng là 96,7%; cách dùng là 73,3% và thời gian dùng thuốc là 76,7%. Nhimg chỉ có 10% nhà thuốc hướng dẫn về phản ứng bất lợi và không có nhà thuốc nào hướng dẫn về tương tác thuốc.

Như vậy các nhà thuốc đã có ý thức về hướng dẫn liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc cho khách hàng nhưng còn ít chú ý đến việc hướng dẫn về chống chỉ định, tương tác thuốc...

Vẫn còn 30,0% nhà thuốc không có túi đựng thuốc hoặc chưa thực hiện ghi chép các nội dung quy định trên túi đựng thuốc hoặc vỉ thuốc khi đưa cho khách hàng nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc do nhầm lẫn trong việc sử dụng thuốc của người dân.

Tại Quận Đống Đa (2007) tỷ lệ này là 40,0% cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

3.2.6. Khảo sát việc thực hiện các quy định về giá thuốc

Theo quy định của Luật Dược 2005, các cơ sở bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán lẻ và không được bán cao hơn giá niêm yết.

Kết quả thanh tra việc thực hiện niêm yết giá qua các năm tại các nhà thuốc tư nhân Quận Hoàng Mai cho thấy hầu hết các nhà thuốc đã thực hiện niêm yết giá thuốc nhưng tỷ lệ nhà thuốc thực hiện niêm yết giá thuốc đúng quy định trên 100% mặt hàng mới chỉ đạt 47,7% vào năm 2007. Điều này chứng tỏ chất lượng thực hiện niêm yết giá thuốc còn hạn chế tại các nhà thuốc của Quận.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược tại quận hoàng mai hà nội giai đoạn 2004 đến 2008 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)