Nghiên cứu về các điều kiện nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách và tài liệu chuyên môn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược tại quận hoàng mai hà nội giai đoạn 2004 đến 2008 (Trang 46)

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.2.2. Nghiên cứu về các điều kiện nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sổ sách và tài liệu chuyên môn

sách và tài liệu chuyên môn

3.2.2.I. Về nhân sự:

* Thời gian hành nghề của dược sỹ chủ nhà thuốc

Đến hết năm 2007, tỷ lệ dược sỹ chủ nhà thuốc hành nghề ngoài giờ hành chính vẫn ở mức cao là 44,7% nên ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu mua thuốc của người dân. Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyên Thị Hiên. Nguyễn Thị Hiên và cộng sự thấy rằng tỷ lệ dược sỹ chủ nhà thuốc hành nghề ngoài giờ hành chửứi ở quận Tây Hồ là 36% [8].

Tuy nhiên tỷ lệ dược sỹ chủ nhà thuốc hành nghề ngoài giờ hành chính có xu hướng giảm dần qua các năm, trong khi dược sỹ chủ nhà thuốc hành nghề cả ngày có xu hưótig tăng. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai GPP tại nhà thuốc. Theo ý kiến của một số chuyên gia của phòng Quản lý HN Sở Y tế Hà Nội cho thấy các dược sỹ hành nghề ngoài giờ hành chính ít có khả năng đảm bảo sự có mặt khi nhà thuốc hoạt động nên không đảm bảo triển khai GPP.

* Trình độ chuyên môn của người làm công việc chuyên môn giúp việc cho chủ nhà thuốc

Người làm công việc chuyên môn giúp việc cho chủ nhà thuốc chủ yếu là có trình độ dược tá nhưng chiếm tỷ lệ giảm dần qua các năm; trong khi DSTH, DSĐH tham gia giúp việc cho chủ nhà thuốc có xu hướng tăng. Xu hướng này

tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng thực hành nhà thuốc, đặc biệt là khả năng tư vấn cho khách hàng. Tuy nhiên đến hết năm 2007, tỷ lệ dược tá giúp việc cho chủ nhà thuốc vẫn ở mức cao là 77,8% nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng hành nghề dược trên địa bàn Quận.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động hành nghề dược tại quận hoàng mai hà nội giai đoạn 2004 đến 2008 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)