4. Các vấn đề môi trường trong hoàn tất sản phẩm kim loại
4.1 Các vấn đề môi trường trong công đoạn tiền xử lý
Các dung môi, a-xít, và dung dịch kiềm được sử dụng trong các công đoạn tiền xử lý thường dẫn đến các phát thải khí, nước thải hoặc chất thải độc hại. Các hóa chất này có thể gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý thích hợp.
Nước thải: nước thải từ quá trình tiền xử lý chủ yếu là nước thải bị ô nhiễm từ các bể rửa và nước vệ sinh cho quy trình. Loại ô nhiễm còn phụ thuộc vào nguồn gốc. Hầu hết những dung dịch mạ từ các bể tẩy gỉ và từ công đoạn rửa kim loại đều có tính a-xít và chứa các dung dịch a-xít sulfuric, nitric và clohydric. Nước thải kiềm từ thiết bị làm sạch bằng kiềm và nước rửa có chứa xà phòng, các loại dầu và chất rắn lơ lửng. Dung dịch làm sạch kiềm tính có chứa natrihydroxit, các loại muối phốt- phát, silicat, carbonat, một số chất nhũ tương hữu cơ và các chất thấm ướt tổng hợp.
Các hợp chất hữu cơ thải: Thông thường quy trình sơn hoàn tất là nguồn chính phát thải các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC). Khoảng 40% phát thải dung môi của các hoạt động công nghiệp là từ quy trình này. ¼ trong số đó bắt nguồn từ ngành công nghiệp sản xuất ô-tô.
Các công ty sử dụng tricloetylen hoặc các loại dung môi chứa clo khác gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng vì 75-90% các dung môi là bay hơi. Tuy nhiên, có thể sử dụng các loại thiết bị lọc than đặc biệt để giữ lại các dung dịch này. Nên thay thế chất tẩy dung môi chứa clo bằng các kỹ thuật tẩy khác chẳng hạn như tẩy kiềm.
Phát thải VOC dẫn đến hiện tượng tạo ozone và gây khói mù tại tầng đối lưu. Quá trình này rất có hại cho sức khỏe con người và làm giảm sản lượng mùa màng từ 10 - 15%. Tác động môi trường chủ yếu từ các quy trình tiền xử lý được liệt kê trong Bảng 2.
Bảng 2: Các vấn đề môi trường từ những hoạt động tiền xử lý
Quy trình Tiêu hao / Chất thải Các vấn đề môi trường
Xử lý cơ học Tiêu hao năng lượng
Các phần tử kim loại nặng và bụi của môi chất đánh bóng
Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm không khí. Đặc biệt là góp phần
gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Môi trường làm việc không bảo
đảm và ô nhiễm tiếng ồn. Tẩy dầu mỡ
bằng dung môi Các hợp chất hữu cơ bay hơiChất thải nguy hại Các hợp chất hữu cơ bay hơi từ các dung môi là rất độc hại và gây ra hiện tượng khói quang hoá làm kích ứng đường hô hấp và dẫn tới các bệnh về phổi. Một số dung môi chứa clo là những chất phá hủy tầng ozon, và cần được loại bỏ theo Nghị định thư Montreal
Tẩy dầu mỡ bằng kiềm
Hơi và nước thải từ các bể xử lý kiềm có chứa dầu, ion kim loại và các hóa chất khác
Tiêu hao năng lượng
Có nguy cơ gây nhiễm độc cho
thủy sinh nếu như để nước thải này thoát ra môi trường
Tẩy dầu mỡ bằng phương pháp điện phân
Sôn khí và các dịch xử lý đã sử dụng có chứa dầu, ion kim loại và các hóa chất
Tiêu thụ điện
Sôn khí có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường làm việc. Các dịch xử lý đã dùng có thể gây nhiễm độc cho thủy sinh
Cạn kiện tài nguyên, ô nhiễm không khí và góp phần vào hiện tượng ấm lên toàn cầu
Tẩy rỉ bằng axit Hơi axit
Các dịch xử lý bằng a-xít đã sử dụng còn chứa dầu, ion kim loại, hóa chất
Nguy cơ phá hỏng các công trình nhà xưởng Nguy cơ nhiễm độc cho thủy sinh nếu xả nước thải này ra môi trường
Mạ lót Tiêu thụ năng lượng và nước thải ra
có chứa ion kim loại, các hóa chất
Tiêu thụ năng lượng dẫn đến suy giảm tài nguyên không tái sinh
(như dầu mỏ), phát thải khí và hiện tượng ấm lên toàn cầu
Nước thải: như trên
Rửa Tiêu hao nước
Nước thải có chứa dầu, ion kim loại và hóa chất từ bể trước
Tiêu thụ nước có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn nước sạch trong khu vực
Nước thải có khả năng gây nhiễm độc cho thủy sinh
Năm 1995 tổng lượng phát thải VOC hàng năm của Liên minh Châu Âu ước tính ở mức 8 triệu tấn trong đó 8% bắt nguồn từ các hoạt động sơn công nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển thì tỉ lệ này cũng được dự đoán ở mức tương tự.