Truyền dẫn SDH.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển mạch kênh (Trang 75)

IV. Chuyển mạch trong ATM.

2.Truyền dẫn SDH.

Thiết bị truyền dẫn SDH hiện đang được đưa vào sử dụng trên mạng công cộng và có thể dùng để truyền tải thông tin ATM trên cả mạng đường trục và mạng truy nhập. Hạn chế lớn nhất hiện nay là truyền dẫn SDH chưa thật sự trải rộng để triển khai ATM.

Truyền dẫn SDH có các ưu điểm sau:

+ Đây là công nghệ truyền dẫn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

+ Khi thiết bị SDH đã được lắp đặt thì không đòi hỏi thay thế thiết bị mới.

+ Khai thác và bảo dưỡng đơn giản.

+ Độ linh hoạt trong việc sắp xếp lại cấu trúc mạng lưới cao. + Mặc dù phải thực hiện “chuyển đổi” tế bào ATM vào cấu trúc SDH nhưng vấn đề này đã được tiêu chuẩn hoá và chuyển đổi ATM – SDH là giao diện lớp vật lý chuẩn được thực hiện bằng chip – IC.

3.Truyền dẫn trên cơ sở tế bào

Hiện nay đã có một số nghiên cứu ban đầu về các hệ thống truyền dẫn trên cơ sở tế bào sử dụng trong mạng ATM, với giả thiết là sẽ chỉ sử dụng cho mạng truy nhập. Các hệ thống truyền dẫn này sẽ có các ưu điểm tương tự như của truyền dẫn SDH như về độ linh hoạt cao, dễ dàng trong khai thác và bảo dưỡng ; ngoài ra không đòi hỏi “chuyển đổi” tế bào ATM sang cấu trúc khung truyền dẫn của lớp vật lý.

VI. BÁO HIỆU

Thủ tục báo hiệu trong mạng B-ISDN dựa trên công nghệ ATM phải đảm bảo việc cung cấp các loaị dịch vụ khác nhau (dịch vụ thoại, video, truyền số liệu, ...). Các dịch vụ băng rộng trong tương lai sẽ bao gồm các đặc tính như di động và tương thích với các dịch vụ di động, các khái niệm của mạng thông minh (IN – Intelligent Network) và các ứng dụng mới trong quản lý mạng . ATM thoả mãn việc phân tách một cách logic giữa thông tin báo hiệu và thông tin khách hàng, rất linh hoạt trong việc cung cấp các dịch vụ đòi hỏi các cuộc gọi đa kết nối, đa thành phần và/hoặc đa phương tiện.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển mạch kênh (Trang 75)