Mô hình mạng CN:

Một phần của tài liệu luận văn chuyển mạch kênh (Trang 94)

IV. Chuyển mạch trong ATM.

2.1.3.Mô hình mạng CN:

MÔ HÌNH CẤU TRÚC MẠNG B-ISDN I: Tổng quan

2.1.3.Mô hình mạng CN:

a/ Mô hình CN cho gia đình:

Do có kết cấu đơn giản nên mạng này không cần các nút chuyển mạch mà chỉ cần các MUX hoặc bộ tập trung có thể dùng cấu trúc hình sao hoặc cấu trúc vòng.

+ Với cấu trúc hình sao, cần phải dành sẵn một số cổng dự trữ trên bộ tập trung để đề phòng trường hợp mở rộng.

+ Với cấu trúc mạng vòng : số thiết bị cuối có thể được bổ sung mà không cần cộng dự trữ. Tuy vậy, khi số người sử dụng chung một kênh truyền tăng lên thì độ rọng bằng truyền danh cho mỗi thiết bị dầu cuối giảm đi, do đó cần phải dành sẵn băng truyền trong trường hợp mở rộng.

Hình 33 (a) và 33 (b) là hai ví dụ của CN trong giả định. Các thiết bị đầu cuối được nối với một bộ Mux/tập trung CN-1 được nối với thế giới bên ngoài thông qua 2 đường trung nhập là a1 và a2. Thông thường CN-1 chỉ sử dụng đường a1, đường a2 dự trữ chỉ sử dụng khi a1 hỏng. Trong cả 2 trường hợp, các chương trình TV được lấy từ bộ cung cấp chương trình, các chương trình này được thu từ vệ tinh hoặc qua hệ thống cáp phân phối. Bộ cung cấp chương trình TV có nhiệm vụ hoà tín hiệu TVvào mạng ATM để phân phối tới tất cả các thuê bao.

-Trong hình 33a : Bộ cung cấp chương trình TV được nối vào bộ MUX C1 và C2 các thuê bao sẽ lấy chương trình từ MUX này. Việc chọn chương trình sẽ được thực hiện trên chính máyTV lắp trong bộ tập trung các thiết bị đầu cuối.

Phương pháp này rất đơn giản nhưng số kênh chương trình bị hạn chế do độ rộng băng truyền

-Trong hình 33b: Bộ cung cấp chương trình TV được nối trực tiếp vào tổng đài công cộng. Các thuê bao chọn chương trình thông qua các giao điểm thức trên kênh báo hiệu. Phương pháp này không hạn chế số lượng chương trình nhưng lại phức tạp và đắt tiền hơn phương pháp trên.

b/ Thiết kế mạng CN dùng trong văn phòng , công ty

Trong các văn phòng cỡ nhỏ,CN tương tự như các CN dùng trong gia đình, với các công ty trung bình và lớn, cấu trúc của CN sẽ phức tạp hơn do yêu cầu ứng dụng đa dạng của người sử dụng. Một trong các ứng dụng quan trọng nhất của CN trong lĩnh vực này là các mạng ATM-LAN. ATM-LAN có khả năng truyền số liệu, tiếng nói, tín hiệu video và ảnh. Trong tương lai, ATM-LAN dựa trên một số nút chuyển mạch ATM đặt ở phía người sử dụngvà được dùng như phương tiện truyền dẫn và chuyển mạch các luòng số liệu đến từ các thiết bị đầu cuối khác nhau,chúng hoàn toàn sử dụng các nguyên tắc chuyển mạch tế bào của mạng ATM. Hiện tại, ATM-LAN được sử dụng chủ yếu để truyền số liệu và tín hiệu video giữa các PC trong mạng. So với mạng LAN hiện tại, ATM-LAN có rất nhiều ưu điểm như: tốc độ truyền rất cao, các dịch vụ đa dạng tiến tới đa truyền thông, dễ liên kết các mạng LAN khác nhau, khả năng hoạt động đa môi trường, dễ dàng trong quản lý và vận hành.

Trong mạng ATM-LAN có 3 vấn đề cần xem xét là : + Tính kinh tế

+ Khả năng liên kết với các hệ thống mạng hiện có: các mạng và thiết bị hiện có vẫn phải giữ sử dụng được trong môi trường ATM-LAN.

+ Khả năng phát triển trong tương lai.

Hình 42 trình bày một phương án cấu trúc ATM-LAN được thiết kế. Đây là một mạng lớn, có nhiều thiết bị. Vì vậy, có 3 nút chuyển mạch ATM được nối với nhau để giảm lưu lượng thông tin tới nút chuyển mạch, tăng độ rộng băng truyền và đơn giản hoá việc phân luồng, quản lý thông itn trên mạng.

Hình 42: Cấu trúc ATM – LAN dùng trong các văn phòng, công ty Các nút S1, S2, S3 liên hệ với nhau qua các giao diện NNT địa phương. Tại S1 và S3 có hai đờng truy nhập UNI là a1 và a3 nối với tổng đài khu vực, đường truy nhập a3 là đường dự trữ, chỉ được sử dụng khi a1 hỏng. Thiết bị trong mạng bao gồm các thíêt bị đầu cuối ATM, File sever, video sever và mạng LAN thông thường. Mạng LAN được nối vào ATM- LAN thông qua phần tử kết nối trên mạng IWU, mạng ATM-LAN này lại có thể nối với một mạng ATM khác một cách trong suốt thông qua mạng công cộng.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển mạch kênh (Trang 94)