Ảnh hưởng của tiếng vọng

Một phần của tài liệu luận văn chuyển mạch kênh (Trang 86)

IV. Chuyển mạch trong ATM.

1.5.2.Ảnh hưởng của tiếng vọng

CÁC THAM SỐ CƠ BẢN CỦA MẠNG

1.5.2.Ảnh hưởng của tiếng vọng

Trễ toàn tuyến có thể gây ra các vấn đề về tiếng vọng khi truyền tiếng nói, đặc biệt khi phối hợp với mạng điện thoại công cộng PSTN, nếu không có các biện pháp đề phòng. Nguyên nhân chính của trễ là sự mất phối hợp trở kháng cân bằng tại các điểm kết cuối 2/4 dây. Mất phối hợp tại đầu xa của kết nối gây ra phản xạ trở lại tới đầu gần. Do ISDN sử dụng truyền dẫn 4 dây, mất phối hợp trở kháng chỉ xảy ra tại đầu cuối khách

hàng và suy hao phản xạ (return loss) tối thiểu là 12dB.Tổ hợp máy điện thoại cũng có thể gây ra tiếng vọng vì sự kết hợp giữa phần ống nghe và ống nói, nhưng suy hao của phần này thường là lớn hơn 36dB.

Ảnh hưởng chủ quan của tiếng vọng phụ thuộc vào suy hao của đường truyền. Đối với mạng kỹ thuật số là bằng không. Độ vang toàn tuyến (OLR – Overall Loudness Rating) của một kết nối ISDN được xác định bằng độ nhạy của máy điện thoại và các tham số của bộ mã hoá tiếng nói. Đối với các máy điện thoại số, được đặt mục tiêu là 10dB. Như vậy, độ vang của tiếng vọng chỉ là lớn hơn 10dB so với suy hao cân bằng phản lại.

Các ảnh hưởng gây khó chịu của tiếng vọng tăng lên cung với trễ. Các giá trị cho phép được xác định trên cơ sở các phép đo thử, cho ta giá trị của trễ một hướng. Trong mạng ATM đầy đủ, dự kiến các ảnh hưởng của tiếng vọng gây ra bởi máy điện thoại số sẽ nằm trong giới hạn cho phép.

Đối với việc phối hợp của ATM với các mạng khác, tiếng vọng gây ra do không cân bằng của các giao diện 2 dây sẽ gây nên sự khó chịu cho hầu hết các cuộc gọi đường dài và không thể bỏ qua được. Để hạn chế ảnh hưởng của tiếng vọng cần phải có các bộ điều khiển tiếng vọng. Đối với các cuộc gọi gần, ảnh hưởng của tiếng vọng hầu như không có vì thời gian trễ tổ hợp/phân tách tế bào có giá trị nhỏ. Với các cuộc gọi quốc tế, việc phối hợp với các bộ xoá tiếng vọng (echo canceller) tại các cổng phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Ví dụ trong mạng PSTN của Anh, trễmột chiều đối với 95% kết nối của các cuộc gọi trong nước không được vượt quá 23ms, trừ các cuộc gọi quốc tế khi trễ một chiều tới hoặc đi từ tổng đài quốc tế không được vượt quá 23ms. Đối với các cuộc gọi nội địa thì tổng trễ cho phép là 23ms gồm:

• 2x5 ms cho hai bộ thiết bị của khách hàng

• 3x3 ms cho hai đầu nội hạt

• 7ms cho mạng quá giang

Với thời gian tổ hợp/phân tách tế bào để “lấp đầy” một tế bào ATM là 6ms tại tốc độ 64kbit/s thì rõ ràng là các yêu cầu về trễ đối với thiết bị của khách hàng là không thể thoả mãn.

Có hai giải pháp khắc phục các vấn đề do trễ gây ra: - Chấp nhận trễ và sử dụng các bộ chống tiếng vọng

- Áp dụng việc chỉ “lâp đầy từng phần” tế bào để giảm bớt trễ.

Mới nhìn qua thì phương án sử dụng bộ chống tiếng vọng là thường có giá thành cao nhưng vì do được sử dụng trong nhiều mục đích khác như trong các mạng di động, các bộ chống tiếng vọng ngày càng rẻ hơn và là giải pháp được ưa chuộng hơn.

II.Lỗi.

Trong mạng ATM, trên quan điểm mô hình lớp, có nhiều loại lỗi có thể xảy ra. Các lỗi này ảnh hưởng tới chất lượng mạng thông qua việc làm mất các tế bào, chền tế bào, làm sai khuôn dạng tế bào và hỏng số liệu. Các lỗi truyền dẫn không ảnh hưởng tới trễ hoặc làm thay đổi giá trị của trễ.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển mạch kênh (Trang 86)