Mô hình mạng truy nhập ATM:

Một phần của tài liệu luận văn chuyển mạch kênh (Trang 100)

IV. Chuyển mạch trong ATM.

2.2.3:Mô hình mạng truy nhập ATM:

MÔ HÌNH CẤU TRÚC MẠNG B-ISDN I: Tổng quan

2.2.3:Mô hình mạng truy nhập ATM:

a/ Nút chuyển mạch CO:

+ Tổng số cổng truy nhập: phụ thuộc vào số đường truy nhập từ mạng CN, thường chọn số cổng lớn hơn số đường truy nhập để đề phòng trường hợp mở rộng.

+ Tổng số cổng trung kế: phụ thuộc vào số đường trung kế nối tới các nút mạng khác. Để sử dụng có hiệu quả các nút mạng, số đường trung kế bao giờ cũng nhỏ hơn số đường truy nhập (tỷ lệ 1/10).

+ Tổng lưu lượng tới nút mạng: bằng tổng lưu lượng tới từ các cổng. Hình 35 là ví dụ của mô hình mạng CO, các đường trung kế nối một vài CO với nhau thành một cụm, 3 nút chuyển mạch CO-1, CO-2, CO-3 được nối với mạng đường dài thông qua chuyển mạch AT (Access Tandem).

b/ Mô hình mạng Tandem

Trong hệ thống Tandem, cần để ý tới 3 vấn đề:

+ Tổng số cổng truy nhập từ các nút chuyển mạch CO: 1 nút AT thường phụ trách một vài tổng đài CO khu vực nên số cổng truy nhập không cần nhiều.

+ Số cổng truy nhập vào mạng đường dài: nếu mạng Tandem cấu trúc dạng vòng thì chỉ cần 2 cổng là có thể truy nhập vào mạng đường dài.

+ Tổng lưu lượng thông tin tới nút AT tính bằng tổng lưu lượng thông tin từ các cổng (cả từ CO và nút mạng đường dài).

Hình 43: Mô hình cấu trúc mạng Tandem.

Mô hình mạng Tandem được thiết kế trên hình 43. Nhiệm vụ của nút mạng Tandem là chuyển mạch các luồng thông tin chứ không chuyển mạch từ các cuộc nối riêng biệt, do vậy, nó sử dụng nguyên lý chuyển mạch đường ảo VP dựa trên số hiệu nhận dạng đường ảo VPI. Vì thế, các bộ nối xuyên được chọn làm nút AT. Một bộ nối xuyên được nối với các nút chuyển mạch khu vực, đầu kia nối với các nút AT khác hoặc nút mạng đường dài. Đường truyền sử dụng kỹ thuật SONET/SDH.

Trong hình 36a, các nút AT được nối với nhau từng đôi một, còn trong hình 36b, chúng lại được liên kết với nhau theo cấu hình vòng. Cấu hình vòng có ưu điểm là: luôn có một đường bổ sung khi truyền thông tin giữa hai điểm, điều này rất quan trọng vì nó cho phép phân tải khi lưư lượng thông tin trên một đường trung kế vượt quá giới hạn cho phép. Mặt khác, khi một đường trung kế bị hỏng thì thông tin đang truyền được tự động chuyển qua đường dự trữ. Do vậy, cấu hình vòng được ưa chuộng hơn trong mạng truyền dẫn băng rộng.

Hình 44: Mô hình thiết kế mạng truy nhập ATM

Một phần của tài liệu luận văn chuyển mạch kênh (Trang 100)