Những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng vận động, phát triển

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 90)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng vận động, phát triển

triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, có thể thấy rằng các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng trong kinh tế thị trường định hướng XHCN đều vận động và

phát triển theo các quy luật kinh tế khách quan. Điều đó thể hiện ở chỗ:

Một là, sự chi phối của quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ

phát triển của LLSX. Ở nước ta hiện nay, LLSX trong nền kinh tế nói chung còn thấp và tồn tại nhiều trình độ khác nhau, do đó nó đòi hỏi phải xây dựng các QHSX thích hợp, tương ứng, hình thành nên các thành phần

kinh tế khác nhau, trong đó có kinh tế tư nhân. Trình độ xã hội hóa ngày càng cao của LLSX tất yếu đòi hỏi sự liên doanh, liên kết giữa các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế thông qua các hình thức tổ chức kinh doanh.

Hai là, sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường như: quy luật

cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung - cầu...Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ thì trong nền kinh tế thị trường nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, hiệu quả kinh doanh được đo bằng giá trị, lợi nhuận do hàng hóa mang lại cao hay thấp. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải đầu tư đổi mới công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường, không những phục vụ thị trường trong nước mà còn phải vươn ra xuất khẩu ở thị trường thế giới với quy mô ngày càng lớn hơn.

Thứ hai, trong điều kiện ngày nay, sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân là rất quan trọng để thành phần

kinh tế này phát huy tiềm năng dồi dào về tài nguyên, vốn và lao động.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX khẳng định: “ kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN”[16, tr.57]. Nghị quyết Đại hội X cũng nhấn mạnh: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”[17, tr.337]. Với nhiều cơ chế, chính sách đang được Nhà nước tiếp tục bổ sung và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển vượt bậc. Đặc biệt, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang “đặt ra những thách thức gay gắt nhưng cũng tạo ra không ít thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng.

Thứ ba, kinh tế tư nhân vận động, phát triển trong mối quan hệ, tác động qua lại với các thành phần kinh tế khác.

Với tư cách là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế tư nhân không tồn tại và phát triển một cách biệt lập mà có mối quan hệ, tác động qua lại với thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, xu hướng vận động và phát triển của kinh tế tư nhân tất yếu sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế nhà nước trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.

Thứ tư, xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân còn chịu ảnh hưởng bởi sự tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị thời kỳ quá độ lên CNXH.

Trong bất cứ xã hội nào, ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào từ khi có nhà nước, kinh tế và chính trị luôn tồn tại song hành và có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó: kinh tế là cơ sở, nền tảng vật chất cho sự tồn tại và phát triển của chính trị; ngược lại, chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng có chức năng bảo vệ và phát triển cơ sở kinh tế đã sản sinh ra nó, chi phối xu hướng vận động, phát triển của kinh tế. Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng CNXH, thì tất yếu sự vận động, phát triển của nền kinh tế nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng đều nhằm mục tiêu xây dựng thành công CNXH, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động và đó cũng chính là định hướng XHCN trong sự phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ năm, bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ có tác động rất lớn đến xu hướng phát triển của nền kinh tế nước

ta nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng.

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế nói trên đòi hỏi kinh tế tư nhân nước ta phải tự đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh; phải có kiến thức hiểu biết về thị trường thế giới; năng động, chủ động, sáng tạo...nếu

không làm được những điều đó thì kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ thua ngay tại sân nhà chứ chưa nói gì đến thị trường khu vực và quốc tế với sự cạnh tranh đầy khốc liệt, cùng nhiều biến động khó lường như hiện nay.

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 90)