Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế tư nhân

nhân ở Việt Nam

Sự phát triển của kinh tế tư nhân chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đòi hỏi phải có các quyết định chiến lược và quyết sách phù hợp trong quá trình phát triển của nó. Mặt khác, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế tư nhân có thể được chia thành hai nhóm đó là: Nhóm các nhân tố môi trường quốc tế và khu vực; nhóm các nhân tố môi trường trong nước. Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng này nhằm mục đích lựa chọn các phương án phát triển phù hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế tư nhân cần phải được thực hiện liên tục trong suốt quá trình hoạt động của các DNTN trên thị trường.

* Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực

Bất cứ loại hình sản xuất, kinh doanh nào của kinh tế tư nhân dù to hay nhỏ, suy cho cùng nó chỉ là một trong các bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân. Trên phương diện rộng hơn, trong bối cảnh quốc tế hoá đang

diễn ra mạnh mẽ thì các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) có thể coi là một phần tử cấu thành nền kinh tế thế giới. Do đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ bên ngoài.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu sắc như hiện nay, môi trường quốc tế và khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, kinh tế tư nhân trong nước nói riêng. Môi trường kinh tế, chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong nước tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình khó khăn, khủng hoảng kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNTN. Chẳng hạn như: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, khủng khoảng nợ công của Hy Lạp và một số nước châu Âu gần đây, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản…đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, mà thấy rõ nhất là sự giảm sút trong hoạt động xuất nhập khẩu (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản); sự suy giảm trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam (trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỉ USD đầu tư nước ngoài, trong khi nguồn vốn FDI cam kết đạt 6 tỉ USD); những diễn biến chưa thật lành mạnh như lãi suất tín dụng của ngân hàng thế giới tăng vọt, tỉ giá đồng đôla Mỹ lên xuống thất thường, gây khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh trong nước. Một ví dụ khác là tình hình mất ổn định của các nước Đông Nam Á trong mấy năm vừa qua, nhất là khủng hoảng chính trị ở Thái Lan hiện nay đã làm cho hiệu

quả sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế các nước trong khu vực nói chung, kinh tế tư nhân Việt Nam nói riêng bị giảm sút đi rất nhiều.

Như vậy có thể thấy, môi trường quốc tế và khu vực có ảnh hưởng lớn, tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng của mỗi quốc gia, mà Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

* Nhân tố môi trường trong nước

- Môi trường nền kinh tế quốc dân

+ Những yếu tố thuộc về LLSX: Phát triển kinh tế suy cho cùng là sự

phát triển LLSX (bao gồm TLSX và người lao động). Vì vậy, muốn phát triển kinh tế, phải tập trung phát triển LLSX. Cùng với việc bảo tồn và sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cần phải nhấn mạnh vai trò của con người, khoa học và công nghệ.

Trong điều kiện Việt Nam quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ là chủ yếu, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt nên sự phát triển của LLSX bị hạn chế và ở trình độ thấp so với nhiều nước trong khu vực. Đến nay, LLSX của nước ta mặc dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng nhìn chung trình độ, kỹ thuật lao động thủ công với năng suất, chất lượng thấp còn phổ biến trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn, kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Trong các yếu tố cấu thành LLSX thì khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của kinh tế tư nhân nói riêng. Nếu biết lựa chọn và phát triển những công nghệ tiên tiến, phù hợp với tiềm năng nguồn lực của đất nước, trình độ vận dụng và quản lý... thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực sự đặt ra yêu cầu bức bách, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển muốn có vị trí vững chắc trong quá trình cạnh tranh phải

thực hiện gắn sản xuất với khoa học kỹ thuật và coi chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời là phương pháp có hiệu qủa tạo ra nhu cầu mới. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay trên thế giới đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Như vậy vai trò của đổi mới công nghệ tiên tiến có thể giải quyết được các vấn đề mà nền kinh tế thị trường đặt ra.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” [18, tr.77]. “Khoa học, công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển LLSX hiện đại, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế” [18, tr.78]. “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức…” [18, tr.218]. Nhờ có chính sách khoa học - công nghệ đúng đắn đã tạo những điều kiện cần thiết, khuyến khích các doanh nghiệp nói chung, DNTN nói riêng sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ; tăng cường mở rộng hợp tác, liên kết, chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển kinh tế để hoà nhập với sự phát triển chung của thế giới.

Sự tác động của khoa học, công nghệ tới sự phát triển của doanh nghiệp theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt nó không tách rời khỏi yếu tố con người. Hơn nữa yếu tố con người còn quyết định sự thành công hay thất bại của những thay đổi lớn trong công nghệ. Con người thông qua hoạt động của mình trở thành nguồn lực chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, khi khoa học, công nghệ đang trở thành LLSX trực tiếp, càng tỏ rõ vai trò quyết định của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kinh tế tư nhân nói riêng.

Để phát huy vai trò quyết định của nhân tố con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta coi “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”[18, tr.76]. Do đó, phải phát triển giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”[18, tr.77].

Nhờ có định hướng đúng đắn về xây dựng nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước, cũng như sự tự ý thức về tầm quan trọng của nhân tố con người của các doanh nghiệp, nên việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp mạnh trên thị trường thế giới là những doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có tác phong làm việc khoa học và kỷ luật nghiêm minh.

+ Những yếu tố thuộc về QHSX: Vai trò của QHSX đối với phát

triển kinh tế thể hiện khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của lực LLSX thì nó tạo ra động lực thúc đẩy lực LLSX phát triển; ngược lại, khi nó không phù hợp sẽ là nhân tố cản trở, kìm hãm sự phát triển đó.

Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, “Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế”[18, tr.74]. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng, kinh tế tư nhân từng bước tháo gỡ những khó khăn để vươn lên phát triển mạnh mẽ trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần kinh tế khác.

Gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân) đã phát triển rộng khắp

trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật như: Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch, thanh toán...của các doanh nghiệp do đó tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam hiện nay, sự nghiệp CNH, HĐH là con đường tất yếu để xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. Trong những năm gần đây, mặc dù nước ta đã xây dựng dựng được một số cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật lớn, có ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hệ thống giao thông thiết yếu, các sân bay, cảng biển, mạng lưới điện quốc gia, các công trình thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc...Tuy nhiên, nhìn chung các hệ thống ấy còn nhiều hạn chế bất cập, thiếu sự đồng bộ, quản lý yếu kém và chưa tương xứng, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Một thực trạng dễ nhận thấy là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hầu hết tập trung ở những nơi có hệ thống điện, giao thông, liên lạc thuận lợi, dân cư đông và có trình độ dân trí cao như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khi đó, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho mọi hoạt động như sản xuất, vận chuyển, mua bán hàng hoá,.. dẫn đến các doanh nghiệp ở khu vực này rất thưa thớt với hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao. Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

+ Cơ chế kinh tế: Cơ chế kinh tế cũng là yếu tố tác, động mạnh mẽ

đến sự phát triển kinh tế tư nhân. Thực tiễn lịch sử cho thấy việc duy trì quá lâu nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp đã gây cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế, nhất là đối với kinh tế tư nhân. Vì vậy, việc chuyển sang cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan và tất yếu trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Tuy nhiên, cơ chế mới này cũng mới chỉ được áp dụng ở Việt Nam gần 30 năm nay.

Kinh tế thị trường với tác động của quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu...đã kích thích việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế nhanh. Nhưng cơ chế thị trường cũng có khuyết tật, gây bất bình đẳng xã hội, làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường... Đặc biệt, việc chạy theo lợi nhuận, đạt được lợi ích kinh tế bằng mọi giá đã gây nên những hệ lụy nghiêm trọng. Chẳng hạn như việc lạm dụng quá mức các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại hóa chất trong chăn nuôi để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật, kỷ cương xã hội như: Kinh doanh trái phép, buôn lậu, trốn thuế, tham ô, tham nhũng… với xu hướng ngày càng gia tăng, gây nhức nhối trong xã hội. Điều đó đòi hỏi cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước XHCN. Vì vậy, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là cơ chế kinh tế thích hợp nhất đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung, sự phát

triển của kinh tế tư nhân nói riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Ngoài các yếu tố trên, môi trường kinh tế còn bao gồm các yếu tố khác như: Tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thu nhập quốc dân...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước khá cao, nhưng vẫn thiếu sự ổn định cần thiết, nên chưa tạo ra được một môi trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thị trường của doanh nghiệp bị thu hẹp, nguồn lực sử dụng bị lãng phí.

Do mức tăng trưởng kinh tế của đất nước cao làm thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn đến sức mua tăng, làm cho thị trường của doanh nghiệp được mở rộng, vấn đề mở rộng sản xuất của

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)