Những thành tựu và đóng góp tích cực của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Những thành tựu và đóng góp tích cực của kinh tế tư nhân

Nhờ có chủ trương đúng đắn về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng mà thành phần kinh tế này từng bước phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX khẳng định: “Kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng NSNN, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng LLSX, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục...”[16, tr.193].

Sự phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân trong những năm gần đây được thể hiện qua các số liệu sau đây:

Số lượng DNTN thành lập ngày càng tăng, đóng góp tích cực cho nền

kinh tế. “Tính đến hết 2006, cả nước có khoảng 250 ngàn DNTN đăng ký hoạt

động, đặc biệt trong vòng 6 năm kể từ khi có Luật Doanh nghiệp (2000 - 2006) đã có 160.752 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, gấp 3 lần tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 10 năm (1991 -1999)” [48, tr.58].

Theo Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến thời điểm tháng 4/2014, nền kinh tế Việt Nam đã có trên 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong số đó có trên

3.000 DNNN, gần 8.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại phần lớn (97 - 98%) là DNTN do các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn kinh doanh. Nếu so sánh với giai đoạn 1991 - 1999 cả nước chỉ có khoảng 45.000 DNTN, công ty cổ phần và công ty TNHH được thành lập với số vốn đăng kí khoảng 21.000 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 500.000 lao động, thì hiện tại con số gần 500.000 DNTN được xem là “cứu cánh” của nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế thế giới. Kinh tế tư nhân đã giải quyết phần lớn công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp nguồn thu quan trọng cho NSNN. Hoạt động của kinh tế tư nhân góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng dịch vụ cho xã hội ngày càng tốt hơn. Nhiều DNTN được đánh giá cao trên thương trường như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG)...

Hiện nay, ở nước ta, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế năng động nhất, đã có mặt và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mọi miền đất nước. Nó thực sự trở thành một lực lượng kinh tế hùng hậu trong cơ cấu kinh tế, trong khi tiềm năng, lợi thế của thành phần kinh tế này (về vốn, đất đai, lao động...) vẫn chưa được khai thác hết. Với quy mô chủ yếu là các DNTN vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân có thể phát triển trong mọi ngành nghề, ở mọi quy mô và phù hợp với các địa bàn từ nông thôn đến thành thị.

Qua khảo sát thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong những năm gần đây, có thể thấy vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là vô cùng to lớn.

Thứ nhất, kinh tế tư nhân là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc phát triển kinh tế tư nhân với nhiều loại hình khác nhau đã góp phần xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển.

Sự chuyển biến QHSX xét về mặt quan hệ sở hữu: Nếu như trước đây, trong nền kinh tế bao cấp chủ yếu duy trì sở hữu toàn dân và sở hữu

tập thể thì từ sau 1986 chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập, sở hữu tư nhân về TLSX được thừa nhận. Sự chuyển biến đó trong quan hệ sở hữu kéo theo sự chuyển biến trong quan hệ quản lý và phân phối, hình thành quan hệ chủ - thợ, thuê mướn lao động, thị trường lao động được hình thành và mở rộng, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động.

Quan hệ phân phối từ chỗ chỉ dựa trên lao động đã đi đến sử dụng các hình thức phân phối theo góp vốn, theo tài sản...Quá trình chuyển biến đó làm cho QHSX trở nên mềm dẻo, linh hoạt hơn, phù hợp với trình độ của LLSX phát triển chưa đồng đều ở nước ta. Nhờ đó, khơi dậy và phát huy được mọi tiềm năng về vốn, TLSX, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thứ hai, kinh tế tư nhân tạo khả năng huy động vốn trong xã hội cho

đầu tư phát triển.

Nguồn vốn đầu tư phát triển từ khu vực kinh tế này đã được huy động và tăng lên nhanh chóng qua các năm: “Theo Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX ngày 2/3/2007 thì vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 đạt 393.5 nghìn tỷ đồng, bằng 40.4% GDP, trong đó vốn đầu tư thuộc NSNN đạt 86.4 ngàn tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đạt 26.3 ngàn tỷ đồng, vốn đầu tư của các DNNN đạt 132.6 ngàn tỷ đồng, vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65.6 ngàn tỷ đồng, các nguồn vốn khác đạt 21 ngàn tỷ đồng, tức là vốn đầu tư của kinh tế tư nhân đạt 31% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội”[67, tr.49]. Như vậy, rõ ràng kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm rải rác trong dân để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Điều đó cho thấy, từ khi có chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, đặc biệt là từ khi có Luật Doanh nghiệp, kinh tế tư nhân đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, phát triển kinh tế tư nhân thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào làm tăng NSNN và địa phương.

Đến nay, các thành phần kinh tế tư nhân có mặt rộng khắp các vùng trong cả nước, hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, phong phú, đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của các tầng lớp nhân dân, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm gia tăng NSNN và GDP.

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế (Nghìn tỷ đồng):

Năm 2005 2009 2010 2011 2012

Tổng số

Kinh tế Nhà nƣớc Kinh tế ngoài nhà nƣớc

Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 914,0 343,9 431,5 60,8 77,7 293,0 138,6 1809,1 628,1 867,7 104,9 189,2 573,6 313,3 2157,8 722,0 1054,1 114,9 232,2 707,0 381,7 2779,9 908,5 1369,8 143,6 303,3 922,9 501,6 3245,4 1056,9 1601,5 162,1 361,4 1077,9 587,0 [56, tr.144]

Bảng 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế (cơ cấu %):

Năm 2005 2009 2010 2011 2012

Tổng số

Kinh tế Nhà nƣớc Kinh tế ngoài nhà nƣớc

Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tƣ Nƣớc ngoài 100.00 37,62 47,22 6,65 8,51 32,06 15,16 100.00 34,72 47,97 5,80 10,46 31,71 17,31 100.00 33,46 48,85 5,32 10,76 32,77 17,69 100.00 32,68 49,27 5,17 10,91 33,19 18,05 100.00 32,57 49,35 5,00 11,14 33,21 18,08 [56, tr.146] Như vậy, đóng góp của kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ) vào GDP của cả nước là rất lớn: Năm 2005 là 370,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 40,57% GDP cả nước), năm 2012 là 1439,3

nghìn tỷ đồng (chiếm 44,35 % GDP cả nước). Tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế tư nhân sau 7 năm (2005 - 2012) tăng 3,78%. Cũng trong thời gian đó, tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế nhà nước giảm tương ứng từ 37,62% xuống 32.57% (giảm 5,05%), kinh tế tập thể giảm tương ứng từ 6,65 % xuống còn 5,00% (giảm 1,65%). Điều đó thể hiện sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của cả nước.

Về nộp NSNN, theo số liệu của Tổng cục thuế các DNTN đang ngày càng đóng góp nhiều cho NSNN, từ 18% ngân sách (năm 2006), lên đến trên 30% ngân sách (năm 2013). Nếu so với sự đóng góp của DNNN (chiếm hơn 50% NSNN) thì sự đóng góp của DNTN nói trên vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là việc nộp ngân sách của kinh tế nhà nước dù chiếm tỷ trọng lớn nhưng các DNNN lại sử dụng nguồn vốn ngân sách rất lớn và tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vẫn chưa thực sự hiệu quả (tình trạng thất thoát, kém hiệu quả ở hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn như EVN, TKV, Vinashin,…đã được các phương tiện truyền thông chuyển tải rất nhiều trong thời gian vừa qua). Ngược lại, các DNTN dù chỉ đóng góp trên 30% cho NSNN nhưng đó được xem là nguồn tài chính “lãi ròng” dành cho nhà nước. Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế, thời điểm phục hồi kinh tế vẫn còn rất mơ hồ, không thể dự báo trước bởi các yếu tố suy thoái của hệ thống tài chính toàn cầu cùng những bất ổn vĩ mô trong nước vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng, thì sự gia tăng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân là dấu hiệu tốt báo hiệu sức sống bền bỉ cũng như ý thức trách nhiệm xã hội của khối tư nhân đang ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Mục tiêu phát triển giai đoạn 2011- 2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và phấn đấu đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 600.000 doanh nghiệp. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực DNTN chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm khoảng

35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP; 30% tổng thu NSNN; tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015.

Ngoài ra, các DNTN cũng đang có những đóng góp quan trọng vào ngân sách của địa phương, vào các phong trào ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như: cầu, đường, trường học, trạm xá, khu thể thao - văn hóa, nhà tình thương, quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo...ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Bởi những đóng góp to lớn và thiết thực ấy, Nghị quyết Đại hội XI khẳng định: Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.Trong cơ cấu kinh tế thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, rõ ràng là không thể thiếu vai trò của kinh tế tư nhân.

Thứ tư, kinh tế tư nhân phát triển góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả, hiện đại, thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường.

Trước đây, hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều do kinh tế quốc doanh và hợp tác xã đảm nhận, nhưng đến nay kinh tế tư nhân đã tham gia vào hầu hết các ngành kinh tế và ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Kinh tế tư nhân với đặc điểm nổi trội là năng động, nhạy bén, linh hoạt trong đầu tư kinh doanh, nắm bắt và đáp ứng nhanh các nhu cầu của thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cao. Thành phần kinh tế này luôn cố gắng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại. Chính sự phát triển của kinh tế tư nhân đã tác động mạnh mẽ, đòi hỏi kinh tế nhà nước phải có sự cải tổ, đầu tư đổi mới công nghệ để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Nhờ sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế đã làm cho nền kinh tế đất nước trở nên năng động hơn. Từ đó tạo nên sức ép lớn, buộc cơ chế quản lý hành chính nhà nước phải thay đổi, nhanh nhạy, đủ sức đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Xét riêng đóng góp của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng ta thấy:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của

Bộ Chính trị (tháng 4/1988) - còn gọi là chính sách khoán 10, coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã tạo động lực cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp phát triển năng động, giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, đẩy mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình nông dân, kinh tế trang trại, các DNNVV hoạt động có tính chất công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn (các ngành nghề truyền thống, các doanh nghiệp xây dựng, dịch vụ...) đã phát triển mạnh làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn. Theo số liệu Tổng điều tra cho thấy trong 5 năm 2006 - 2011 cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực: Giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông - lâm - thủy sản (NLTS); tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng (CNXD) và dịch vụ.

Tại thời điểm 1/7/2011, ở khu vực nông thôn cả nước có 9,53 triệu hộ NLTS, giảm 248 nghìn hộ (-2,54%) so với năm 2006. Số hộ CNXD đạt trên 2,3 triệu hộ, tăng thêm 903 nghìn hộ, tức là tăng 64% và hộ dịch vụ là 2,82 triệu hộ, tăng 771 nghìn hộ, tăng 37,5% trong thời gian tương ứng. Nếu cộng cả 2 loại hộ CNXD và dịch vụ đến 1/7/2011 đạt 5,13 triệu hộ, tăng 1,67 triệu hộ, tức là tăng 48,5% so với năm 2006.

+ Về cơ cấu, tỷ trọng hộ NLTS khu vực nông thôn giảm dần: 80,9%

(2001), 71,1% (2006), giảm xuống còn 62,2% (2011); tỷ trọng hộ CNXD tăng trong các năm tương ứng lần lượt đạt 5,76%; 10,2% và 15%, tỷ trọng hộ dịch vụ cũng tăng đạt 10,6%; 14,9% và 18,4%. Nếu gộp cả hai nhóm hộ CNXD và dịch vụ thì tỷ trọng 2 khu vực này từ 2006 đến 2011 đã tăng thêm 8,3% (từ 25,1% lên 33,4%). Nếu so với năm 2001, tỷ lệ này ở năm 2011 đã tăng

thêm 17,1% (từ 16,3% lên 33,4%), còn tỷ trọng hộ NLTS giảm 18,8% (từ 80,93% xuống 62,15%).

+ Về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, theo Niên giám Thống

kê năm 2011, ngành NLTS tạo ra 558,3 nghìn tỷ đồng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành (trong đó nông nghiệp chiếm 79,1%, lâm nghiệp là 3,1% và thủy sản là 17,8%), tương đương với 94,2 nghìn tỷ đồng theo giá cố định 1994. Trong cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), lĩnh vực NLTS chiếm 22%. “Hiện nay, có tới 95% sản xuất nông nghiệp và trên 80% xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp là do kinh tế tư nhân đảm nhiệm”[49, tr.154].

Có thể nói kinh tế tư nhân trong nông nghiệp thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào thành tích của ngành nông nghiệp. Kinh tế tư nhân góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường nội địa và quốc tế. Từ chỗ là một nước phải nhập khẩu lương thực, nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, góp phần giải quyết việc làm dư thừa trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống, giúp thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, thực hiện CNH, HĐH nông

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)