Những kiến nghị

Một phần của tài liệu VOX-POP trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng (Trang 85)

7. Kết cấu luận văn

3.4.Những kiến nghị

3.4.1. Vox-pop - Một hình thức cần đƣợc phát huy sử dụng trên sóng phát thanh

Như chúng tôi đã trình bày ở những mục trước, vox-pop là dạng thức còn mới nhưng có hiệu quả tác động cao. Qua khảo sát, các nhà báo, các phóng viên thường xuyên làm vox-pop ở ĐTNVN, đài PT-TH Hà Nội đều nhận định rằng “Vox – pop khá dễ làm nên bất kể phóng viên nào cũng có thể

80

thực hiện được vox-pop, các chương trình phải chú ý nhiều đến vox-pop để sử dụng có hiệu quả dạng thức này” (Nhà báo Trần Thị Tri (VOV2 – đài TNVN)

Để vox-pop được sử dụng rộng rãi trong các chương trình phát thanh những người làm công tác quản lý, lãnh đạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần khuyến khích phóng viên thực hiện và sử dụng vox-pop trong chương trình. Khi hỏi về vấn đề này nhà báo Uông Ngọc Dậu chia sẻ: “Chúng tôi khuyến khích phóng viên sử dụng vox-pop cho các chương trình vì vox-pop dễ thực hiện lại đem lại hiệu quả cao cho chương trình nhưng dường như các bạn phóng viên vẫn e dè với hình thức thông tin này”.

Vox-pop không chỉ là hình thức dễ làm mà còn mang hiệu quả cao về nội dung cũng như chất lượng âm thanh. Vì vậy sử dụng vox-pop thường xuyên đúng mục đích sẽ làm cho nội dung, hình thức của một số chương trình thêm phong phú. “Hàng tuần, tôi làm chương trình tạp chí Văn hóa theo chuyên đề

nên thường sử dụng vox-pop. Ví dụ chương trình tạp chí Văn hóa chủ nhật về chủ đề chấn chỉnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang, 5 phút đầu của chương trình, tôi đưa các vox-pop để mở đầu câu chuyện với thính giả” (PV Khánh Ly – VOV2 đài TNVN).

Vai trò của vox-pop là không thể phủ nhận, vì vậy, cần nghiên cứu để ứng dụng trong nhiều chương trình phát thanh. Vox-pop là hình thức thu hút được thính giả vì nó là ý kiến, tâm tư của chính họ. Trong khi đó các chương trình hiện nay các đài phát thanh đang “loay hoay” tìm hướng đi mới cho chương trình để thu hút nhiều thính giả đến với mình hơn. Tại sao các đài phát thanh, các chương trình phát thanh lại không tận dụng thế mạnh của thể loại vox-pop là một hướng đi mới để thu hút thính giả?

Vox-pop phát thanh tuy dễ làm nhưng lại khó làm hay, vì vậy rất cần sự khuyến khích của lãnh đạo chương trình. Cần có chính sách ưu đãi cho phóng viên, đặc biệt là chế độ nhuận bút cho phóng viên sẽ khuyến khích họ thực hiện vox-pop nhiều hơn trong các chương trình. Có như vậy phóng viên mới mạnh dạn sử dụng thể loại này nhiều hơn. Mặt khác, trong kết cấu chương

81

trình phát thanh hiện nay lãnh đạo đài, ban biên tập cũng nên đưa vox-pop khung chương trình, đưa vào danh mục các thể loại cần phải tích cực sử dụng ở tất cả các chương trình. Làm được điều này vox-pop sẽ được cải thiện rất nhiều về chất lượng, số lượng trên sóng ĐTNVN nói riêng, đài phát thanh cả nước nói chung.

3.4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vox-pop trên sóng phát thanh

Hiện nay, nhiều chương trình phát thanh sử dụng vox-pop không nhằm mục đích gì, chỉ đơn giản là lấp chỗ trống cho chương trình, cụ thể như chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội. Chương trình sử dụng vox-pop

nhưng những người làm ra nó, sử dụng nó lại không hiểu về vai trò và tác dụng của vox-pop trên sóng phát thanh. Khi sử dụng vox-pop, những người làm chương trình phải tìm hiểu xem vox-pop này nội dung như thế nào? Liệu thính giả có quan tâm không? Dùng như thế này đã hợp lí chưa… Nếu thấy không hiệu quả thì không nên dùng. Như vậy thì những vox-pop được dùng mới chất lượng. Số lượng là quan trọng nhưng chất lượng còn quan trọng hơn vì nó là chất lượng của chương trình. Hơn nữa chất lượng vox-pop, chương trình không tốt cũng sẽ làm thính giả chán chương trình và từ bỏ không nghe chương trình.

3.5. Những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng vox-pop trên sóng phát thanh

2.5.1. Những giải pháp về nội dung

Đối tượng phản ánh của vox-pop nên mở rộng hơn. Hiện nay, trên sóng ĐTNVN ngoài bốn chương trình khảo sát thì có rất ít chương trình sử dụng vox-pop. Vì vậy mở rộng đối tượng phản ánh của vox-pop là nhiệm vụ cần thiết của 6 chương trình khảo sát nói riêng và của hệ thống phát thanh Việt Nam nói chung.

Qua khảo sát vox-pop 12 tháng (từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011) của 6 chương trình: Diễn đàn các vấn đề xã hội, Diễn đàn tuổi trẻ, Lời khuyên

82

Chương trình thời sự (đài PT-TH Thanh Hóa). Chúng tôi nhận thấy có một

điểm chung là đối tượng phản ánh còn máy móc, rập khuôn.

Chương trình Diễn đàn tuổi trẻ: Đây là chương trình sử dụng nhiều vox- pop nhất (mỗi số một vox-pop, thậm chí có những số là 2 vox-pop), tuy nhiên chủ đề của những vox-pop ở chương trình này không có sự đổi mới về nội dung cũng như cách thức tiếp cận. Vì vậy yêu cầu đặt ra là: Bên cạnh những vox-pop có nội dung như hiện nay thì cần làm thêm, sử dụng thêm những vox-pop mang tính thực tiễn hơn. Tức là với mỗi một chủ đề của chương trình ngoài việc sử dụng vox-pop theo dạng nhìn nhận, thái độ của mọi người đối với vấn đề ấy như thế nào thì cũng nên có những vox-pop cụ thể về một tình huống nào đó nằm trong chủ đề (tình huống có thể có thể đúng, sai tùy từng trường hợp) để mọi người bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình. Trong số 28 vox- pop khảo sát của chương trình Diễn đàn tuổi trẻ thì vox-pop ngày 4/9/2011

đã có bước đầu đổi mới về cách tiếp cận. Đây là vox-pop có chủ đề thái độ của giới trẻ với việc ngày nay có quá nhiều bạn trẻ vượt thanh chắn, đèn đỏ khi tham gia giao thông. Ở dạng tiếp cận này thính giả được nghe rất nhiều câu chuyện nguy hiểm từ những hành vi này, từ đó có thể giúp họ tích cực hơn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, đây là vox-pop duy nhất của chương trình làm được điều này. Vox-pop chương trình Diễn đàn tuổi trẻ ngày

12/6/2011 có chủ đề là các bạn trẻ suy nghĩ như thế nào về hiphop. Thiết nghĩ, vox-pop này không giúp các bạn trẻ hiểu rõ về những cái được, chưa được của hiphop là tích cực, những biểu hiện nào không tích cực?

Bên cạnh thay đổi hướng tiếp cận, thì chương trình Diễn đàn tuổi trẻ

cũng cần thêm nhiều đối tượng phản ánh mới cho vox-pop. Hiện nay các vox- pop của chương trình chủ yếu là những vox-pop tác động đến nhận thức, tư tưởng của các bạn trẻ, ít có vox-pop tác động trực tiếp đến hành vi của giới trẻ, nhất là những vox-pop đem lại nhiều lời ích cho thính giả trẻ. Ví dụ như hiện nay chương trình còn quá nhiều vox-pop đề cập đến những vấn đề về văn hóa của giới trẻ, điều này cũng cần nhưng không nên quá nhiều. Chương trình

83

nên bổ sung thêm những vox-pop có nội dung như: phương pháp học, chọn trường, phương pháp làm kinh tế… sẽ giúp các bạn trẻ nhận được nhiều thông tin hơn và những thông tin ấy có khả năng cải thiện nhiều đến hành vi của giới trẻ.

Như vậy, vox-pop trong chương trình Diễn đàn tuổi trẻ cần có hai sự thay đổi về mặt đối tượng phản ánh. Đó là sử dụng thêm nhiều vox-pop giúp đỡ trực tiếp đến cuộc sống, việc làm của các bạn trẻ, và thường xuyên có những hướng tiếp cận mới đối với chủ đề đưa ra góp phần làm cho vox-pop mới, phong phú.

Chương trình Lời khuyên tài chính: Chương trình ít sử dụng vox-pop,

chỉ sử dụng ở chuyên mục “Diễn đàn kĩ năng ứng xử với tiền bạc”. Vì vậy nội dung của những vox-pop này tương tự nhau, luôn luôn là những ý kiến chung chung để giải quyết những vấn đề có liên quan đến tiền bạc. Vì vậy chương trình nên sử dụng những vox-pop có nội dung như: Sử dụng tiền như thế nào là hợp lí, nên mua cái gì? Ở đâu? Hoặc cũng có thể là ý kiến của mọi người về vấn đề tài chính, tiền bạc, thì trường chứng khoán… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã trình bày ở phần hạn chế, chương trình Lời khuyên tài chính

còn có một hạn chế cần khắc phục ngay đó là chương trình luôn phát chùm ý kiến của thính giả theo cách PTV đọc tóm tắt nội dung ý kiến của công chúng, không phát trực tiếp phát tiếng nói của công chúng lên sóng. Chương trình phải từ bỏ cách làm này và thay đổi vào đó là những vox-pop phát trực tiếp ý kiến của công chúng lên sóng. Điều này sẽ làm cho thính giả tin cậy hơn vào ý kiến vì họ được nghe ý kiến ấy từ chính giọng người phát biểu ý kiến chứ không phải giọng của PTV.

Chương trình Khách mời chủ nhật là một chương trình sử dụng vox-pop không nhiều. Tuy nhiên, đây lại là chương trình tọa đàm, mà với tọa đàm thì vox-pop là một chất liệu quý để đặt câu hỏi cho khách mời. Vì thế trong mỗi tọa đàm của chương trình nên sử dụng một vox-pop thay vì hai phóng sự như hiện nay. Với chủ đề nào chương trình cũng có thể làm vox-pop, ví dụ như thi

84

cử, làm kinh tế, hội nhập, các sự kiện lịch sử… vì chương trình đưa những vấn đề thời sự và được mọi người quan tâm, những vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều và cần được bàn luận trực tiếp trên sóng để định hướng cho công chúng. Thông qua vox-pop khách mời, các cấp lãnh đạo, quản lý biết và hiểu được ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Thường xuyên sử dụng vox-pop trong chương trình này sẽ làm chương trình phong phú về thể loại, âm thanh. Đây là điều cần thiết để làm cho chương trình mới, sinh động. Từ đó thu hút thính giả tham gia vào chương trình, nhất là chương trình lại được phát sóng trực tiếp thì vai trò của thính giả lại càng quan trọng.

Chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội: Chương trình đã sử dụng 31 vox-pop trong tổng số 182 chương trình được khảo sát. Vox-pop chương trình chỉ xoay quanh những vấn đề chung chung. Ví dụ như một số vox-pop sau đây: “Suy nghĩ gì về hạnh phúc, ai là người mua sắm nhiều trong dịp tết, công

tác hướng nghiệp hiện nay trong nhà trường như thế nào…”. Nội dung các

vox-pop bó hẹp trong những vấn đề tồn tại đã lâu của xã hội, chưa được giải quyết, vì vậy sự tham gia của vox-pop vào cũng không đem lại sự thay đổi nào cho vấn đề ấy vì đó là vấn đề đã tồn tại lâu khó mà làm thay đổi được ý nghĩ về nó. Cho nên vox-pop của chương trình nên mở rộng ra cả những vấn đề xã hội cần sự chia sẻ của mọi người, hoặc những vấn đề thời sự phải tác động được tới suy nghĩ của công chúng, ví dụ như: chống kì thị với người nhiễm HIV, đối xử với người khuyết tật, vượt khó đi lên, bầu cử quốc hội…

Như vậy từ những ý kiến trên có thể kết luận: Đối tượng phản ánh của vox-pop chưa đầy đủ, chưa rộng rãi, còn chung chung vì vậy cần thay đổi theo những cách trên để góp phần làm cho chương trình phát thanh thêm yếu tố sinh động, đa chiều.

* Lời dẫn vào vox-pop cũng phải đổi mới một cách linh hoạt. Bên cạnh

những lời giới thiệu đơn giản như hiện nay thì nên có những cách giới thiệu “sau đây là một vài ý kiến của chúng tôi ghi được” thì MC hoàn toàn có thể

85

giới thiệu (2 người dẫn): Anh có hay nghe ca khúc nhạc thị trường không? Anh thấy nó như thế nào? Thế anh có biết mọi người suy nghĩ như thế nào về vấn đề này không? Chúng ta hãy cùng nghe những ý kiến đó nhé, chắc chắn là thú vị lắm đấy”. Hoặc cũng có thể giới thiệu đơn giản hơn: “Ngay sau đây là những ý kiến mà chúng tôi tin rằng sẽ mang đến cho khán thính giả những phút giây thoải mái. Nào hãy cùng nghe nhé!”.

Lời dẫn vào vox-pop phải luôn thay đổi, luôn thu hút thính giả ngay từ đầu. Lời giới thiệu mà nhàm chán, không ấn tượng thì cũng sẽ không thu hút được thính giả vì họ sẽ nghĩ rằng nội dung cũng chán giống như lời dẫn vào. Vì vậy phóng viên làm vox-pop phải luôn tìm ra những cách giới thiệu khác biệt, lôi cuốn thính giả.

*Câu trả lời là phần quan trọng nhất, cốt lõi nhất của mỗi vox-pop. Nếu

câu trả lời không đúng, không trúng hoặc quá dài thì sẽ làm cho thính giả mệt tai. Vì vậy yêu cầu đặt ra là câu trả lời trong một vox-pop phải ngắn gọn, đúng trọng tâm và dễ hiểu. Câu trả lời phải hay nhưng cái hay ấy phải được xuất phát từ chính suy nghĩ của người được trả lời trong một vox-pop phải ngắn gọn, đúng trọng tâm và dễ hiểu. Câu trả lời ấy phải hay nhưng xuất phát từ chính suy nghĩ của người được trả lời chứ không thể là suy nghĩ của nhà báo hay của bất kì một ai khác.

Phóng viên không bao giờ được mớm lời cho người trả lời vì như thế câu trả lời sẽ mất đi tính khách quan, thính giả sẽ không bao giờ biết được suy nghĩ thực sự của những người như họ. Một mặt khác, nếu phóng viên áp đặt câu trả lời với người dân thì khi ý kiến đó được đưa lên sóng nghe sẽ rất giả tạo và gượng ép. Điều đó sẽ không có hiệu quả về mặt âm thanh.

Mặt khác ý kiến trả lời trong mỗi vox-pop ngắn gọn nhưng phải đầy đủ các chiều ý kiến của công chúng. Không nên ngắn gọn mà cắt bỏ những ý kiến khác nhau. Như vậy sẽ làm cho vox-pop mất đi rất nhiều vai trò vốn có của nó.

86

Câu trả lời vừa mang giá trị nội dung, vừa mang giá trị về âm thanh. Câu trả lời hay, thực thì thực sự vox-pop đã làm tròn vai trò của mình trên sóng phát thanh. Muốn có câu trả lời hay cần phải thiết kế được câu hỏi mở thì sẽ nhận được những câu trả lời đầy ắp thông tin từ phía công chúng, điều này đòi hỏi sự tìm tòi, học hỏi của phóng viên trước khi tthực hiện 1 vox-pop về sự kiện, vấn đề.

*Một điểm đáng lưu ý khi thực hiện vox-pop đó là thường xuyên sử dụng các ý kiến trái chiều trong vox-pop. Những ý kiến ấy đôi khi sẽ giúp thính giả nhìn nhận vấn đề khách quan hơn. Ví dụ việc cho trẻ em dưới 18 tuổi đi xe máy hay tăng tiền điện nên có các ý kiến với nội dung không nên. Như vậy ý kiến ở vox-pop trung thực hơn, khách quan hơn. Bởi trước bất cứ một sự kiện nào cũng luôn có những luồng tư tưởng khác nhau. Và vox-pop cần phản ánh rõ điều đó.

Như vậy xét về mặt nội dung thì vox-pop trên sóng ĐTNVN, Đài PT-TH Hà Nội, Đài PT-TH Thanh Hóa hiện nay (qua 6 chương trình khảo sát) cần làm tốt 4 việc sau:

+ Cần mở rộng đối tượng phản ánh và hướng tiếp cận

+ Sử dụng vai trò triệt để của vox-pop trong các chương trình khách mời + Gia công nhiều ở phần nội dung câu trả lời

+ Luôn luôn đổi mới lời dẫn vào vox-pop.

Những điều này sẽ góp phần làm cho vox-pop ngày càng sử dụng có hiệu quả hơn.

3.5.2. Những giải pháp về hình thức

*Nhiều vox-pop hiện nay trên đài còn quá dài (từ 1 phút 30 giây đến 2 phút). Vì vậy để đảm bảo thính giả lắng nghe kĩ và nhớ được, vừa để không mất quá nhiều thời gian của chương trình thì mỗi vox-pop chỉ nên có thời lượng tối đa là 1 phút 15 và tối thiểu là 50 giây. Vì trong khoảng thời gian ấy

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu VOX-POP trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng (Trang 85)