Nguyên nhân những thành công và hạn chế trong việc sử dụng vox-pop

Một phần của tài liệu VOX-POP trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng (Trang 81)

7. Kết cấu luận văn

3.2.Nguyên nhân những thành công và hạn chế trong việc sử dụng vox-pop

vox-pop trong các chƣơng trình phát thanh Việt Nam hiện nay

Ở phần trên 3.1 chương 3 chúng tôi đã phân tích những thành công, hạn chế của vox-pop ở các chương trình đã khảo sát về mặt nội dung và hình thức. Những hạn chế trên đây hoàn toàn có thể khắc phục được bởi hầu hết các hạn chế tồn tại ở các vox-pop đều do nguyên nhân chủ quan gây nên khi nhà báo, phóng viên thực hiện vox-pop.

Sự mạnh dạn thử nghiệm những cách thức mới trong chuyển tải thông tin của ĐTNVN, Đài PT-TH Hà Nội, Đài PT-TH Thanh Hóa và một số đài phát thanh khu vực miền Nam như Đài PT-TH Đồng Nai. Điều này đã khuyến khích các chương trình, các phóng viên tìm tòi sử dụng những dạng thức mới, trong đó có vox-pop.

Các chương trình đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng vox-pop. Bằng chứng là hiện nay các chương trình đã sử dụng vox-pop nhiều hơn những năm trước. Đặc biệt là chương trình Diễn đàn tuổi trẻ, chương trình 60 phút bạn và tôi của Đài phát thanh Hà Nội đã sử dụng 1 vox-pop/1 số.

76

Làm vox-pop không giống như đi làm phóng sự, vì để làm được một phóng sự thì phóng viên phải đi thực tế, quan sát, phân tích, đánh giá, so sánh gặp gỡ các nhân chứng… còn vox-pop chỉ cần phóng viên khéo léo đặt câu hỏi, biết lựa chọn đối tượng là có thể có được một vox-pop hay.

Tuy nhiên, vox-pop là một hình thức mới, còn đang trong quá trình thử nghiệm, chưa được sử dụng phổ biến nên còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đến việc nâng cao số lượng cũng như chất lượng vox-pop trong các chương trình của ĐTNVN, Đài PT-TH Hà Nội nói riêng và chương trình phát thanh cả nước nói chung.

Tâm lí e ngại của phóng viên khi đi thu thập ý kiến. Làm vox-pop phải đi hỏi nhiều, hơn nữa với mỗi người được hỏi lại chỉ chọn vài chục giây trả lời nên các phóng viên không thích làm vox-pop.

Ở nhiều chương trình vox-pop vẫn chưa được tính là tác phẩm báo chí độc lập vì vậy sử dụng vox-pop trong chương trình không được tính nhuận bút riêng cũng là nhân tố không khuyến khích được các phóng viên đi thực hiện vox-pop.

Vì vox-pop là hình thức mới nên các phóng viên cũng chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều vì vậy chất lượng vox-pop còn chưa cao. Mặt khác sự am hiểu về kĩ thuật phát thanh của phóng viên còn nhiều hạn chế nên khâu chỉnh sửa âm thanh của vox-pop còn chưa được tốt.

Một thực tế nữa là vox-pop dễ làm nhưng để có được một vox-pop hay thì khó, cơ chế trả nhuận bút cho phóng viên không được ưu đãi hơn, khoản nhuận bút mà phóng viên nhận được của một vox-pop cũng không cao, ở Đài TNVN, Đài PT-TH Hà Nội “Trả nhuận bút cho một vox-pop là khoảng từ 250 đến 270 nghìn đồng cho , khoản nhuận bút này chỉ ngang bằng hoặc nhích cao hơn một chút không đáng kể so với các bài viết khác một chút” (PV Quang Hưng – Đài PT-TH Hà Nội). Bởi vậy PV không muốn mất quá nhiều thời gian cho một vox-pop. Vì vậy việc tăng cường chất lượng và số lượng vox-pop trong các chương trình gặp phải khó khăn. Vox-pop vào Việt Nam

77

cho tới thời gian này đã hơn 9 năm nhưng tới thời điểm hiện nay thì hầu hết hệ thống phát thanh các tỉnh vẫn chưa sử dụng vox-pop vào chương trình phát thanh.

PV Quang Duẩn (Đài PT-TH Thanh Hóa) chia sẻ: “Nếu như không gặp bạn về khảo sát các chương trình phát thanh sử dụng vox-pop thì có lẽ năm nay, năm sau và có khi năm sau nữa tôi vẫn chưa biết vox-pop trong chương trình phát thanh là gì?”

Tình huống tác giả luận văn vừa nêu ở trên nói lên rằng sự nắm bắt, tiếp thu những dạng thức báo chí mới của phóng viên, biên tập viên hệ thống đài phát thanh tỉnh còn chậm nên vox-pop chưa áp dụng, chưa phát triển trong hệ thống chương trình phát thanh tỉnh.

Một phần của tài liệu VOX-POP trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng (Trang 81)