7. Kết cấu luận văn
1.4. Sự xuất hiện của vox-pop trên sóng phát thanh Đài TNVN và các đà
đài PT địa phƣơng trong cả nƣớc
1.4.1. Giới thiệu sơ lƣợc về ba đài đƣợc khảo sát
Đài Tiếng nói Việt Nam: Ở Việt Nam, đài TNVN có một vai trò vô cùng
quan trọng đối với ngành phát thanh. Đài TNVN chính là cánh chim đầu đàn, quyết định hướng đi cho phát thanh Việt Nam hiện đại. Để phù hợp với xu thế hội nhập, đài TNVN đã xác định “đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung các chương trình trên sóng phát thanh cùng với đổi mới mạnh mẽ công nghệ phát thanh theo hướng hiện đại hóa làm trục xoay trọng tâm cho toàn bộ hoạt động của Đài TNVN”.
Với mục tiêu đó Đài không ngừng đổi mới và phát triển, tạo điều kiện để phát thanh vẫn đứng vững và có một vị trí quan trọng trong lòng công chúng. Đồng thời, hướng đi ấy chính là cơ hội để Đài học hỏi kinh nghiệm làm phát thanh hiện đại để cạnh tranh có hiệu quả với các loại hình báo chí khác.
Đến thời điểm hiện đại, đài TNVN đã thành lập được 5 hệ phát sóng với đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ khác nhau:
Hệ VOV1: Hệ thời sự chính trị tổng hợp. Hệ VOV2: Hệ văn hóa và đời sống xã hội Hệ VOV3: Hệ âm nhạc thông tin giải trí
Hệ VOV4: Hệ phát thanh dành cho đồng bào dân tộc
Hệ VOV5: Hệ phát thanh đối ngoại dành cho cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam phát bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật…
Hệ VOV6: Hệ phát thanh đối ngoại dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới phát bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, Thái Lan, tiếng Lào…
Ngoài ra, đài TNVN còn có thêm kênh VOV giao thông là hệ phát thanh chuyên cung cấp các tin tức giao thông, VOV Ad (Trung tâm quảng cáo và
26
dịch vụ phát thanh), VOVTV (Hệ phát thanh có hình), báo Tiếng nói Việt Nam và báo điện tử đài Tiếng nói Việt Nam.
Bên cạnh đó, đài TNVN còn có 5 cơ quan thường trú trong nước (Tây Bắc, Miền trung, Tây Nguyên, TP. HCM, Tây Nam Bộ) và 6 cơ quan thường trú tại nước ngoài ( Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Nga, Pháp, Ai Cập).
Đài TNVN không chỉ mở rộng cơ quan thường trú, thành lập nhiều hệ phát sóng mới mà còn cho ra đời rất nhiều chương trình mới, hấp dẫn như:
Bạn hãy nói với chúng tôi, Diễn đàn tuổi trẻ, Diễn đàn các vấn đề xã hội, Lời khuyên tài chính... những chương trình mới này đang ngày càng thu hút
số lượng lớn thính giả tham gia. Cùng với đó là việc mạnh dạn thử nghiệm những dạng thông tin mới làm cho những chương trình này thêm sinh động.
Như vậy, đài TNVN hoàn toàn có năng lực và cơ hội để phát triển theo xu hướng hiện đại, để xứng đáng với mong đợi của nhân dân.
* Đài PT-TH Hà Nội: Là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc Ủy
ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Đài được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1954, sau ngày Hà Nội được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản, khi đó chỉ có chức năng phát thanh. Hiện nay, truyền hình Hà Nội có 6 bản tin thời sự về thành phố và 4 bản tin thế giới trong ngày. Hệ thống Phát thanh - Truyền hình Hà Nội phát sóng liên tục trên 18 giờ 30 mỗi ngày với trên 100 chuyên đề, chuyên mục. Ngoài hai lĩnh vực chính là truyền thanh và truyền hình, đài còn thành lập báo điện tử Hà Nội vào ngày 14 tháng 10 năm 2002.
Từ tháng 4 năm 2002, mạng truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV) đã chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 9 năm 2005, truyền hình cáp Hà Nội có 22 kênh chương trình, bao gồm 8 kênh tiếng Việt và 14 kênh truyền hình quốc tế. Vào năm 2010, kênh Animax được phát sóng trên HCaTV trong 2 tháng nhưng rồi bị cắt mà không hề có thông báo tới khách hàng. Tạp chí truyền hình Hà Nội chính thức phát hành từ tháng 5 năm 2005 với các chuyên đề,
27
chuyên mục của tạp chí tập trung giới thiệu về ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.
* Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hoá
Được thành lập ngày 26-09-1956, có trụ sở tại Số 8 đường Hạc Thành, Phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, đài là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản tỉnh Thanh Hóa, pháp luật chế độ chính sách của Nhà nước, quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh và truyền hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Đài TNVN và Đài Truyền hình Việt Nam.
1.4.2. Sự xuất hiện của vox-pop trên sóng đài TNVN và trong chƣơng trình phát thanh cả nƣớc
Vox-pop được Việt Nam học hỏi kinh nghiệm trên thế giới khi vận dụng vì đây là cách thức đã được nhiều nước sử dụng trước đó. Vox-pop vào Việt Nam từ năm 2003. Lúc đó chỉ được sử dụng ở một số chương trình của đài TNVN như: Các chương trình tọa đàm, chương trình thời sự... Tuy nhiên,
lúc đó mật độ sử dụng là rất ít, một tháng chỉ có vài chương trình vox-pop, phải đến năm 2006 vox-pop mới được sử dụng nhiều hơn ở các chương trình của đài TNVN. Bên cạnh đó thì vox-pop cũng được sử dụng ở một số đài phát thanh địa phương như: Đài PT-TH Đồng Nai, Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM...
Tuy nhiên, sử dụng nhiều và hiệu quả hơn vẫn là các chương trình của đài TNVN.
Có mặt ở Việt Nam được gần 9 năm nhưng vox-pop vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như phóng sự, phỏng vấn hay ghi nhanh... Nó mới chỉ được sử dụng ở một số chương trình “khoảng 5-7 trong rất nhiều chương trình của đài
28
TNVN”. Ngoài chương trình “Diễn đàn tuổi trẻ” thì các chương trình sử
dụng vox-pop với mật độ thấp, không được thường xuyên như phóng sự hay một số thể loại khác.
Ví dụ trong chương trình “Diễn đàn các vấn đề xã hội” nếu như phóng
sự là ít nhất 1 bài trên 1 chương trình thì voxpop phải 3 hoặc 4 chương trình mới sử dụng được. Hay trong các chương trình thời sự thì cũng vậy. Nói như vậy để thấy rằng vox-pop vẫn còn là hình thức thông tin rất mới chưa được khai thác một cách hiệu quả.
Khi mới vào Việt Nam, vox-pop chưa phải là vox-pop phát thanh theo đúng nghĩa của nó, bởi lúc đó vox-pop chỉ được sử dụng theo dạng là tập hợp nhiều ý kiến của công chúng và được đưa lên sóng thông qua giọng đọc của phát thanh viên. Dần dần từ năm 2005, vox-pop mới được sử dụng theo dạng ý kiến của công chúng nhưng đã được thu âm trước và phát trực tiếp giọng nói của thính giả trên sóng. Như vậy, phải mất 2 năm (từ 2003 đến 2005) vox- pop phát thanh mới thực sự được sử dụng đúng theo bản chất của nó. Bên cạnh đó thì chủ đề của vox-pop chỉ là những vấn đề thời sự nóng hổi, được sự quan tâm của nhiều người. Và thường thì những ý kiến đó cùng xuôi theo một chiều là tích cực, không có tính xung đột, không có ý kiến trái chiều nhau.
Hiện nay, vox-pop được sử dụng đa dạng hơn nhiều, chủ đề là mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ những vấn đề chính trị cho đến các hoạt động văn hóa, giải trí... Đặc biệt, vox-pop hiện nay luôn có tính hấp dẫn do những ý kiến khác nhau, trái chiều nhau trong cùng một vox-pop về cùng một vấn đề. Đây là những điểm góp phần tăng sức sống của vox-pop trên sóng phát thanh. Sau 9 năm hình thành và phát triển, vox-pop cũng đã bước đầu khẳng định được vị trí của mình trên sóng. Bước đầu chứng minh đây là một thể loại cần phải có, cần phải được sử dụng nhiều hơn ở các chương trình phát thanh.
* Chƣơng trình “60 phút bạn và tôi”: Vox-pop xuất hiện trên sóng phát thanh của đài PT-TH Hà Nội từ năm 2005 trong một chương trình thể thao và được phát triển mạnh ở các chương trình chuyên đề. Thời gian đầu đài PT-TH
29
Hà Nội sử dụng vox-pop rất ít, không thường xuyên, chỉ xuất hiện trong một vài chương trình phát thanh trực tiếp vào các buổi phát thanh chiều thứ 7 và chủ nhật.
Từ năm 2007, đài PT-TH Hà Nội vox-pop được sử dụng nhiều hơn: Vox- pop được sử dụng trong chương trình thời sự trực tiếp trưa, chiều hàng ngày, một vài chuyên đề như: Chuyên đề kinh tế, chuyên đề an toàn giao thông,
chuyên đề Hà Nội với biển đảo quê hương, Đặc biệt là chương trình “60 Phút bạn và tôi” phát sóng trực tiếp vào sáng chiều thứ 7 và sáng chủ nhật.
Vox-pop xuất hiện trên sóng phát thanh đài TNVN từ năm 2003 và xuất hiện trên sóng đài PT-TH Hà Nội từ năm 2005
* Chƣơng trình thời sự đài PT-TH Thanh Hóa
Qua khảo sát chương trình thời sự phát thanh (đài PT-TH Thanh Hóa), sự xuất hiện của vox-pop trên sóng phát thanh đài Thanh Hóa là rất muộn. Vox- pop đầu tiên xuất hiện trong chương trình thời sự buổi trưa lúc 11h30 ngày 15/12/2011 của phóng viên Hoàng Mai và Hương Giang về vấn đề phản ánh kì vọng của người dân trong kỳ họp thứ 3 hội đồng nhân dân tỉnh khóa 16.
1.5. Giới thiệu về các chƣơng trình sử dụng vox-pop trên VOV, đài PT-TH Hà Nội và Thanh Hóa
Như đã trình bày ở trên, vox-pop là hình thức mới, chưa được sử dụng rộng rãi như phóng sự hay ghi nhanh. Vì vậy, khảo sát vox-pop trên sóng đài TNVN có nhiều khó khăn. Để thực hiện luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát vox-pop ở 4 chương trình của đài TNVN là chương trình Diễn đàn tuổi trẻ, Diễn đàn các vấn đề xã hội, Lời khuyên tài chính, khách mời chủ nhật,
chương trình thời sự của đài PT-TH Thanh Hóa và chương trình chuyên đề của đài PTH-TH Hà Nội. Đây là những chương trình mà vox-pop được sử dụng nhiều và sử dụng thường xuyên hơn các chương trình khác ở đài TNVN và đài PT-TH Thanh Hóa và Hà Nội. Mặt khác các chương trình này đều có những vị trí quan trọng nhất định đối với hệ.
30
Chƣơng trình Diễn đàn tuổi trẻ
Chương trình Diễn đàn tuổi trẻ có thời lượng 30 phút, được phát sóng từ 16h05 đến 16h35 phút ngày thứ 7, phát lại vào chủ nhật hàng tuần trên VOV1.
Chương trình phát sóng số đầu tiên ngày 1/5/2011 với mục đích đem đến cho bạn trẻ trong nước những thông tin thời sự mà họ quan tâm, đồng thời đây cũng là chương trình để giới trẻ bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.
Mỗi chương trình là một chủ đề riêng. Nội dung chính của chương trình là tất cả các vân đề có liên quan đến giới trẻ như tình nguyện, các hình thức thi cử, phong trào đoàn, giải trí của giới trẻ, lối sống của giới trẻ, nhịp sống của giới trẻ…
Chương trình tuy mới phát sóng được gần 2 năm nhưng những gì mà chương trình đề cập đã phần nào giúp mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh hiểu con mình hơn. Đồng thời chương trình cũng góp phần định hướng tư tưởng cũng như hành vi của giới trẻ. Chương trình là tiếng nói của thanh niên, là nơi để các bạn trẻ thoải mái bày tỏ quan điểm của mình về những gì mà mình quan tâm. Chương trình thật sự là Diễn đàn của tuổi trẻ.
Chƣơng trình Diễn đàn các vấn đề xã hội
Chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội thành lập được hơn 15 năm (từ 1996), đến nay chương trình đã qua nhiều lần đổi mới cả về giờ phát sóng, tên chương trình, nội dung chương trình và hình thức chương trình. Và chương trình hiện nay được coi là hấp dẫn hơn cả.
Chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội có thời lượng 30 phút, được
phát sóng vào lúc 11h trưa và phát lại vào lúc 21h tất cả các ngày trong tuần hệ VOV2.
Nội dung của chương trình là các vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm như: Ma túy, HIV, vấn đề xóa đói giảm nghèo, người khuyết tật… Những nội dung này được thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú thông qua các phóng sự, các câu chuyện và các chùm ý kiến.
31
Đối tượng chủ yếu của chương trình là những người trung tuổi, đặc biệt là ở nông thôn. Vì vậy, chương trình luôn chú ý nhiều đến đối tượng này. Ví dụ chủ đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và các tỉnh miền núi là chủ đề được phản ánh nhiều nhất trong các chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội, mục đích là giúp bà con nông dân có những phương pháp mới, hiệu quả để cải thiện cuộc sống.
Chƣơng trình Khách mời chủ nhật
Chương trình Khách mời chủ nhật ra đời vào 1994, qua nhiều lần đổi
mới hiện nay chương trình Khách mời chủ nhật có thời lượng phát sóng 30 phút và được thực hiện dưới hình thức một cuộc tọa đàm.
Chương trình được phát lúc 10h30 và phát lại vào lúc 16h30 chủ nhật hàng tuần trên kênh VOV1. Nội dung chính của chương trình là những vấn đề được thính giả quan tâm, những vấn đề có tính thời sự cấp bách như an toàn giao thông, vấn đề thương hiệu, thi cử, tiền lương… Những vấn đề này sẽ được giải đáp bởi những người có chức năng (là khách mời của chương trình). Điều đặc biệt là chương trình được phát sóng trực tiếp nên hiệu quả và giá trị thông tin cao, thu hút sự tham gia của nhiều thính giả. Toàn bộ nội dung chính của chương trình được thực hiện dưới hình thức cuộc trao đổi, bình luận giữa phóng viên, biên tập viên với các vị khách mời và thính giả. Bên cạnh đó mỗi cuộc trao đổi như vậy còn có thêm chất liệu là những phóng sự, băng phỏng vấn, chùm ý kiến của nhân dân để làm tiền đề cho những câu hỏi.
Chƣơng trình Lời khuyên tài chính
Chương trình Lời khuyên tài chính ra đời và phát sóng số đầu tiên vào
tháng 9/2005. Chương trình có thời lượng 15 phút và được phát sóng trên hệ VOV3 từ 7h00 đến 7h15 chủ nhật và phát lại cùng ngày từ 12h05 đến 12h20.
Chương trình ra đời nhằm mục đích cung cấp những thông tin mới nhất về lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là vấn đề tài chính và thị trường. Điểm đặc biệt hấp dẫn của chương trình là mục diễn đàn kỹ năng ứng xử với tiền bạc nằm ở
32
cuối chương trình. Trong mỗi số của chương trình với diễn đàn này thính giả sẽ cùng tham gia giải quyết và đưa ra lời khuyên cho một tình huống về tiền bạc của một thính giả khác gửi tới. Đây là sự khác biệt nhất làm nên sự hấp dẫn và bản sắc riêng của chương trình Lời khuyên tài chính.
Chƣơng trình 60 phút bạn và tôi (đài PT-TH Hà Nội)
Chương trình 60 phút bạn và tôi của đài PT-TH Hà Nội ra đời và chính thức phát sóng số đầu tiên vào năm 2007. Với hình thức là diễn đàn phát thanh điện thoại trực tiếp dành cho giới trẻ. Đây là một chương trình được
làm trực tiếp hoàn toàn có sự giao lưu, trao đổi trên sóng phát thanh về một chủ đề cụ thể giữa phóng viên, biên tập viên và thính giả qua sự kết nối điện thoại.
Nội dung của chương trình chủ yếu là những vấn đề đời sống xã hội, đời sống của giới trẻ như vấn đề sức khỏe của giới trẻ trước hôn nhân, vấn đề tình dục không an toàn, tình yêu của giới trẻ, sinh viên, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, vấn đề giáo dục giới tính ở trường phổ thông, suy nghĩ về vấn đề công, dung, ngôn hạnh của giới trẻ, vấn đề giải trí của giới trẻ, sinh viên với việc làm thêm…
Đây là diễn đàn dành cho thanh niên trao đổi, chia sẻ và thảo luận trực