Tần số xuất hiện của vox-pop trên 3 đài

Một phần của tài liệu VOX-POP trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn

2.1.Tần số xuất hiện của vox-pop trên 3 đài

Có mặt ở Việt Nam vào 2003, nhưng tới thời điểm hiện nay (tháng 10/2012 là được 9 năm) vox-pop trong chương trình phát thanh Việt Nam nói chung và vox-pop trên 3 Đài khảo sát nói riêng (đài TNVN, đài PT-TH Thanh Hóa, đài PT-TH Hà Nội) vẫn chưa sử dụng vox-pop một cách phổ biến.

Khi khảo sát các chương trình phát thanh tại đài TNVN và đài PT-TH Hà Nội và đài PT-TH Thanh Hóa kết quả cho thấy: Ở đài TNVN vox-pop chủ yếu xuất hiện trong các chương trình diễn đàn (Diễn đàn tuổi trẻ, Diễn đàn

các vấn đề xã hội) và chương trình chuyên đề (Bản tin tài chính, Khách mời chủ nhật). Ở đài PT-TH Hà Nội, đài PT-TH Thanh Hóa và hệ thống đài phát

thanh tỉnh thì chủ yếu vox-pop cũng được sử dụng trong chương trình chuyên đề và chương trình thời sự.

Ngoài chương trình diễn đàn như “Diễn đàn tuổi trẻ, Diễn đàn giáo dục,

Diễn đàn các vấn đề xã hội…” thì các chương trình đều ít sử dụng vox-pop,

sử dụng với mật độ rất thấp, không được thường xuyên như phóng sự hay một số dạng bài khác.

Còn đối với chương trình của hệ thống đài phát thanh tỉnh thì vox-pop cũng ít xuất hiện, đối với hệ thống chương trình của đài phát thanh huyện thì tuyệt đối không có sự xuất hiện của vox-pop. Đài PT-TH Hà Nội là đài có tần số xuất hiện vox-pop khá nhiều nhưng ở đài PT-TH Hà Nội thì ít thấy sự xuất hiện của vox-pop trong các chương trình thời sự, chỉ xuất hiện ở một số chương trình chuyên đề như: Chuyên đề kinh tế, chuyên đề an toàn giao thông, chuyên đề Hà nội với biển đảo quê hương và đặc biệt hiện nay

chương trình “60 phút bạn và tôi”. Chương trình được phát sóng vào chiều thứ 7 và sáng chủ nhật hàng tuần. Qua khảo sát chương trình này thì hầu hết tất cả các số của chương trình đều sử dụng vox-pop.

36

Qua khảo sát 6 chương trình trong 6 tháng, trong đó có 4 chương trình của đài TNVN, 1 chương trình ở đài PT-TH Hà Nội, 1 chương trình ở đài PT- TH Thanh Hóa có được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số lượng các thể loại báo chí được sử dụng trong các chương trình phát thanh Đài TNVN, Đài PT-TH Hà Nội, Đài PT-TH Thanh Hóa (6 tháng năm 2011) STT Tên chƣơng trình Số lƣợng các thể loại báo chí Vox-pop Phóng sự Phỏng vấn Phản ánh Thể loại khác 1 Chương trình thời sự (đài PT-TH Thanh Hóa) 3 180 136 101 172 2 Bạn hãy nói với chúng tôi (đài PT- TH Hà Nội) 24 24 27 0 4 3 Diễn đàn các vấn đề xã hội (đài TNVN) 31 300 26 32 52 4 Diễn đàn tuổi trẻ (đài TNVN) 28 30 25 0 4 5 Khách mời chủ nhật (đài TNVN) 7 45 0 4 12 6 Lời khuyên tài chính (đài TNVN) 8 37 0 0 12

Từ số liệu thống kê ở trên chúng tôi nhận thấy rằng chương trình “Diễn đàn tuổi trẻ” có tần số xuất hiện vox-pop là tương đối cao so với các chương

37

cũng là chương trình sử dụng nhiều vox-pop nhất trong các chương trình phát thanh ở Việt Nam hiện nay.

Ở chương trình “Diễn đàn các vấn đề xã hội” chúng ta thấy rất rõ sự

chênh lệch giữa số lượng vox-pop, bài phóng sự, bài biên soạn, bài phỏng vấn… So sánh giữa số lượng vox-pop với số lượng phóng sự thì vox-pop được sử dụng rất ít, trung bình 7 số mới có 1 vox-pop. Trong 6 tháng chương trình sử dụng tới 300 bài phóng sự nhưng chí có 31 vox-pop, tuy nhiên so với một số dạng bài khác như phỏng vấn, ghi chép, phản ánh, bài biên soạn thì vox-pop có sự xuất hiện tương đương. Có thể thấy trong chương trình này dạng bài được sử dụng chủ đạo là phóng sự.

Trong chương trình “Khách mời chủ nhật” vox-pop chỉ chiếm có 13% chất liệu sử dụng trong tọa đàm của chương trình, một con số còn rất ít, mặc dù khả năng mở, đặt câu hỏi từ vox-pop rất cao. Đối với đặc trưng của chương trình này thiết nghĩ khi sử dụng vox-pop vào chương trình thì sẽ đem lại hiệu quả cao cho những cuộc trao đổi, tọa đàm. Nhưng ở đây chúng ta thấy rất rõ vox-pop chỉ xuất hiện với con số rất khiêm tốn, gần như bình quân mỗi tháng vox-pop xuất hiện 1 lần trong 1 chương trình.

Ở chương trình “Lời khuyên tài chính”, sự xuất hiện của vox-pop cũng

rất ít, trung bình 3 chương trình mới có 1 vox-pop.

Tuy nhiên, vox-pop xuất hiện với tần số rất cao trong chương trình “60

phút bạn và tôi” của đài PT-TH Hà Nội, cứ 1 số có 1 vox-pop xuất hiện. So

sánh với chương trình “Diễn đàn tuổi trẻ” của đài TNVN thì tần số xuất hiện vox-pop trong 1 chương trình của đài TNVN thấp hơn so với tần số xuất hiện của vox-pop trong 1 chương trình của đài PT-TH Hà Nội.

Vox-pop được sử dụng trong chương trình thời sự của đài PT-TH Thanh Hóa là vô cùng ít, không chỉ ở 6 tháng cuối năm 2011 mà cho tới tận tháng 9/2012 ở đài PT-TH Thanh Hóa nói chung, chương trình phát thanh thời sự nói riêng chỉ mới xuất hiện 3 vox-pop.

38

Với những con số cụ thể vừa khảo sát ở trên cho thấy vox-pop được sử dụng trong hệ thống chương trình phát thanh ở Việt Nam nói chung và trong chương trình phát thanh trên các kênh của 3 đài khảo sát nói trên là còn rất thấp, ít. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì tần số cũng xuất hiện nhiều hơn trước như ở đài TNVN, đài PT-TH Hà Nội số lượng vox-pop trong chương trình được sử dụng tăng gấp đôi năm 2009, đặc biệt là ở đài PT-TH Thanh Hóa cũng xuất hiện vox-pop vào ngày 15/12/2011, đánh dấu sự xuất hiện và phát triển của vox-pop trong hệ thống Đài phát thanh tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ.

2.2. Các vấn đề mà vox-pop đề cập trong các chƣơng trình đƣợc khảo sát

Như đã trình bày ở chương Một, đối tượng phản ánh của vox-pop là tất cả những vấn đề, sự kiện, con người… tồn tại trong xã hội và được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn chỉ khảo sát 6 chương trình là chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội, Diễn đàn tuổi trẻ, Khách mời chủ

nhật và Lời khuyên tài chính (đài TNVN), chương trình 60 phút bạn và tôi (đài PT-TH Hà Nội), chương trình thời sự (đài PT-TH Thanh Hóa) thì đề

tài của vox-pop được thu hẹp hơn. Tuy nhiên, những vox-pop đó vẫn đề cập hầu hết các vấn đề, các lĩnh vực trong đời sống, hoạt động của toàn xã hội. Theo khảo sát vox-pop sử dụng trong 6 chương trình này thì nội dung đề cập gồm có: Những vấn đề có tác động mạnh mẽ đến đời sống, lối sống của giới trẻ và được giới trẻ quan tâm (vox-pop chương trình Diễn đàn tuổi trẻ),

những vấn đề xã hội tồn tại lâu dài chưa thể giải quyết, hoặc giải quyết nhưng vẫn tồn tại, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội (vox-pop chương trình Diễn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đàn các vấn đề xã hội), những vấn đề thời sự hiện nay được nhiều tầng lớp

trong xã hội quan tâm và vấn đề đó có thể được đưa ra “bàn luận” như vấn đề văn hóa mặc của giới nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ trên sân khấu, vấn đề leo thang của giá cả thị trường, vấn đề suy thoái nên kinh tế, lạm phát, vấn đề việc làm cho người lao động… (vox-pop chương trình Khách mời chủ nhật), những

39

vấn đề liên quan đến tài chính, mua bán (vox-pop chương trình Lời khuyên tài chính).

Đối với mỗi phóng viên có lẽ khó khăn nhất hiện nay để có một tác phẩm

báo chí hấp dẫn công chúng đó là việc lựa chọn đề tài. Mỗi khi phải lên kế hoạch đăng ký các chuyên mục, phóng sự, các bài sẽ phát sóng, đăng tải trong tuần, trong tháng ai cũng lo lắng không biết sẽ nên làm vấn đề gì, làm ở đâu.

Đề tài của báo chí nói chung không nhất thiết phải là cái gì đó đao to búa lớn mà, đôi khi chỉ là những chi tiết nhỏ giữa cuộc sống đời thường, nhưng có tầm ảnh hưởng, tác động, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Đề tài đóng vai trò quan trọng đối với tác phẩm báo chí. Nhiều nhà báo đã từng nói: Trong phóng sự nói chung, nhất là phóng sự ngắn việc phát hiện đề tài quyết định tới 60 % thành công của tác phẩm. Nếu đề tài mới, hay, lạ kết hợp với cách thể hiện ấn tượng từ bố cục, lời bình đến cách dựng hình ảnh và giọng đọc sẽ cuốn hút người xem, tất nhiên là đề tài đó phải mang tính cộng đồng cao, có hiệu ứng xã hội rộng lớn, tính định hướng tốt, phục vụ vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Ngược lại nếu như đề tài được coi là "nóng" nhưng lại không có lợi cho cộng đồng và xã hội, không vì lợi ích chung thì dù hình ảnh đẹp đến mấy, viết hay đến mấy nếu như đăng tải, phát sóng sẽ có tác động tiêu cực, tạo dư luận không tốt thậm chí gây ra những hệ lụy khôn lường. Điều này đòi hỏi phóng viên phải có một nhãn quan chính trị sắc bén, biết phân tích cân nhắc để lựa chọn. Vì vậy, đề tài cho một vox-pop phát thanh cũng mang những tiêu chí của đề tài báo chí nói chung.

Trên thực tế thời gian qua đã có một số nhà báo, ban biên tập của một số cơ quan báo chí chỉ vì những đề tài mang tính giật gân, câu khách, "mì ăn liền" chạy theo thị hiếu của một bộ phận nhỏ của công chúng đăng tải, đưa tin những vấn mà họ cho là "hot" lên mặt báo mà không cân nhắc kỹ lưỡng đã gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm cản trở quá trình phát triển kinh tế, những chính sách vĩ mô mà các địa phương, ban ngành đề ra. Việc lựa

40

chọn chủ đề cho vox-pop cũng mang những tiêu chí nhất định. Chúng tôi chia vox-pop được khảo sát theo các lĩnh vực khác nhau:

2.2.1. Trong lĩnh vực chính trị

Vox-pop là dạng thông tin hầu như chỉ thuần túy là ý kiến trả lời của các tầng lớp nhân dân. Các ý kiến chỉ đưa ra quan điểm, không phân tích dài. Sau đó, các biên tập viên biên tập chọn lọc các ý kiến, các câu trả lời. Mục đích của phóng viên khi thực hiện vox-pop là để biết phản ứng của công chúng về các sự kiện, vấn đề, kích thích sự tranh luận công khai của công chúng về vấn đề, sự kiện của đời sống, chính sách của Đảng, Nhà nước…để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có những căn cứ cụ thể để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu và tất yếu cho sự phát triển của xã hội. Trong lĩnh vực chính trị vox-pop có vai trò, trực tiếp phản ánh nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của người dân tới các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, để từ những ý kiến của nhân dân các cơ quan chức năng có sự điều chỉnh chính sách phù hợp với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Có thể kể ra một số ví dụ cụ thể sau: Vox-pop về bầu cử Quốc hội (chương trình Khách mời chủ nhật ngày 22/5/2011, chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội ngày 20/5/2011), vox-pop về việc đội mũ bảo hiểm, vox-

pop về lái xe quá tải nhân tuần lễ an toàn giao thông (chương trình Khách mời chủ nhật ngày 24/4/2011),vox-pop về phong trào Đoàn nhân ngày thành

lập Đoàn (chương trình Diễn đàn tuổi trẻ ngày 14/8/2011), vox-pop về cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc (Chương trình Diễn đàn tuổi trẻ ngày 5 và ngày 19/6/2011)…

Những ý kiến trên được gọi là thời sự vì nó được đưa ra đúng dịp bầu cử Quốc hội đang đến gần. Những ý kiến của người dân lúc đó phần nào đó giúp cho Quốc hội nâng cao hiệu quả hoạt động hơn, cỗ vũ tinh thần, nêu lên trách nhiệm của người công dân đối với vấn đề trọng đại của đất nước.

Vox-pop về bầu cử Quốc hội khóa XIII chương trình Diễn đàn tuổi trẻ ngày 22/5/2011.

41

Ý kiến 1: Đây là lần đầu tiên em được đi bầu cử quốc hội và cảm xúc của em rất là sung sướng và tự hào bởi vì chính mình được lựa chọn ra những đại biểu ưu tú.

Ý kiến 2: Đi bầu cử vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân, bầu cử là đương nhiên rồi. Là công dân được đi bầu cử rất là sung sướng bởi vì được thực hiện quyền công dân của mình người ta thấy mình là người trưởng thành.

Ý kiến 3: Bầu cử quốc hội là bầu những người đại diện cho mình tham gia vào quốc hội. Nếu nhờ một người khác đi bầu sẽ không thực hiện được nghĩa vụ của mình.

Ý kiến 4: Là một công dân em thấy đi bầu cử quốc hội là rất tự hào. Từ khi vận động bầu cử thì em đã rất quan tâm đến vấn đề này, như địa phương em thì sẽ có những ứng cử viên nào, năm nay sẽ có gì mới so với khóa trước. Đặc biệt hơn nữa trường em còn đứng ra đăng cai cuộc thi tìm hiểu về bầu cử quốc hội cho giới trẻ vừa rồi.

Ý kiến 5: Đây là một sự kiện lớn đối với đất nước cũng như đối với bản thân em bởi vì đi bầu cử quốc hội đánh dấu một bước trưởng thành. Qua những thông tin của trường và những thông tin tiếp cận trên báo, đài. Em thấy mình có trách nhiệm lớn.

Trong vox-pop nêu trên, cả 5 ý kiến đưa ra đều thể hiện thái độ hạnh phúc, tự hào, phấn khởi khi được trực tiếp tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII.

Tuy nhiên cũng có những vox-pop mà tác giả không thể hiện quan điểm, thái độ chính trị của phóng viên về những vấn đề chính trị. Ví dụ như vox-pop của phóng viên Hoàng Mai và Hương Giang (Chương trình thời sự đài PT- TH Thanh Hóa ngày 15/12/2011) chủ đề phản ánh kỳ vọng của người dân trong kỳ họp thứ 3 hội đồng nhân dân tỉnh khóa 16. Ở đây các phóng viên ghi lại những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân phản ánh đến kỳ họp

42

Ý kiến 1: Chúng tôi mong muốn Đảng và Nhà nước sẽ giúp đỡ chúng tôi nhiều hơn để bà con nông dân Mường Lát nhanh chóng thoát nghèo.

Ý kiến 2: Huyện Thạch Thành còn rất nghèo, không biết sắp tới Nhà nước có hỗ trợ gì để bà con chúng tôi phát triển kinh tế thoát nghèo không?

Ý kiến 3: Chúng tôi cũng muốn cho các con ăn học nhưng đi học thì tốn nhiều tiền lắm, không có đủ tiền để nuôi một đứa còn học đại học hay cao đẳng gì đó, không có tiền cho con mà cho đi học thì cũng khổ lắm, còn mấy đứa em nó nữa.

Ý kiến 4: Xã chúng tôi là xã miền biển, việc phát triển kinh tế cũng khá khó khăn, chỉ phụ thuộc vào việc đánh bắt hải sản ngoài biển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lắm, mong rằng kỳ họp này xã chúng tôi sẽ được quan tâm đến chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế vùng biển để bà con xã nhà bớt khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, xét về mặt nội dung, vox-pop được thực hiện trong lĩnh vực chính trị luôn thể hiện được những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân, của các cấp chính quyền về những sự kiện chính trị của đất nước, những phản ánh của người dân về chính sách – xã hội… Thông tin được cung cấp tới bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước góp phần thiết thực vào việc bổ sung và hoàn thiện chính sách của Đảng và Nhà nước, để đất nước ngày càng phát

Một phần của tài liệu VOX-POP trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng (Trang 41)