6. Thủ tướng chính phủ Quyết định số 337/2005/QĐ-TTg ngày 19/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của Bộ, cơ quan ngang Bộ
7. Bộ Tư pháp (2010) Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ- CP
8. Quy định về công tác tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản của cơ quan Bộ Xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2001/QĐ-BXD ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Nhận xét: Trên đây là 8 văn bản quy phạm pháp luật là hành lang pháp lý cho việc thực hiện nghiệp vụ kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật của
bộ. Ngoài những văn bản trên hang năm bộ có xây dựng các chương trình, kế hoạch quy định về công tác kiểm tra, rà soát văn bản. Tuy nhiên chưa có một văn bản pháp lý nào của bộ quy định một cách thống nhất các bước nghiệp vụ và các chủ thể thực hiện nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra cũng như rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Điều này Bộ Tư pháp thực hiện rất tốt, thể hiện bộ đã xây dựng được bộ quy trình chuẩn trong việc thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, ra soát văn bản quy phạm pháp luật tại bộ.
Hiện tại trong quyết định số 36 và chỉ thị số 01 của Bộ xây dựng ở bên trên đã quy định về công tác kiểm tra văn bản tuy nhiên quy định vẫn còn chung chung, chưa thể hiện được hết các bước nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, sự chung chung đó gây nhiều khó khăn cho cán bộ công chức của bộ trong hoạt động phối hợp công tác.
Việc quy định chung chung này còn gây ra tình trạng chốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc, dựa dẫn ỷ lại, dừa việc cho nhau giữa các cơ quan trong bộ. Chính vì vậy việc chi tiết hóa, cụ thể hoàn hay nói chính xác hơn là xây dựng hoàn thiện một quy trình kiểm tra, rà soát văn bản là hết sức cần thiết đối với bộ
2.4.2. Khảo sát nghiệp vụ tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng
2.4.2.1. Thực tiễn Hoạt động gửi văn bản kiểm tra, nhận văn bản kiểm tra, lưu trữ kết quả kiểm tra, thông báo,công bố, báo cáo kết quả kiểm tra (Công tác thuộc chức năng nhiệm vụ của Văn phòng bộ)
Trong việc thực hiện hoạt động này ở bộ xây dựng hiện tại Văn phòng bộ là trung gian, là đầu mối trong việc luân chuyển, giao việc cho các bộ phận chuyên môn thực hiện hoạt động kiểm tra văn bản.
Tại bộ theo quy định số 09/2001/QĐ-BXD quy định chế độ tiếp nhận, xử lý văn bản đến thì Văn phòng bộ thực hiện các nghiệp vụ sau:
1. Văn phòng Bộ là đầu mối tiếp nhận các loại văn bản gửi đến Bộ.
2. Thực hiện đăng ký vào sổ văn bản đến và đóng dấu "Văn bản đến ", cập nhật văn bản gửi đến Bộ vào mạng tin học của cơ quan Bộ.
3. Văn phòng căn cứ vào nội dung, tính chất và phạm vi điều chỉnh của văn bản để phân loại văn bản và dự kiến trình lãnh đạo Bộ xử lý hoặc xử lý trực tiếp những loại văn bản được uỷ quyền.
3.1. Báo cáo lãnh đạo Bộ các loại văn bản thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ. 3.2. Chuyển trực tiếp cho các đơn vị các loại văn bản thuộc chức năng chuyên môn của đơn vị.
4. Đối với loại văn bản thuộc điểm 3.1 khoản 3 điều này, Văn phòng ghi rõ đơn vị chủ trì xử lý văn bản và đơn vị tham gia, nếu là văn bản "hoả tốc " hoặc có nội dung yêu cầu phải giải quyết ngay thì vừa phải báo cáo lãnh đạo Bộ, vừa chuyển trựuc tiếp ( bản sao ) cho đơn vị chủ trì xử lý và các đơn vị tham gia ( nếu có ).
5. Chuyển ngay các văn bản "hoả tốc " để xử lý, nếu văn bản đến ngoài giờ thì chuyển cho người có thẩm quyền xử lý sau đó vào sổ công văn đến.
6. Làm "phiếu gửi lại văn bản " ghi rõ lý do và đính kèm văn bản chuyển lại nơi gửi đối với những văn bản của các cơ quan, tổ chức gửi đến Bộ Xây dựng
Bộ trưởng, các thứ trưởng Cơ quan, lãnh đạo cấp trên
Văn phòng bộ
Các doanh nghiệp thuộc bộ Các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan khác
không đúng thủ tục hành chính, như văn bản gửi vượt cấp; văn bản ký và đóng dấu không đúng thẩm quyền; văn bản không đóng dấu, không ghi số , không ghi ngày tháng năm. Đối với những văn bản có nội dung rõ ràng và cần thiết phải báo cáo lãnh đạo Bộ thì sao lại văn bản đó để báo cáo trước khi gửi lại bản chính cho nơi gửi văn bản.
7. Việc tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu của các dự án, thực hiện theo quy định riêng được thống nhất giữa Văn phòng Bộ và các đơn vị.
8. Lập sổ giao nhận văn bản giữa Văn phòng và các đơn vị thuộc cơ quan Bộ.
9. Văn phòng xử lý văn bản gửi đến Bộ trong 1 ngày làm việc.
2.4.2.2. Kết quả hoạt động khảo sát công tác văn phòng Bộ Xây dựng qua phiếu điều tra xã hội học
Câu 1. Ông bà đánh giá như thế nào về công tác gửi văn bản được được kiểm tra từ văn phòng Bộ đến các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra.
Nhanh □ Kịp thời □ Chậm □ Nhanh 5/20 chiếm tỉ lệ 25%
Kịp thời 12/20 chiếm tỉ lệ 60% Chậm 3/20 chiếm tỉ lệ 15%
Câu 2: Ông bà đánh giá như thế nào về chất lượng công tác tiếp nhận và xử lý văn bản đến và đi của văn phòng bộ
Rất tốt □ Tốt □ Hạn chế □ Rất tốt 3/20 chiếm tỉ lệ 15%
Kịp thời 10/20 chiếm tỉ lệ 50% Chậm 7/20 chiếm tỉ lệ 35%
Câu 3: Tại bộ văn phòng bộ đã có đầy đủ quy trình, thủ tục thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến chức năng nhiệm vụ của văn phòng chưa
Rất đầy đủ □ Đầy đủ □ Chưa đầy đủ □
Rất đầy đủ 7/20 chiếm tỉ lệ 35% Kịp thời 10/20 chiếm tỉ lệ 50% Chậm 3/20 chiếm tỉ lệ 15%
Câu 4: Ông bà đánh giá như thế nào về công tác thống kê, lưu trữ, phân loại văn bản của văn phòng
Rất tốt □ Tốt □ Không tốt □ Rất tốt 6/20 chiếm tỉ lệ 30%
Tốt 10/20 chiếm tỉ lệ 50% Không tốt 4/20 chiếm tỉ lệ 20%
Câu 5: Ông, bà đánh giá như thế nào về chất lượng công tác văn phòng của văn phòng bộ
Rất tốt □ Tốt □ Không tốt □ Rất tốt 7/20 chiếm tỉ lệ 35%
Tốt 10/20 chiếm tỉ lệ 50% Không tốt 3/20 chiếm tỉ lệ 15%
Như vậy theo bảng số liệu trên thì công tác quản lý nhà nước theo chức năng của Văn phòng bộ tuy đã đạt được những kết quả đáng mừng nhưng chất lượng công việc mới chỉ đạt được mức độ khá tương ứng với tỉ lệ đánh giá phần trăm chất lượng hoạt động của văn phòng theo bảng hỏi điều tra trên.
Thực tế số liệu đã cho thấy việc chuyển tài liệu, kiểm tra văn bản của văn phòng ở mức kịp thời là chủ yếu chiểm 60% trên tổng số phiếu điều tra.
Quy trình, thủ tục thực hiện các nghiệp vụ của công tác văn phòng vẫn còn thiếu, tỉ lệ số phiếu về mức độ chưa đầy đủ về thủ tục chiếm 15% trên tổng số phiếu.
2.4.2.3. Thực tiễn Hoạt động tổ chức kiểm tra - rà soát thực hiện hoạt động kiểm tra – rà soát và các kiến nghị xử lý đối với văn bản đã kiểm tra – rà soát
Chủ thể thực hiện: Các cơ quan chuyên môn, cá nhân phụ trách, cán bộ chuyên trách, các cộng tác viên của Bộ Xây dựng như: Bộ trưởng, thứ trưởng, các cục, các vụ, các chuyên viên chuyên trách, cộng tác viên của bộ...
Các công việc phải thực hiện: Cơ quan tiến hành kiểm tra văn bản của Bộ Xây dựng phải thực hiện đầy đủ các công việc theo điều 9 của Thông tư số 20/2010/TT-BTP và các quy định sau:
- Kiểm tra văn bản: Kiểm tra và đôn đốc các đơn vị phối hợp kiểm tra gửi kết quả kiểm tra đúng thời gian; Tổng hợp kết quả kiểm tra của các đơn vị, ghi và gửi Phiếu kiểm tra văn bản (xem phụ lục kèm theo Chỉ thị) cho Văn phòng Bộ.
- Xử lý đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm: Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm các quy định tại Điều 3, Điều 6, Điều 24 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và Điều 3, Điều 4 Thông tư số 20/2010/TT-BTP đơn vị được giao chủ trì kiểm tra văn bản sẽ chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xử lý theo các quy định tại khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 20, Điều 23, Điều 26 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư số 20/2010/TT-BTP, đồng thời tiến hành:
- Lập Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (mẫu số 01/BTP/KTrVB ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTP) đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do đơn vị phụ trách;
- Lập Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật (theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư số 20/2010/TT-BTP);
- Chủ trì xử lý đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật do đơn vị hoặc đơn vị phối hợp phát hiện;
- Kiểm tra, đôn đốc cơ quan ban hành văn bản xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;
- Thông báo diễn biến trong quá trình xử lý để Văn phòng Bộ bổ sung vào
Phiếu kiểm tra văn bản.
Lập và gửi báo cáo kiểm tra, xử lý văn bản 6 tháng và hàng năm cho Vụ Pháp chế để tổng hợp:
Báo cáo công tác kiểm tra văn bản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp, cụ thể như sau:
- Báo cáo 6 tháng: Thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 31 tháng 3 của năm báo cáo; Các đơn vị lập và gửi báo cáo cho Vụ Pháp chế trước ngày 03 tháng 4 của năm báo cáo.
- Báo cáo cả năm: Thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo; Các đơn vị lập và gửi báo cáo cho Vụ Pháp chế trước ngày 03 tháng 10 của năm báo cáo.
Phối hợp với các đơn vị chủ trì kiểm tra, xử lý văn bản:
+ Về việc kiểm tra văn bản:
- Thực hiện theo các quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 9 Thông tư số 20/2010/TT-BTP;
- Ghi và chuyển Phiếu kiểm tra văn bản cho đơn vị chủ trì kiểm tra. + Về việc xử lý đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm:
- Lập và chuyển Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật cho đơn vị chủ trì kiểm tra;
- Phối hợp với đơn vị chủ trì kiểm tra trong việc xử lý các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tự kiểm tra, xử lý văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo và được Bộ Xây dựng ban hành theo các quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định 40/2010/NĐ-CP.
Trong quá trình tự kiểm tra, xử lý văn bản có thể phối hợp với các đơn vị có liên quan để kiểm tra, xử lý đối với các nội dung không thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản lập báo cáo kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản do Bộ Xây dựng ban hành theo định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi cho Vụ Pháp chế để tổng hợp. Thời điểm lấy số liệu và thời gian báo cáo như đối với công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền.
.Kết quả điều tra chung về hoạt động kiểm tra văn bản theo thẩm quyền
I. Khảo sát hoạt động tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của bộ Câu 1: Tần suất tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của bộ hiện nay ở mức độ nào?
Rất thường xuyên □ Thường xuyên □ Không thường xuyên □ Rất thường xuyên 6/20 chiếm 30%
Thường xuyên 11/20 chiếm 55 % Không thường xuyên 3/20 chiếm 15%
Nhận xét công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của bộ được tiến hành thường xuyên, ổn định và liên tục, cần giữ vững, tăng cường và phát huy hơn nữa.
Câu 2: Những chủ thể nào sau đây tham gia vào công tác tự kiểm tra văn bản của bộ
Bộ trưởng, các thứ trưởng □
Văn phòng bộ, các cục, các vụ □
Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc bộ □
Các cộng tác viên □
Cơ quan quốc tế □ Bộ trưởng, các thứ trưởng 2/20 chiếm 10% Văn phòng bộ, các cục, các vụ 13/20 chiếm 65 %
Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc bộ 2/20 chiếm 10% Các cộng tác viên 2/20 chiếm 10%
do các cơ quan trực thuộc bộ thực hiện, tỉ lệ cộng tác viên tham gia vào công tác kiểm tra văn bản còn thấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức quốc tế chỉ chiếm 5%. Việc kiểm tra văn bản đòi hỏi cần có nhiều chủ thể tham gian vào kiểm tra, chính vì vậy cần mở rộng thêm tăng cường thêm số đơn vị, chủ thể vào hỗ trợ phối hợp cùng với bộ trong việc kiểm tra văn bản
Câu 3: Trong hoạt động tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật việc phối hợp kiểm tra giữa các bộ phận ở mức nào trong các mức sau?
Tốt □ Bình thường □ Chưa tốt □ Tốt 5/20 chiếm 25%
Bình thường 14/20 chiếm 70% Chưa tốt 1/20 chiếm 5%
Nhận xét việc phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động kiểm tra chủ yếu mới ở mức độ bình thường, vẫn còn có phiếu đánh giá ở mức độ chưa tốt. Cần có giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa thực tế này.
Câu 4: Trong hoạt động tự kiểm tra văn bản bộ có sử dụng các phương thức kiểm tra sau không( có thể chọn cả hai)
Gửi văn bản kiểm tra về cho từng chủ thể kiểm tra □ Tổ chức các cuộc họp □
Gửi văn bản kiểm tra về cho từng chủ thể kiểm tra 18/20 chiếm 90% Tổ chức các cuộc họp 15/20 chiếm tỉ lệ 75%
Câu 5: Hiện tại Bộ đã xây dựng được quy trình thống nhất về hoạt động tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của bộ hay chưa?
Đã có □ Chưa có □
Đã có 1/20 chiếm 10% Chưa có 19/20 chiếm tỉ lệ 95%
Trên thực tế việc tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của bộ mới chỉ dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, chứ chưa tự cụ thể hóa các văn bản ấy xây dựng nên một quy trình tự kiểm tra văn bản thống nhất trong bộ. Đây là vấn đề đang được bộ quan tâm, xây dựng.
Câu 6: Lãnh đạo cơ quan, người có thẩm quyền có thường xuyên theo dõi, chỉ đạo quá trình tự kiểm tra hay không?
Rất thường xuyên □ Thường xuyên □ Không thường xuyên □
Rất thường xuyên 5/20 chiếm 25% Thường xuyên 13/20 chiếm tỉ lệ 65% Không thường xuyên 2/20 chiếm 10%
Như vậy lãnh đạo cơ quan cũng đã thường xuyên chú trọng, quan tâm, theo dõi hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản của bộ. Điều này rất cần thiết nên tiếp tục phát huy để công tác tự kiểm tra đạt chất lượng tốt hơn.
Câu 7: Bộ đã có đầy đủ các văn bản hành chính phục vụ cho hoạt động tự kiểm tra chưa
Đã có □ Chưa có □
Đã có 1/20 chiếm 10% Chưa có 19/20 chiếm tỉ lệ 95%
Hiện bộ chưa xây dựng được bộ thủ tục hành chính thống nhất trong công tác kiểm tra văn bản do vậy vẫn còn tình trạng không đồng nhất về kết quả, phương thức xử lý, chất lượng phối hợp giải quyết công việc còn chưa cao…do chưa thống nhất chung về lề lối kiểm tra văn bản.
Câu 8: Ông bà đánh giá như thế nào về hiệu quả công tác tự kiểm tra văn bản của Bộ
Tốt □ Bình thường □ Chưa tốt □
Tốt 7/20 chiếm 35%
Chưa có 10/20 chiếm tỉ lệ 50%