Khái niệm kiểm tra vănbản quy phạmpháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức kiểm tra qua thực tiễn Bộ Xây dựng (Trang 27)

Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra, nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật, kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật đó.

Từ cách hiểu trên đây, kiểm tra văn bản QPPL có những đặc điểm sau:

Nội dung của kiểm tra văn bản QPPL là xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp, tính hợp lý, tính khoa học, tính hiệu quả của văn bản QPPL.

So sánh với hoạt động kiểm tra nói chung có thể thấy, với hoạt động kiểm tra văn bản QPPL có sự khác biệt bởi chính đối tượng và nội dung của hoạt động này. Đối tượng của kiểm tra văn bản QPPL chính là văn bản QPPL - hình thức pháp luật tiến bộ nhất so với tập quán pháp và tiền lệ pháp, bao gồm nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch của các bộ, cơ quan ngang bộ, của bộ với Tòa án nhân dân tối cao,

Điểm đặc thù về nội dung của kiểm tra văn bản QPPL đó là phải xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản QPPL.

Kiểm tra văn bản QPPL được thực hiện chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chủ thể tiến hành kiểm tra văn bản QPPL chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp….

1.5.2 Mục đích của hoạt động kiểm tra VBQPPL

Thứ nhất, phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản.

Thứ hai, căn cứ vào tính chất, mức độ trái pháp luật của nội dung văn bản, người kiểm tra kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp đối với nội dung sai trái đó: đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, huỷ bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Cùng với việc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những nội dung trái pháp luật của văn bản, người kiểm tra còn phải kiến nghị xem xét trách nhiệm

của cơ quan, người đã ban hành văn bản, cũng như cơ quan, người đã tham mưu, trình văn bản có nội dung trái pháp luật.

Thứ ba, mục đích có tính chất bao trùm toàn bộ hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản là: thông qua hoạt động này, không chỉ phát hiện và xử lý những nội dung sai trái của các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành mà còn góp phần bảo đảm việc soạn thảo, ban hành văn bản có chất lượng cao hơn, nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi.

1.5.3.Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Kiểm tra văn bản QPPL là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành nói chung và nâng cao chất lượng văn bản QPPL nói riêng, thể hiện ở những điểm sau đây:

-Hoạt động kiểm tra văn bản QPPL góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật.

-Hoạt động kiểm tra văn bản QPPL có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì trật tự quản lý nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

-Hoạt động kiểm tra văn bản QPPL góp phần tạo dựng môi trường pháp lý minh bạch, ổn định, lành mạnh, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế.

- Kiểm tra văn bản QPPL góp phần nâng cao chất lượng quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Vì thông qua việc xem xét, đánh giá văn bản QPPL, chủ thể tiến hành sẽ chỉ ra được những thiếu sót, chưa hoàn chỉnh trong quy trình ban hành, đồng thời có những kiến nghị nhằm đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản QPPL. Đối với hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản QPPL, thông qua việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ phát hiện sai sót trong quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành điển hình như: Ban hành không đúng thẩm quyền; không tuân theo trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, thẩm tra còn mang tính hình thức.Khi phát hiện và kiến nghị để xử lý về những sai sót, hoạt động kiểm tra văn bản cũng đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản QPPL.

1.5.4. Phương thức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Bên cạnh việc quán triệt và tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc trên, việc đa dạng hóa và kết hợp linh hoạt phương thức kiểm tra văn bản QPPL cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra. Có những phương thức kiểm tra sau đây:

- Kiểm tra văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản gửi đến;

- Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;

- Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn (tại cơ quan ban hành văn bản) hoặc theo ngành, lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức kiểm tra qua thực tiễn Bộ Xây dựng (Trang 27)