Giới thiệu chung về chi nhánh Hùng Vương

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hùng Vương (Trang 26)

2.1.1. Quá trình hình thành

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hùng Vương trước đây là Chi nhánh cấp 2 Hùng Vương trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (Chi nhánh cấp 1) thuộc NHNo- PTNT Việt Nam.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hùng Vương là đơn vị phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có con dấu, bảng cân đối tài khoản; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ/HĐQTTCCB ngày 24/12/2007 của hội đồng quảnh trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chi nhánh có hai phòng giao dịch Đông Đô và Pháp Vân. Trụ sở chính được đạt tại Toà nhà CC2A, Bắc Linh Đàm, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hùng Vương được tổ chức theo mô hình thống nhất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

BAN GIÁM ĐỐC P hò ng K ế to án – N gâ n qu ỹ - T in h ọc P hò ng K iể m tr a K iể m s oá t n ội b ộ P hò ng T ổ ch ức H àn h ch ín h P hò ng K ế ho ạc h K in h do an h P hò ng G ia o dị ch P há p V ân P hò ng G ia o dị ch Đ ồn g Đ ô

triển Nông thôn Việt Nam. Gồm Ban Giám đốc, 4 phòng, tổ nghiệp vụ và cỏc phũng giao dịch hoạt động theo quy chế.

• Phòng Kế hoạch Kinh doanh ( Nguồn vốn, Tín dụng, Thanh toán Quốc tế).

- Tham mưu cho Giám đốc về huy động và sử dụng các nguồn vốn. Xây dựng và theo dõi tiến độ thực hiện kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Tổng hợp kịp thời kết quả kinh doanh hàng ngày của Chi nhánh. Xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu, lập chiến lược kinh doanh tuyên truyền quảng bá và các thông tin liên quan đến công tác tiếp thị.

- Thẩm định các dự án đầu tư, hoàn thiện hồ sơ cho vay bảo lãnh, mở L/C cấp tín dụng cho khách hàng, Chỉ đạo kiểm tra phân tích hoạt động tín dụng phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm nguyên nhân và cách giải quyết một cách kịp thời.

- Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hàng năm. Phân tích hiệu quả sủ dụng vốn đầu tư, thống kê tổng hợp, bỏo cỏo chuyên đề tính toán lập dự phòng, xử lý rủi ro …

- Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo phương thức L/C, nhờ chi, nhờ thu, chuyển tiền bảo lãnh cho toàn bộ Chi nhánh. Tư vấn cho khách hàng vận dụng thanh toán quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ. Quản lý các tài khoản đặc biệt của từng dự án. Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế.

- Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các Ngân hàng nước ngoài, đầu mối trong việc cung cấp thông tin dịch vụ đối ngoại

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương, quyết toán kế hoạch thu chi, thực hiện các khoản kế hoạch phải nộp ngân sách, quản lý và sử dụng các loại quỹ chuyên dung, đảm bảo an toàn kho quỹ … Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn từ dân cư hay các tổ chức kinh tế.

- Tổng hợp thống kê và lưu trữ giữ liệu. Làm nhiệm vụ tin học khắc phục những trục trặc kỹ thuật đảm bảo sự thông suốt các hoạt động tin học của Chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh.

• Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định, nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và tham mưu các vấn đề giải quyết tố tụng đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Chi nhánh. Tổng hợp báo cáo thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro, giải quyết đơn từ khiếu nại.

• Phòng Tổ chức Hành chính

Lưu trữ các văn bản pháp luật. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc. Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh. Xây dựng đề án mở rộng kinh doanh. Xét duyệt nâng bậc lương. Phát động các phong trào thi đua, quản lý hồ sơ cán bộ và làm các công việc văn thư khác.

• Phòng Giao dịch

Nhận tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn của các tổ chức cá nhân, phát hành kỳ phiếu trái phiếu nội và ngoại tệ, thực hiện chi trả tiền mặt tiết kiệm cho vay, phát

hành bảo lãnh, thu nợ theo quy định, xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn … làm dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ Ngân hàng khác.

2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động

2.1.3.1. Huy động vốn

- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng tiền Việt Nam hay ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ phiếu và thực hiện các chức năng huy động vốn khác (phát hành trái phiếu, vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác).

- Tiếp nhận tài trợ tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ (chủ yểu là thông qua Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước … ) các tổ chức kinh tế quốc tế trong nước và ngoài nước đầu tư cho các dự án có liên quan đến lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp.

2.1.3.2. Cho vay

Bao gồm cho vay trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với tất cả các cá nhân có đủ điều kiện vay vốn theo quy định. Cho vay theo chương trình, dự án của Chính phủ, các chương trình vì mục tiêu nhân đạọ văn hoá xã hội, và một số nghiệp vụ cho thuê tài chính.

2.1.3.3. Kinh doanh ngoại hối

Kinh doanh ngoại hối bằng cách huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, NHNN&PTNT Việt Nam.

- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt nam.

- Kinh doanh ngoại hối mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý, chiết khấu các loại giấy tờ có giá. Đầu tư các hình thức hùn vốn, liên doanh mua bán cổ phần mua tài sản và các hình thức đầu tư kinh doanh khác với tổ chức tín dụng khác

- Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản, kinh doanh bảo hiểm, tư vấn về kinh doanh tiền tệ chứng khoán, môi giới chứng khoán, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro. Thu phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, dịch vụ trả lương qua thẻ, phát triển đại lý chấp nhận thẻ.

2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn từ dân cư tại NH NN&PTNT Hùng Vương Vương

2.2.1. Thực trạng huy động vốn từ dân cư

a, Các hình thức huy động

Hiện nay NH đang huy động tiền gửi tiết kiệm dưới 2 hình thức: có kỳ hạn và không kỳ hạn.

• Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử...nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách. Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán.

Đối với ngân hàng, đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các ngân hàng không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn, đa dạng hơn, đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích hơn để tăng trưởng nguồn vốn này. Tuy nhiên đây lại là khoản nợ mà ngân hàng phải luôn chuẩn bị để chi trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào.

• Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: có nhiều hình thức - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ

- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng tháng - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng quý

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có xác định cụ thể thời gian hoàn trả. Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi hoặc chuẩn bị cho chi tiêu trong tương lai

Nguyên tác của loại tiền gửi này là không được rút ra trước hạn, nhưng thực tế để cạnh tranh với nhau, các ngân hàng thường chấp nhận việc khách hàng rút ra trước hạn nhưng có chính sách lãi suất khác như cho hưởng lãi suất kỳ hạn ngắn hơn hay lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Theo xu hướng kinh tế, để thu hút tối đa loại vốn này, các ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt.

Tiền gửi tiết kiệm (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quyết định số 1160/2004/QĐ- NHNN): là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Tiền gửi tiết kiệm có rất nhiều loại như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn… Loại tiền gửi này luôn đa dạng và phù hợp với thị trường để đáp ứng được mọi nhu cầu gửi tiền của người dân.

• Phát hành giấy tờ có giá khác

Ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi với đặc điểm có kỳ hạn và khoản lãi được hưởng ghi trên bề mặt. Huy động vốn kiểu này nhằm mục đích sử dụng vốn cụ thể

Đặc điểm của loại vốn này là có tính ổn định cao, quyền đòi tiền xếp sau các loại tiền gửi. Ở nước ta, một số loại giấy tờ có giá có thể được mua bán trên thị trường trong khi với các nước mà thị trường tài chính phát triển thì hoạt động mua bán kiểu này diễn ra rất phổ biến

b, Tổ chức huy động

NH tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm từ cá nhân, với nhiều hình thức quảng cáo như trên truyền hình radio,…

NH nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt như VNĐ, USD Huy động từ tài khoản của khách hàng chuyển qua gửi tiết kiệm

c, Quy trình hạch toán

- Hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt: khách hàng điền thông tin gửi tiết kiệm có số hiệu Qt-01/TG-11.05. Khách hàng giao tiền cho nhân viên giao dịch kiểm tra. Sauk hi nhân viên kiểm tra thông tin trên phiếu gửi tiền tiết kiệm và đếm tiền đầy đủ sẽ tiến hành hạch toán trên hê thống TCBS (phần mềm máy tính trong NH) và in sổ, sau đó đưa cho khách hàng ký xác nhận. Trên sổ có đầy đủ 2 chữ ký thì đưa cho kiểm soát viên kiểm tra rồi ký, sau đó giao cho khách hàng

- Khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ tài khoản tiền gửi thanh toán, khách hàng điền vào giấy đề nghị chuyển khoản có số liệu rồi giao cho giao dịch viên, sau đó tiến hành hạch toán trên hệ thống bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán qua làm sổ tiết kiệm rồi in sổ. Các quy trình sau tiền hành giống như hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt.

Hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của mỗi Ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn như vốn tự có, vốn huy động từ bên ngoài bằng nhiều hình thức, nó quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, quyết định khả năng thanh toán chi trả, quyết định năng lực canh tranh của mỗi ngân hàng. Trong số đó có nguồn vốn ngân hàng huy động từ tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế vẫn là chủ yếu. Là chi nhánh mới thành lập, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng với thái độ làm việc nghiêm túc, sáng tạo đã tạo cho khách hàng sự an tâm và tin cậy.

• Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư

Qua bảng số liệu dưới ta thấy tổng nguồn vốn năm 2011 đạt 828,389 triệu đồng tăng 490,624 triệu đồng( 145%) so với năm 2010 là 337,765 triệu đồng. Các

loại tiền gửi tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 đạt 43,654 triệu đồng tăng 18,917 triệu đồng (tăng 76%) so với năm 2010. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn mang lại lợi nhuận nhiều và có tính chất ổn định cao. Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng năm 2011 đạt 113,629 triệu đồng (tăng 85%) so với năm 2010. Tiền gửi có kỳ hạn 12 đến < 24 tháng năm 2011 đạt 50,579 triệu đồng (tăng 102%) so với năm 2010. Tiền gửi có kỳ hạn > 24 tháng năm 2011 đạt 307,499 triệu đồng (tăng 236%) so với năm 2010.

Bảng 2. Tình hình huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương (Đơn vị: triệu đồng) TT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 So sánh (2010 – 2011) Số tiền Tỉ trọng Tổng nguồn vốn 337,765 828,38 9 490,624 145% 1 Phân theo kỳ hạn + TG Không kỳ hạn 24,737 43,654 18,917 76% + TG có kỳ hạn <12 tháng 133,195 274,470 113,629 85% + TG có kỳ hạn 12 đến < 24 tháng 49,639 100,21 7 50,579 102% + TG có kỳ hạn > 24 tháng 130,194 437,693 307,499 236% 2 Phân theo thành phần kinh

tế

337,765 828,38 9

490,624 145%

+ Tiền gửi dân cư 290,237 464,117 173,880 60% + Tiền gửi các TCKT 47,527 320,83

3

273,306 575%

+ Tiền gửi, tiền vay các TCTD

TT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 So sánh (2010 – 2011) Số tiền Tỉ trọng 3 Phân theo loại tiền 337,765 828,38

9 490,624 145% + Nội tệ 253,340 725,601 472,261 186% + Ngoại tệ 84,425 102,78 8 18,363 22%

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng Vương) (Ngoại tệ đã quy đổi VNĐ)

Huy động vốn theo dân cư năm 2011 đạt 173,880 triệu đồng tăng 60% so với năm 2010. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là một trong những nguồn chủ yếu khi phân nguồn vốn theo đối tượng khách hàng. Nhờ công tác tổ chức huy động kỹ lưỡng, thu thập thông tin về dự án, liên hệ và duy trì tốt các mối quan hệ chính quyền địa phương, tích cực tuyên truyền người dân nên mặc dù là có nhiều đối thủ nhưng ngân hàng vẫn là đơn vị thu hút được nhiều nguồn tiền gửi dân cư. Và tiền gửi của các TCKT có sự biến động rõ rệt cụ thể là năm 2011 là 320,883 triệu đồng tăng 273,306 triệu đồng (575%) so với năm 2010 là 47,527 triệu đồng.

Huy động theo loại tiền trong đó tiền gửi nội tệ trong năm 2011 đạt 705,464 triệu đồng tăng 472,261 triệu đồng (186%) so với năm 2010 là 253,340 triệu đồng. Tiền gửi ngoại tệ tăng ít trong năm 2011 đạt 102,788 triệu đồng tăng 18,363 triệu đồng (22%) so với năm 2010 là 84,425 triệu đồng. Nhìn vào số liệu ta thấy việc thu hút ngoại

tệ chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. Trong thời gian tới chi nhánh cần nghiên cứu và áp dụng những biện pháp thích hợp hơn để cải thiện tình hình trên.

* Huy động tiền gửi dân cư thông qua phát hành giấy tờ có giá

Đây là hình thức linh hoạt nhằm giải quyết nhu cầu về vốn tức thời của ngân hàng. Ngân hàng căn cứ vào tình hình vốn và nhu cầu vốn tại từng thời điểm, ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hùng Vương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w