C. Tính điện Tính điện.
1. Địa điểm nhà máy Địa điểm nhà máy.
3.3. Kho thành phẩm.
3.3. Kho thành phẩm.
Kho thành phẩm dùng để chứa sản phẩm sữa đặc có đường và sữa tiệt trùng sản xuất trong 5 ngày
Các hộp sữa đặc có đường được xếp vào thùng cattông sau đó xếp chồng lên cao 4 m ,
3.000 hộp/1 m2 . Vậy diện tích chiếm chỗ trong 7 ngày của sữa đặc là: (250.000 x 5 ) / 3.000 =417 m2.
- Sữa tiệt trùng trong 1 ngày lượng thành phẩm là 80.000 kg = 76.481,84 lít/ngày . Tiêu chuẩn xếp kho 1m2 chứa 400 lít. Vậy diện tích chiếm chỗ trong 5 ngày của sữa tiệt trùng là:
(76.481,84 x 5) /400 = 956 m2. - Hệ số xếp kho là 0,7.
- Chọn kích thước kho là: (65 x 30 x 6) m vậy diện tích là 1950 m
3.4. Phân xưởng sản xuất lon.
Phân xưởng sản xuất vỏ hộp cho dây chuyền sữa cô đặc bao gồm tất cả các khâu từ cán, cắt, dập nắp, uốn thân, ghép đáy rồi vận chuyển lon đến bộ phận rót bằng băng tải.
Số hộp cho 1 ngày sản xuất là 250.000 hộp/ngày.
Do hộp sắt tây dễ bị gỉ nên chỉ dự trữ lon trong 2 ngày sẩn xuất. Số hộp cần trong 2 ngày sản xuất là: 250.000 x 2 = 500.000 hộp Quy chuẩn là 3.500 hộp/m2 kho
Diện tích cần cho chứa vỏ hộp là:500.000 / 3.500 =142,86 m2
Ngoài ra còn cần diện tích để đặt các thiết bị dùng cho cắt dập nắp, cắt uốn hàn thân lon, ghép đáy, các băng tải vận chuyển, diện tích để chứa các tấm sắt nguyên liệu… Mặt khác ở phân xưởng này các tác động cơ học gây tiếng ồn rất lớn do đó cần không gian rộng.
Chọn kích thước phân xưởng sản xuất vỏ hộp là (21 x 9 x 6) m
3.5. Phân xưởng cơ điện.
3.5. Phân xưởng cơ điện.
Phân xưởng có nhiệm vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các hỏng hóc của thiết bị , mấy móc, gia công chế tạo các thiết bị thuộc về lĩnh vực cơ khí… Chọn kích thước phân xưởng (12 x 8 x 4,2) m, diện tích phân xưởng là 96 m2.