Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Quân Đội- chi nhánh- Đông Anh (Trang 26)

2.1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.

• Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Quân Đội

• Tên viết tắt: MBBank

• Website: mbbank.com.vn

• Trụ sở: số 21 Cát Linh quận Đống Đa, Hà Nội

• Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần

• Điện thoại: (04)37674050 hoặc 1900545426

• Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (gọi tắt là Ngân hàng Quân đội) ra đời là sự hội tụ của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất phải kể đến đó là thời điểm và ý tưởng thành lập ngân hàng. Trước đây, trong chiến tranh các ý tưởng thành lập một ngân hàng giống như các ngân hàng ở Liên Xô cũ đã được hình thành. Các ngân hàng này được yêu cầu tách ra khỏi chức năng cấp phát cho các đơn vị quân đội làm kinh tế và dần tiến đến tự chủ về tài chính trong hoạt động vừa dựng nước vừa giữ nước. Song ý tưởng đó đã không thực hiện được do còn nhiều hạn chế về cơ chế thành lập. Đến năm 1990, pháp lệnh về Ngân hàng đã hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp: NHNN quản lý và ổn định tiền tệ; các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Từ các ý tưởng ban đầu cùng các chuyến đi khảo sát tại các nước trong khu vực và trên thế giới thì một yêu cầu đặt ra là phải có một ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế.

Ngân hàng Quân đội được thành lập theo Quyết định số 0054/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994, khai trương hoạt động từ ngày 04/11/1994. Ngày đầu thành lập, Ngân hàng Quân đội chỉ có một trụ sở chính tại 28A Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội, gồm 25 cán bộ nhân viên với 4 phòng ban chức năng: tín dụng, kế toán, kho quỹ và văn phòng. Số vốn điều lệ ban

đầu của Ngân hàng là 20 tỷ đồng với định hướng hoạt động trong giai đoạn đầu là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp Quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Cổ đông sáng lập chủ yếu là các Tổng Công ty, công ty, các nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng và một số thể nhân đóng góp.

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Quân đội cũng không ngừng lớn mạnh. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng Quân đội cũng ngày càng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (doanh nghiệp Nhà nước; công ty cổ phần; công ty TNHH; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…) và các cá nhân. Với phương châm hoạt động an toàn hiệu quả và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Ngân hàng TMCP Quân đội không ngừng mở rộng chi nhánh đến các địa phương trong cả nước, trong đó có ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đông Anh

Ngân hàng đã có tổng công 63 chi nhánh, 2 chi nhánh nước ngoài, 139 phòng giao dịch, 4 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch với số vốn cổ phần vào 31/12/2013 lên tới 11.256.250.000.000.

2.1.1.2 Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Đông Anh.

a. Giới thiệu.

- Được thành lập từ năm 2008 theo Quyết định số 159/QĐ – NHQĐ – HĐQT ngày 11/03/2008 của HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội với quy mô là Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Long Biên. Sau gần 4 năm xây dựng và phát triển, đến tháng 5 năm 2012 MB Đông Anh chính thức được nâng cấp trở thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Hội sở theo Quyết định số 315/QĐ – MB – HĐQT ngày 23/5/2012. Chi nhánh có địa chỉ tại Km12 Quốc lộ 3, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Đến cuối năm 2013 Chi nhánh đạt tổng tài sản gần 900 tỷ đồng với hơn 10.000 khách hàng, nằm trong Top Chi nhánh hoạt động hiệu quả của hệ thống. Trên địa bàn huyện Đông Anh, Chi nhánh hiện tại đang giữ vị trí số 1 trong khối các Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh với 9 ngân hàng đang hoạt động. Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đông Anh tính đến 31/12/2013, MB Đông Anh có 32 cán bộ với độ tuổi trung bình là 28 (trên 87% số cán bộ có trình độ đại học và

trên đại học), đứng đầu là Ban giám đốc gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được chia làm 3 khối, gồm 4 phòng và 2 bộ phận trực thuộc (chi tiết theo sơ đồ kèm theo) thực hiện các hoạt động kinh doanh chính gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thực hiện thanh toán trong nước và quốc tế, hoạt động ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ,...

b. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản.

Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng bao gồm:

- Huy động nguồn vốn: từ tiết kiệm của dân cư, từ các tổ chức kinh tế, nhận vốn điều chuyển từ các chi nhánh khác.

- Cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, chiết khấu các GTCG: được thực hiện theo pháp luật và quy trình nghiệp vụ do NHTM cổ phần Quân Đội ban hành.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh hoàn thanh toán, Bảo lãnh bảo hành, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh dự thầu….

- Mở tài khoản thanh toán, tổ chức thanh toán cho khách hàng.

- Mua bán ngoại tệ, thực hiện thanh toán cho khách hàng: khi khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ phù hợp với điều lệ quản lý ngoại hối thì chi nhánh thực hiện cân đối ngoại tệ để đáp ứng kịp thời.

- Cân đối, điều hòa vốn: giữa chi nhánh với các phòng giao dịch trực thuộc và thanh toán giữa ngân hàng ngoài hệ thốn

- Thực hiện việc lưu trữ chứng từ: toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh đều phải được cập nhật trong máy tính. Chứng từ kế toán, kho quỹ tổ chức lưu trữ tại chi nhánh cuối tuần chi nhánh kiểm tra lại toàn bộ số liệu trên đĩa mềm. Hồ sơ tín dụng, bảo lãnh thế chấp đều được tổ chức lưu trữ theo chế độ hiện hành.

- Đối với sổ sách báo cáo: chi nhánh mở các sổ sách để theo dõi các hoạt động theo quy định. Định kỳ hàng tháng, quý, năm lập các sao kê: dư nợ tín dụng, sao kê tiết kiệm, báo cáo bảo lãnh, cân đối tài khoản chi tiết nội bảng, cân đối tài khoản cấp 3 quy đổi ngoại tệ.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Quân Đội- chi nhánh- Đông Anh (Trang 26)