Đặc điểm và hiệu quả sử dụng EPO trên của một số bệnh nhân đặc biệt

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng EPO ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại đơn nguyên thận nhân tạo, bệnh viện saint paul (Trang 40)

Như đã phân tích ở trên, sau khi phân tích đặc điểm diễn biến nồng độ hemoglobin, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 3 bệnh nhân cần quan tâm đặc biệt trong quá trình điều trị thiếu máu bằng EPO. Đặc điểm sử dụng EPO và diễn biến số lần dùng EPO và nồng độ Hb tương ứng của các bệnh nhân được thể hiện trong bảng 3.8 và bảng 3.9.

Giống như tất cả các bệnh nhân khác, 3 bệnh nhân này được sử dụng EPO với liều cố định là 2000 IU/lần đưa thuốc.

Bảng 3.8. Chế độ liều EPO trên một số bệnh nhân đặc biệt Bệnh

nhân

Chế độ liều EPO

Tổng liều EPO/lần dùng (IU) Liều EPO tính theo cân nặng (IU/kg)

07 2000 46,5

18 2000 55,6

Bảng 3.9. Số lần dùng EPO và diễn biến nồng độ Hb tƣơng ứng của một số bệnh nhân đặc biệt Tháng BN 07 BN 18 BN 42 Số lần dùng EPO Nồng độ Hb (g/l) Số lần dùng EPO Nồng độ Hb (g/l) Số lần dùng EPO Nồng độ Hb (g/l) 1 8 76,6 11 101,0 12 122,0 2 7 68,7 9 115,0 6 111,0 3 11 62,1 11 112,0 8 124,0 4 11 84,0 12 144,0 7 124,0 5 8 88,8 11 149,0 8 133,0 6 9 87,0 6 173,0 7 141,0 7 6 81,7 1 115,0 7 146,0 8 10 76,8 6 120,0 6 139,0 9 4 80,2 2 97,4 7 136,0 10 7 78,9 7 88,0 5 137,0 11 9 78,1 7 120 4 137 12 9 77,0 7 127 3 144

Trong suốt 12 tháng điều trị, bệnh nhân 07 thường xuyên được điều trị bằng EPO nhưng nồng độ Hb của bệnh nhân không có tháng nào đạt đích, thậm chí không có tháng nào đạt 90 g/l. Số lần dùng EPO trung bình của bệnh nhân là 8,3 lần/tháng.

Ngược lại với bệnh nhân 07, trong suốt 12 tháng, bệnh nhân 42 chỉ có 1 tháng nồng độ Hb đạt đích, tất cả các tháng còn lại đều vượt đích. Đặc biệt các từ tháng 5 đến cuối năm, nồng độ Hb của bệnh nhân luôn lớn hơn 130 g/l. Liều EPO tính theo

cân nặng của bệnh nhân là 33,9 IU/kg. Số lần dùng EPO/tháng của bệnh nhân có xu hướng được điều chỉnh giảm dần, đến tháng 12 bệnh nhân được dùng EPO 3 lần/tháng.

Bệnh nhân 18 là một trường hợp đặc biệt khác. Trong 5 tháng đầu, bệnh nhân được dùng EPO từ 9 - 12 lần/tháng. Tương ứng với quá trình sử dụng đó, nồng độ Hb của bệnh nhân đạt đích trong 3 tháng đầu, sau đó liên tục tăng, vượt quá 130 g/l trong 3 tháng tiếp theo. Tháng 6, nồng độ Hb của bệnh nhân đạt 173 g/l. Đến tháng 7, dù chế độ liều của bệnh nhân không thay đổi, nhưng số lần dùng EPO/tháng của bệnh nhân được giảm đi, tới tháng 9/2014, bệnh nhân chỉ được đưa EPO 2 lần/tháng. Tháng 10/2014, nồng độ Hb của bệnh nhân xuống thấp hơn 90 g/l, chỉ còn 88 g/l. Từ tháng 10 tới cuối năm, bệnh nhân được điều chỉnh dùng EPO cố định 7 lần/tháng, nồng độ Hb tăng trở lại ở mức 120 -127 g/l (vượt quá đích). Như vậy, mặc dù không được hiệu chỉnh liều EPO trên mỗi lần dùng, nhưng bệnh nhân được điều chỉnh chế độ dùng EPO bằng cách thay đổi số lần dùng EPO/tháng.

CHƢƠNG 4.BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên hồ sơ bệnh án của 55 bệnh nhân đang được điều trị tại Đơn nguyên thận nhân tạo, bệnh viện Saint Paul trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014. Tỉ lệ nam và nữ gần như tương đồng (50,9% và 49,1%), tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,7 ± 14,3 tuổi. Đa số các bệnh nhân có thể trạng bình thường hoặc nhẹ cân, không có bệnh nhân nào thừa cân, béo phì.

Về tình trạng thiếu máu, trong nghiên cứu của chúng tôi, ở tháng đầu có 92,7% bệnh nhân thiếu máu. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa cho thấy, 100% bệnh nhân suy thận mạn đều có biểu hiện thiếu máu [3]. Sự khác nhau này là do, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đã được điều trị thiếu máu bằng EPO, trong khi đó, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa được thực hiện trên những đối tượng bệnh nhân BTM chưa được sử dụng EPO.

Trong 55 bệnh nhân, có 50 bệnh nhân có tăng huyết áp (chiếm 90,9%). Tuy nhiên, do đặc điểm là nghiên cứu hồi cứu, đa số các bệnh nhân cũng đã được điều trị EPO trước đó, nên không thể kết luận tăng huyết áp là đặc điểm ban đầu của bệnh nhân hay tác dụng không mong muốn của việc sử dụng EPO. Đây là những đối tượng bệnh nhân cần thận trọng trong quá trình điều trị thiếu máu bằng EPO.

Về nguyên nhân gây bệnh thận mạn, trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 36 bệnh nhân được ghi nhận nguyên nhân gây BTM trong bệnh án (chiếm 65,5%). Trong đó, nguyên nhân chính là các bệnh lý tại thận (chiếm 41,8%), các bệnh hệ thống chiếm 23,6%. Kết quả này có sự khác biệt so với Báo cáo thường niên của Hoa Kỳ về bệnh thận giai đoạn cuối năm 2014, trong đó, các nguyên nhân hàng đầu gây BTM là các bệnh hệ thống (tăng huyết áp và đái tháo đường) [59]. Xét trên các bệnh lý cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, viêm cầu thận và đái tháo đường là 2 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn (lần lượt chiếm các tỉ lệ 30,9% và 18,2%). Trong khi đó, nghiên cứu của tác giả Triệu Thị Tuyết Vân cho thấy, viêm

cầu thận mạn là nguyên nhân chính dẫn đến BTM (chiếm 78,8%), đái tháo đường chỉ là nguyên nhân thứ ba (chiếm 5,1%) [9].

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu nhận thấy, mức lọc cầu thận không có nhiều sự khác biệt giữa các bệnh nhân, đều ở mức rất thấp. Giá trị trung bình MLCT

của các bệnh nhân ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 5,1 ± 2,4 ml/phút/1,73m2.

100% các bệnh nhân đều ở giai đoạn 5 của suy thận. Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Tâm trên các bệnh nhân lọc máu chu kỳ cũng cho kết quả tương tự [7].

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng EPO ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại đơn nguyên thận nhân tạo, bệnh viện saint paul (Trang 40)