TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM “ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT “

Một phần của tài liệu Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm (Trang 38)

2. Cách xử lý tình huống:

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM “ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT “

“ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT “

GV: Lý Văn Nghĩa

Trường THCS Phú Thuận A

* Để trao đổi và rút kinh nghiệm tôi xin kể lại một tình huống thực tế đã xảy ra mà tôi đã giải quyết theo sự đánh giá chủ quan của cá nhân tôi là có kết quả khá tốt như sau:

Năm học 2008-2009 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 7A3, một lớp có thể coi là khá nổi trội trong khối 7 về những học sinh có biểu hiện cá biệt. một buổi sáng đầu tuần, trong tiết chào cờ tất cả học sinh đều tập trung ra sân tham gia buổi sinh hoạt chào cờ, sau giờ sinh hoạt trở về, học sinh lớp 9A1 phát hiện có nhiều cặp sách của các bạn trong lớp bị lục tung lên, sau khi kiểm tra có khoảng 5-7 em số tiền để trong cặp không cánh mà bay, các em báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm lớp biết. Cô chủ nhiệm PTPY tìm hiểu trong giờ chào cờ lớp tập trung toàn bộ ra sân không có em nào ở lại lớp, cô sang 9A2 kế bên cũng thế, đến lớp 9A3 thì có một học sinh nữ bệnh có báo với thầy giám thị trực, xin ở lại lớp. Qua trao đổi cô P.Y được em học sinh này cho biết trong thời gian ấy em có thấy 2 bạn học sinh nam chạy ngang qua cửa lớp và với cách mô tả nhận dạng những nét cá biệt thì xác định được đó là em NHD và NHN học sinh lớp 7A3 của tôi chủ nhiệm. Cô P.Y mới báo với thầy CVT đang trực nhật và cho mời hai em NHD và NHN đến phòng trực. Cô P.Y thông báo nội dung sự việc học sinh lớp 9A1 của cô cặp vỡ bị lật tung và mất tiền trong lúc ra sân chào cờ và có bạn ở lớp 9A3 thấy hai em chạy ngang hành lang phòng vào giờ đó. Dù cô P.Y và thầy CVT dùng đủ biện pháp thuyết phục để hai em trả lại số tiền cho các anh chị lớp 9A1 nhưng cả hai không thừa nhận. cuối cùng thầy CVT báo với tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp của hai em NHD và NHN. Khi tôi đến thì hai vẫn bảo là không có lấy, vì các em cũng ra chào cờ. thấy giờ học đã đến mà hai em thì khăn khăn không thừa nhận có thuyết phục cũng khó thành công và ảnh giờ học, nên tôi xin với cô P.Y và thầy CVT cho hai em về lớp học, mọi việc tôi sẽ tìm hiểu và trả lời sau. Khi hai em về lớp tôi mới yêu cầu cô P.Y kể tường tận chi tiết nội dung sự việc. Rất mai tiết ấy là giờ dạy của tôi ở lớp chủ nhiệm, tôi lên lớp giảng dạy bình thường như không có việc gì xẩy ra, tuy nhiên trong suốt giờ dạy ánh mắt của tôi không rời theo dõi từng cử chỉ và hành động của hai em xem có điều gì khác thường không. Suốt giờ học hai em tỏ vẻ học tập bình thường, nhưng điều làm tôi chú ý là suốt giờ học hai em thường lảng tránh không dám nhìn tôi như bình thường, hoặc nhìn thẳng vào mắt tôi khi trả lời câu hỏi, nhất là giật mình khi bất ngờ thấy tôi nhìn chăm chăm vào mắt em. Hết giờ học ấy là giờ giải lao, trong khi các lớp ra chơi tôi yêu cầu cả lớp ở lại. Lớp nhao nhao lên. Tôi lên tiếng ngay, thầy chỉ xin lớp 1 phút thôi và dõng dạc tuyên bố: Để minh oan cho bạn, thầy nhờ các em xác định cho thầy một việc - việc gì thầy? việc gì thầy? trong giờ chào cờ em nào ngồi gần bạn NHD và bạn NHN? Cả lớp nhao lên hôm nay hai

bạn trốn không dự chào cờ và vào học trễ giờ ở tiết 2 nữa thầy ạ!. Không hỏi thêm gì tôi cho cả lớp ra chơi và yêu cầu NHD và NHN theo tôi lên văn phòng. Vừa nói tôi vừa nhìn hai đứa để theo dõi thái độ của các em thế nào. NHN thái độ vẫn điềm nhiên như không có gì xẩy ra, riêng NHD có chút biến sắc nhưng rất nhanh chóng bình thường trở lại.( tôi xin giới thiệu sơ về lý lịch của hai em: Em NHD là học sinh mới chuyển về trường được hơn tháng, do năm trước ở trường cũ em thường

xuyên trốn học đi chơi; về phía gia đình ba- mẹ ly hôn, em sống với ba và người

chị gái. chị là giáo viên của một trườngkhác, ba cũng là nhân viên của trường ấy. còn NHN ba mẹ làm ruộng và buôn bán nhỏ ở địa phương; bản thân em cũng là học sinh cá biệt, thường hay trốn học tụ tập bạn bè tổ chức đánh nhau hoặc hiếp

đáp bạn nhỏ hơn mình.)

Khi lên văn phòng tôi không trao đổi cùng lúc hai em- mà dùng chiến thuật phân tán mỏng lực lượng để tấn công - nhờ thầy CVT đưa em NHD sang phòng bên. Tôi trao đổi với NHN, biết là đứa cứng cỏi, có bản lĩnh và lì lợm, không thể thuyết phục bằng sự ngọt ngào được. tôi đặt thẳng vấn đề với em khi bắt đầu làm việc.

- Em nghĩ sao về việc mất tiền của lớp 9A1?

Vẫn không thay đổi thái độ em trả lời không biết và không có lấy. Tôi phân tích 3 lý do:

- Thứ nhất em không tham dự chào cờ mà nói dối là có (cả lớp xác nhận) - Thứ hai có bạn 9A3 nhìn thấy em và NHD chạy qua phòng 9A1 vào giờ ấy. - Thứ ba khi vào tiết học, 2 em lại vào học muộn hơn các bạn khác.

Ba lý do ấy rất trùng khớp và đủ chứng minh em là thủ phạm. cho dù tôi có đưa ra thêm một số ý khác để thuyết phục nhưng em vẫn khăn khăn và một mực là không; và bảo chỉ vì sợ thầy phạt trốn chào cờ nên mới nói dối thôi. biết không thể thuyết phục được tôi cho em viết tờ tường trình về tội trốn tiết chào cờ và hứa không tái phạm nữa. xong cho em sang phòng nhờ thầy CVT giữ lại và mời em NHD sang làm việc.

Từ ánh mắt hốt hoảng và gương mặt hơi tái đi khi các bạn xác nhận không có tham gia chào cờ và bị mời lên phòng; tôi đánh giá NHD có thể thuyết phục được đây. Sau khi em ngồi vào ghế tôi đưa ra và phân tích ngay 3 lý do trên đủ bằng chứng buộc tội em là thủ phạm. ( ánh mắt em lúc ấy càng tỏ rõ sự lo sợ) tôi tấn công tiếp bằng cách phân tích cái hại của hành vi ấy nếu đã trở thành thói quen, nhất là đối một học sinh cũng như sau này khi ra đời làm ăn cũng thế . . . đặc biệt là em có người chị là một giáo viên, cha mình cũng làm trong ngành giáo dục nếu mọi người biết có đứa con, đứa em như thế thì cha và chị mình sẽ ra sao (trong quá trình trao đổi tôi cố tình để tờ tường trình của NHN nữa kín, nữa hở để NHD thấy được dòng chữ“ em cam kết không dám tái phạm nữa” thầy biết gia đình và bản thân em không phải thiếu thốn gì, nhưng vì nhất thời, bạn rũ ren không kịp suy nghĩ kỹ mà làm theo thôi thầy hiểu điều đó. . .Tôi tiếp: Ở đời ai mà chẳn có lần lầm lỡ, điều hơn người khác và thật sự mình là người tốt là khi lầm lỗi biết nhận ra,

dám thừa nhận để rồi khắc phục, sửa chữa và không bao giờ tái phạm những lỗi như thế nữa mới là điều quan trọng, đáng quí . . . – đầu hơi cuối xuống, giọng rung rung: em hiểu rồi thầy ạ! Nhưng . . . ( bởi trong khi nghe những lời thuyết phục của thầy và thấy tờ cam kết của bạn mình như thế em cứ tưởng là bạn cũng đã thừa nhận việc làm sai trái rồi. Đây là lời của NHN và NHD sau này: Sao mày lại khai. Vì tao nghe thầy nói và tưởng mày . . . ). Tôi liền hứa thầy sẽ xin với ban giám hiệu không kỷ luật, không đưa ra tập thể để mọi người biết, cũng như không báo với gia đình nếu như em thành khẩn nói hết sự thật. Thế là NHD thừa nhận kể lại toàn bộ sự việc và mang tất cả số tiền trả lại, đồng thời hứa sẽ không bao giờ tái tái phạm.

* Về phía trường: Sau khi nhận lại toàn bộ số tiền, tôi mời cô P.Y đến phòng hiệu trưởng để trao lại và nhờ cô tìm cách trả lại cho những em bị hại nhưng bằng cách nào không để dư luận lan ra ( coi như không có vụ mất trộm xẩy ra). Đồng thời xin hiệu trưởng không đưa ra xét xử. bởi lẽ tôi đã hứa với các em là xin không kỷ luật, thứ hai là “ một cái giá bằng ba cái đánh” coi đây như là án treo để hai em không dám vi phạm nũa.( được sự đồng tình của cô P.y và hiệu trưởng)

* Về phía gia đình tôi sẽ gặp gỡ riêng và thông tin cho gia đình biết để cùng GVCN tiếp tục quản lý theo dõi và uốn nắn hai em tiếp tục, nhưng không để cho các em biết là gia đình đã hay chuyện. nhưng tạo cho em sự bán tín, bán nghi.

+ Gia đình của em NHD do ở khu tập thể nên nhanh chóng nắm bắt tin hành lang, ngay cuối buổi học hôm ấy chị em NHD gặp tôi tìm hiểu tình hình, nhưng bất ngờ em NHD đi học về bắt gặp tôi đang ngồi trò chuyện với chị em. Em nhìn tôi với ánh mắt tức giận và không thèm chào. Tôi chợt hiểu tâm trạng thái độ ấy của em. Tôi trao đổi nhanh thông tin và yêu cầu chị em NHD về giả vờ như không hay biết gì về vụ việc cả và làm như cuộc gặp gỡ giữa tôi và chị em chỉ là việc thăm hỏi - bởi chị của NHD cũng là học trò cũ của tôi - nhằm xóa tan tư tưởng về sự bội tín của thầy đang nhen nhóm trong lòng của NHD. Đồng thời cũng đặt vấn đề với NHD về những tin mà các bạn học trong trường xì xào sáng nay, để tạo thêm áp lực với em và đưa ra những lời khuyên chung chung.

+ Còn em NHN, tôi sẽ tìm đến gia đình một ngày khác khi em không có nhà để báo tin cho gia đình biết, để gia đình hợp tác trong việc quản lý và giáo dục em cùng với nhà trường.

Nhằm tạo áp lực cho em, gia đình nên đến trường gặp GVCN và cố tình để cho em bắt gặp, nhưng khi về nhà thì tỏ vẽ như không hay biết về vụ việc, lý do đến trường để kiểm tra theo dõi em học tập ra sao. Từ đó tự tạo cho em lời nhắc nhở - luôn luôn phải ngoan ngoãn không để gia đình hay biết sự việc - và cũng chính là lời cảnh báo em luôn phải ghi lòng mà khắc phục sữa lỗi.

* Kết quả từ đó đến nay ( năm học này cả hai đều học lớp 9) không có biểu hiện gì tái phạm và đã có những biến chuyển đáng kể.

Một phần của tài liệu Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm (Trang 38)