Xử lí tình huống:

Một phần của tài liệu Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm (Trang 33)

Thật ra đây là một học sinh cá biệt, lớp tôi chủ nhiệm-lớp 9a4. Hai tuần đầu năm học, em có đến trường nhưng không vào lớp. Nếu vào lớp thì một hoặc hai tiết thì cúp, học không chép bài, phát biểu linh tinh, thường xuyên gây mất trật tự, ảnh hưởng đến xếp loại yếu kém của lớp. Đối với học sinh nầy, tôi đã có nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu viết tự kiểm, cảnh cáo trước lớp, mời gia đình, ... nhưng hình như mọi hình thức xử phạt đều không có tác dụng. Trực tiếp gặp cha mẹ em thì nói rằng đã bó tay không dạy được, đã có lúc tôi nghĩ đến cách cuối cùng là lập hồ sơ đưa ra hội đồng kỉ luật của nhà trường. Chỉ còn cách đó hy vọng sẽ làm cho em suy nghĩ lại mọi việc và có ý thức hơn trong học tập. Rồi tôi suy nghĩ chẳng lẽ tôi không còn cách nào khác giáo dục em hay sao? Cuối cùng tôi quyết định để thời gian cho em tự sửa chữa. Nhưng tính nào tật nấy không thay đổi. Thế là tình huống trên xảy ra ngay tiết dạy của tôi, tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm.

Sau buổi học hôm đó, tôi gặp riêng em tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của em. Được biết em không muốn học lớp này vì bạn lạ (không cùng phe quậy ở lớp 8), sợ học không theo kịp bạn (lớp có học sinh khá giỏi nhiều). Cũng tuần học đó, trước giờ sinh hoạt lớp, tôi họp ban cán bộ lớp tìm hiểu và nghe ý kiến nhận xét của các em về học sinh này. Tôi hiểu nhiều điều về em, gia đình em cũng khó khăn, mẹ buôn bán nhỏ thường vắng nhà, cha thì ăn chơi không đoái hoài gì đến gia đình, không quan tâm nhắc nhở gì đến em. Từ đó tôi thường xuyên nói chuyện riêng với em, phân tích cho em hiểu về mặt lợi, mặt hại trong những hành vi của em, hướng cho em cách thể hiện tốt trước bạn bè, thầy cô và mọi người. Bên cạnh đó, tôi luôn tạo cho em nhiều điều kiện tự sửa đổi mình để giúp em cảm thấy mình thật sự có thể làm tốt được, trong tiết học tôi cũng thường xuyên chú ý đến em, gọi em trả lời với những câu hỏi dễ. Mỗi khi em làm tốt một nhiệm vụ, trả lời đúng câu hỏi, thực hiện tốt một nội qui của nhà trường, lớp, tôi đều khen thưởng kịp thời trước lớp. Có lẽ mỗi lời khen ngợi của tôi là nguồn động viên rất lớn đối với em. Tôi nhận ra điều đó qua vẻ mặt vui vẻ rạng ngời của em khi được khen ngợi. Nhưng mỗi lần khen ngợi tôi cũng phê bình nhẹ nhàng những hành vi chưa tốt và khuyến khích em cố gắng hơn và tôi cũng cho em biết rằng tôi tin tưởng ở em, em có thể làm tốt và làm tốt hơn nữa.

3/ Kết quả:

Cách giải quyết vấn đề như vậy, tôi có chút hài lòng vì kết quả thực tế cho thấy bản thân em đã có tiến bộ nhiều.

Sau sự việc đó, em đã đi học đều đặn hơn, tình trạng cúp cua bỏ tiết hạn chế nhiều, vào lớp học em đã có chú ý nghe giảng bài, dù chưa tập trung, có chép bài dù chưa thường xuyên, vi phạm nội qui ít hơn.

Dần dần em đi học đầy đủ, có tháng em không nghỉ học ngày nào, tình trạng cúp tiết không còn nữa, thực hiện tốt nội qui trường lớp. Kết quả học tập tiến bộ rõ rệt: Tháng điểm thứ nhất học kì I không xếp loại, vì không có điểm ở nhiều môn. Tháng điểm thứ hai và kết quả học kì I đạt trung bình. Đó là điều đáng mừng, cho thấy em đã tiến bộ rất nhiều.

Những chuyển biến đó giúp tôi hi vọng em thật sự thay đổi và tôi chờ đợi kết quả ở cuối năm học.

4/ Kết luận:

Cách xử lí tình huống của tôi, tuy kết quả chưa theo mong muốn nhưng phần nào cũng rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.

- Đối với học sinh cá biệt GVCN phải biết nhìn bằng con mắt tình thương và sự thông cảm, xem học sinh là người thân của mình.

- Nhẹ nhàng phân tích những ưu, khuyết điểm, đúng, sai trong nhận thức, suy nghĩ của em, giúp các em nhận biết các ưu khuyết điểm của mình và biết phát huy nó. Không nên nói những câu phủ phàng nặng nề làm các em chán nản như bị xúc phạm.

- Hãy tỏ ra dịu dàng gần gũi chia sẻ với những khó khăn của em, cư xử thật khoan dung. Hãy cho học sinh biết mình luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, không nên tách học sinh cá biệt ra khỏi tập thể lớp, xóa bỏ mặc cảm dư thừa hoặc yếu kém.

- Việc khen ngợi đúng lúc đúng chỗ là nguồn động lực to lớn giúp các em tự điều chỉnh bản thân. Đây là một trong những biện pháp tối ưu nhất có thể giáo dục học sinh cá biệt. Lời khen ngợi của giáo viên giúp cho học sinh tự tin hơn và khẳng định được mình trước bạn bè, thầy cô và mọi người.

Sự nghiệp giáo dục luôn cần những người thầy tận tâm vì học trò. Trong đó người giáo viên làm công tác chủ nhiệm đã và đang đảm nhận một trọng trách nặng nề: Chịu trách nhiệm về phẩm chất đạo đức của học sinh.Vì vậy là giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, chúng ta luôn bồi dưỡng chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm xử lí tình huống sư phạm để làm tròn nhiệm vụ mà xã hội giao phó./.

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Trường THCS Long Thuận 1. Tình huống: “Học sinh mất tiền trong lớp”

Sau khi kết thúc thời gian ra chơi, một học sinh nữ trong lớp đến gặp tôi và nói: “Em bị mất 10.000đ trong giờ ra chơi. Mẹ em mới cho tiền để em đóng tiền giấy thi. Em để tiền trong cặp, ra chơi em không có mang theo”.

Một phần của tài liệu Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w