TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM “ KHI HỌC SINH ĐỀ NGHỊ ĐỔI THẦY GIÁO ”

Một phần của tài liệu Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm (Trang 27)

GV: Lương Đức Mạnh

Trường THCS Thường Thới Hậu B

Bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp 6A1 - một lớp ngoan và học giỏi. Nhưng ngay giữa học kỳ I, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với giáo viên chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy Mĩ thuật.

Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em. Bạn biết là những lời nói của các em về thầy dạy Mĩ thuật không hoàn toàn sai sự thật.Hơn nữa, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp cuối cấp, bạn cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em, khi mà kỳ kiểm tra học kỳ II sắp đến. Bạn phải làm thế nào để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quỳên lợi của học sinh ?

Hướng xử lý:

Bạn tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em. Nhưng dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên. Bạn sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với thầy dạy Mĩ thuật. Bạn hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc nhở các em cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo.

Kết quả đạt được:

Trong tình huống này, bạn cần thể hiện thái độ tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của các em, vì nó liên quan đến quyền lợi và kết quả học tập của các em. Bạn nên lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án để thẩm định lại độ chính xác của những lời phàn nàn đó. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, bạn có thể hỏi các em những “bằng chứng” cụ thể về việc thầy giảng khó hiểu, khó tiếp thu. Nếu lý do thực sự chỉ ở vấn đề phương pháp, bạn sẽ giải thích cặn kẽ để các em hiểu, từ đó cố gắng tìm ra cách học chủ động hơn. Bạn cũng có thể nêu ra các dẫn chứng về kết quả học tập môn Mĩ thuật ở các lớp khác cũng do chính thầy dạy. Là một lớp ngoan và học giỏi chắc chắn các em sẽ không thể bỏ qua những lời có sức thuyết phục và cách phân tích sự việc thấu đáo của bạn. Bằng sự khéo léo của mình bạn hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với đồng nghiệp và với học sinh thân yêu. /.

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

“ Khi Học sinh nghiện thuốc lá”

GVCN: Lê Thị Thu Cúc Trường THCS Long Khánh A

Không ham học làm ảnh hưởng không ít đến phong trào thi đua của trường, của lớp đó là Em H học sinh lớp 6A4 của tôi chủ nhiệm.

Trong giờ dạy, Tôi phát hiện ra Em H ngồi ở cuối lớp có vẻ rất mệt mỏi, có cảm giác như mất ngủ, mắt liêm diêm, ngồi gục xuống bàn….không chú ý đến giáo viên giảng những gì. Lúc đó Tôi chỉ nghi là Em H có hút thuốc lá nhưng không dám quả quyết vì Em chỉ là một học sinh lớp 6. Lúc bấy giờ Tôi bước đến chổ Em và nói: Sao buồn ngủ vậy đêm rồi chắc thức khuya chơi Game hả? Em đi rửa mặt đi để còn học nửa và Em bước ra ngoài, không biết Em có rửa mặt hay không nhưng khi vào lớp thấy Em có vẻ tươi tỉnh hơn. Kể từ ngày hôm đó Tôi bảo với các cán sự lớp để ý mọi hành động của Em H rồi báo cáo lại cho Tôi và cứ mổi cuối tuần sau đó Tôi lại được những kết quả hầu như tương tự nhau là

Em H thường xuyên cúp tiết, nếu có vào lớp thì thường không chuẩn bị bài, không viết bài, ngồi nói chuyện riêng làm mất trật tự giáo viên không dạy được thậm chí còn có thái độ vô lể với giáo viên.Qua tìm hiểu Tôi còn biết thêm thông tin là ngoài những việc trong lớp Em H còn tụ tập với một số Em đã nghỉ học đi chơi Game, đi vườn hút thuốc thậm chí còn có cả uống rượu…

Như chúng ta biết đấy một học sinh với tuổi đời còn quá trẻ mả đả nghiện thuốc thì thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định, thích học thì học, không thích thì đùa giởn, quậy phá các bạn, chọc cho bạn giởn nói chuyện với mình, tâm trạng thì “nắng mưa thất thường”. Vậy làm thế nào để giáo dục được Em H trở thành một học sinh bình thường như bao Em học sinh khác. Tôi có một số biện pháp như sau:

- Thứ nhất: Tôi tìm hiểu hoàn cảnh của Em H, mới biết được gia đình của Em rất khá, Ba Em mất sớm, Mẹ Em đi buôn bán xa ở Campuchia, Em sống với Ông Bà ngoại, Ông Bà rất chìều chuộng Em, thường cho Em rất nhiều tiền mà không cần biết lý do Em xài tiền vào mục đích gì.

- Thứ hai: Tôi bắt đầu mời Em H làm việc riêng, Tôi nói chuyện với Em như một người thân, người bạn, Tôi hỏi: Em hút thuốc phải không? Lúc đầu Em chối dử lắm, Tôi cũng không ép Em phải nhận ngay, Tôi chỉ ngồi giải thích tác hại của việc hút thuốc lá: Thuốc lá là một loại thuốc kích thích, hút thuốc lá vừa tốn tiền,ảnh hưởng kinh tế và cuộc sống gia đình, ảnh hưởng đến những người xung quanh, khó chịu vì mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người hít phải khói thuốc, hút thuốc nhiều sẻ gây nghiện làm người hút phụ thuộc vào thuốc lá. Ngoài ra nó còn gây ra một số bệnh như: ho,viêm họng, viêm mũi, lao phổi, ung thư phổi……

Tóm lại tác hại của thuốc lá ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và học tập hảy tránh xa thuốc lá, nó không tốt đối với lứa tuổi của Em, Em không thương Mẹ,

thương Bà sao? Em có muốn cô nói với Mẹ, với Bà không? Tự nhiên Tôi thấy đôi mắt Em rưng rưng, Em ngồi gục mặt xuống và nói: Em sẽ không hút thuốc nửa Cô đừng nói với Mẹ và Ngoại Em nha. Và Tôi hứa với Em là sẻ không nói. Nhìn thái độ của Em Tôi nghĩ là Em sẽ sửa đổi, nhưng nào ngờ chứng nào tật nấy Em vẫn không hề thay đổi, Tôi đành phải dùng biện pháp kỷ luật đối với Em bằng hình thức bảo Em viết cam kết hứa trước lớp là sẽ không hút thuốc và không vi phạm nội quy nhà trường nửa, nếu còn vi phạm sẻ chịu mọi hình thức kỷ luật trước trường và lớp.Và Tôi trực tiếp đến gặp phụ huynh của Em H, báo cho họ biết tình hình của con cháu họ để cùng tìm biện pháp thích hợp để giáo dục Em.

Về phía phụ huynh thì dùng biện pháp cho Em ít tiền lại, thường xuyên kiểm tra bài hằng ngày của Em, nhắc nhở Em học tập và thường xuyên đến trường để theo dõi về thái độ học tâp, quan hệ bạn bè của Em để kịp thời uốn nắn …

Với tư cách là GVCN ngoài việc cảnh cáo nhắc nhở Em trước lớp, Tôi lại thường xuyên gặp gở, trò chuyện, quan tâm, nhắc nhở, động viên Em học tập, với thái độ thân thiện như là người thân,bạn bè, tạo cho Em có cái nhìn thiện cảm, gần gủi chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng.

Chính vì vậy mà đã tạo cho Em cảm giác xem giáo viên như là một người bạn thân, sẳn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với cô (thầy), khích lệ mình khi mình khó khăn bế tắc trong học tập.

- Thứ ba: Tôi đã đưa ra một số biện pháp để giúp Em hạn chế và bỏ hút thuốc lá như:

+ Khuyên Em nên ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, cho Em tham gia các trò chơi do đội tổ chức, nếu thấy miệng buồn có thể nhai kẹo cao su. Đồng thời cũng luôn nhắc nhở Em hiểu rõ được lợi ích của việc không hút thuốc và tác hại của chúng đối với bản thân và với cộng đồng.

+ Như chúng ta biết đấy Em H không chỉ là một học sinh nghiện thuốc lá mà còn xem là một học sinh cá biệt, nên tính tình thường ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân không quan trọng mà chỉ biết vào lớp là để được “lãnh lương” hàng ngày và không phải làm những công việc ở nhà. Tôi cũng thường nhắc nhở cho Em thấy rỏ được tầm quan trọng của việc học, đưa ra một số dẩn chứng về nạn thất học, gia đình khó khăn, không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không dủ mặc ngược lại những Em có học thì làm việc thuận lợi dể dàng càng ngày càng tiến thân, bạn bè phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày nở mặt….

+ Đối với đối tượng này chúng ta không dể gì giáo dục trong một ngày một bữa, chúng tôi đã mất một học kỳ mới cảm hóa được Em và bây giờ Em H đã nhận thức được vai trò của việc học tập dối với bản thân mình và gia đình, Em đã bỏ thuốc, đi học đều hơn và có niềm tin hơn./.

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

GV: Nguyễn Thị Kim Thum Trường THCS Long Khánh A

I. Tình huống sư phạm:

Hiên nay học sinh ở trường THCS Long Khánh A nói chung và học sinh trong lớp 7A5 nói riêng vẫn còn một số học sinh cá biệt có những hành vi, ngôn ngữ, ứng xử, thái độ không phù hợp với đạo đức của học sinh. Chẳng hạn: Trường hợp của em N.H.T khi nhà trường tổ chức lao động, trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm phân công các tổ phụ trách công việc và mang dụng cụ thì GVCN phát hiện em N.H.T tỏ ý không muốn tham gia và khi hỏi thì em nói với thái độ vô lễ .Ba mẹ tôi nói: “Tôi đi học thì chỉ học thôi, chứ không lao động gì cả ”. Với thái độ như trên của học sinh N.H.T là giáo viên chủ nhiệm bạn xử lí như thế nào?

III. Các biện pháp xử lí: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Tôi thì có một số hướng xử lí như sau:

Biện pháp 1: GVCN tức giận vì câu nói của học sinh và bảo rằng em nhất định phải đi, nếu không đi lao động sẽ hạ một bậc hạnh kiểm. (Với biện pháp này có thể N.H.T nghĩ rằng thầy tức quá nói vậy thôi hoặc hạ một bậc hạnh kiểm cũng có sao đâu cha, mẹ nói vậy thì nghe vậy, trong biện pháp này, thái độ vô lễ của em N.H.T cũng chưa được nhắc nhỡ).

Biện pháp 2: Cho học sinh đọc văn bản qui định về quyền và nhiệm vụ của học sinh và yêu cầu em N.H.T phải đi lao động. (Với biện pháp này thì học sinh có thể đã hiểu nhiệm vụ nhưng N.H.T lấy lí do gia đình thì không thống nhất việc cho đi lao động).

Biện pháp 3: Cho học sinh đọc văn bản qui định về quyền và nhiệm vụ của học sinh và yêu cầu em N.H.T phải đi lao động, đồng thời giải thích thêm cho học sinh về lợi ích của lao động về nhân cách của học sinh ( như là rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết, gắn bó, thấy rõ được giá trị của sức lao động…).(biện pháp 3 này cũng có tác dụng giống biện pháp 2).

Biện pháp 4 : Phải khéo léo giao tiếp với cha, mẹ của em N.H.T để tìm hiểu xem có phải thật sự cha, mẹ của em N.H.T có nói như vậy không?

Trường hợp 1: Nếu có, thì giáo viên cho cha, mẹ của N.H.T xem văn bản qui định về nhiệm vụ cúa học sinh, giải thích thêm cho phụ huynh ấy về vai trò của lao động đối với sự phát triển nhân cách của học sinh và cũng cần giải thích thêm về các loại hình lao động mà nhà trường tổ chức phù hợp với lứa tuổi và không ảnh hưởng xấu đến học sinh. Đặc biêt quan trọng là khi phụ huynh đã hiểu thông cảm và chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm thì GV cần khéo léo nhắc nhở với phụ huynh phối hợp nhiều hơn nữa để giáo dục em N.H.T về cách giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo và người lớn.

Trường hợp 2: Nếu cha mẹ học sinh không nói như vậy thì đây là một dấu hiệu nói dối, rất cần sự phối hợp giáo dục của gia đình và nhà trường để kịp thời ngăn chặn. Đồng thời giáo viên cũng cảnh cáo em N.H.T truớc lớp để làm gương cho các em khác.

Trong bốn biện pháp nêu trên, với cùng một tình huống thì tôi xét thấy biện pháp 4 là hữu hiệu, chính xác và toàn vẹn nhất, thể hiện rõ nét hiệu quả của việc phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường, giúp cho giáo viên chủ nhiệm có thể xử lí nhiều tình huống khó và phức tạp.

Tóm lại: Để giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức học sinh cá biệt nói riêng thì giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp với giáo viên bộ môn và gia đình để dạy các em, giúp các em định hướng, nhận thức được tâm lý, hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của mình. Để xây dựng lại cái nền đạo đức cho học sinh, đi vào những bài học cụ thể, đúng hoàn cảnh, đúng tâm lý, có như vậy mới hy vọng xóa dần được sự xuống cấp về đạo đức./.

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

GV: Nguyễn Thị Thu Nga Trường THCS Long Khánh A

* Tình huống :

Trong lớp có một học sinh nữ học khá nhưng thường xuyên đi trễ hoặc nghỉ không phép, không đồng phục, để tóc màu, ăn quà trong lớp học (mặc dù căn tin của trường kế bên pḥòng học) làm ảnh hưởng xấu đến phong trào thi đua của lớp.

* Xử lí :

- Giáo viên trực tiếp hỏi lí do em bảo rằng đi học trễ gì phải đi chợ cho ông bà ngoại, không mặc áo dài vì áo cũ đă chật không mặc được, tóc màu vì hè lỡ nhuộm không có tiền nhuộm lại, c̣òn ăn uống trong lớp học là vì không thích qua căn tin.

- Đến gia đình tìm hiểu thì biết được vì cha mẹ đi làm ăn ở thành phố, em sống với ông bà ngoại tuổi ngoài 60 và ông bà cho biết thêm là không có chuyện em phải đi chợ cho ông bà, ba mẹ em đă may áo dài mới cho em đầy đủ và em thích làm gì thì làm ông bà không nói được. Giáo viên cũng nhờ gia đ́nh nhắc nhở em khắc phục những khuyết điểm trên.

- Động viên em cố gắng đi học đều, thực hiện tốt nội quy nhà trường vì đây là năm học cuối cấp kết quả học tập, rèn luyện ảnh hưởng rất lớn đến việc xét điều kiện tốt nghiệp sau này.

Nhưng được khoảng 1 tuần em vần chứng nào tật ấy. Rồi vài tuần sau em nghỉ học luôn với lí do đi thành phố với ba mẹ. Sau khi giáo viên đến gia đình kí biên bản nghỉ học xong xuôi, tình cờ nói chuyện với đứa bạn thân của em học sinh đó mới biết em bảo rằng nghỉ học là do chán đi học vì vào lớp chuyện gì cũng bị trừ điểm thi đua, bị nhắc nhở phê bình.

* Rút kinh nghiệm khi xử lí t́nh huống không thành :

- Uốn nắn, đưa học sinh vào nề nếp phải từ từ nhất là đối với học sinh ở nhà không có cha mẹ , quen thói tự do tự tại, muốn làm gì thì làm.

- Cần tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân chính để có hướng giải quyết thích hợp. - Cần kết hợp với bạn thân của học sinh vi phạm để vừa tìm hiểu được nguyện vọng của học sinh vừa để bạn là người động viên, khích lệ rất lớn cho học sinh đó tiến bộ./.

Một phần của tài liệu Tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm (Trang 27)