B. TSCĐ (giá trị còn lại) 6.06 Vốn chủ sở hữu 18.33 Tổng cộng tài sản33.33Tổng cộng nguồn vốn33
3.2.3. Quản lý tốt các khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng rất cao mà lại tăng dần lên, không những trong cơ cấu các khoản phải thu (trung bình chiếm 90%) và cả trong toàn bộ cơ cấu TSLĐ của công ty. So với các công ty cùng ngành, tỷ trọng khoản phải thu trong TSLĐ thuộc top cao, hiệu quả quản lý nợ phải thu cũng tương đối thấp. Hiện nay đã xuất hiện 1 số khoản nợ quá hạn 1-2 năm, nếu công ty không sớm có biện pháp xử lý thì sẽ dẫn đến nhiều khoản trở thành khó đòi, quá hạn làm ứ đọng, lãng phí, thậm chí là mất vốn.
-Trước hết là công ty cần hình thành phương pháp thích hợp trong việc theo dõi các khoản nợ phải thu và lập kế hoạch thu hồi các khoản nợ này, công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết nợ theo từng đối tượng khách hàng, thường xuyên phân loại nợ, chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán… Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi.
- Nên áp dụng linh hoạt chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
khích khách hàng trả tiền sớm hơn. Cần căn cứ vào từng đối tượng khách hàng để có mức chiết khấu hợp lý.
+ Với những khách hàng với đặt hàng có khối lượng nhỏ, công ty nên thực hiện chính sách “mua đứt, bán đoạn”, không để nợ dây dưa.
+ Với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên, công ty nên áp dụng mức chiết khấu ở mức nhỏ “2/10 net 30”.
+ Với những khách hàng lớn và thường xuyên, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Công ty nên áp dụng mức chiết khấu lớn hơn để khuyến khích họ thanh toán nhanh hơn, có thể là “5/10 net 30”.
Trong hợp đồng nên thỏa thuận và quy định hình mức phạt khi đối tác vi phạm việc thanh toán. Tùy trường hợp có thể thỏa thuận, có thể áp dụng mức phạt bằng lãi suất tín dụng quá hạn của NHNN Việt Nam, tính từ ngày hết thời hạn thanh toán.
- Để khuyến khích việc mua hàng cũng như đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, công ty cũng nên áp dụng các chính sách bán hàng như chiết khấu theo doanh thu, theo số lượng,.. đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng như hỗ trợ trực tuyến qua website, xây dựng các nick chat phục vụ khách hàng online để giải đáp kịp thời mọi thắc mắc.
- Công ty cần nhanh chóng thành lập 1 bộ phận chuyên trách (việc này giao cho phòng Tài chính kế toán quản lý) về theo dõi và thu hồi nợ, phân chia và quản lý một cách sát sao khách hàng theo đối tượng, giá trị công nợ. Các nhân viên này yêu cầu phải được đào tạo bài bản các kỹ năng như: giao tiếp qua điện thoại, thuyết phục khách hàng, cách ứng biến nhanh nhạy với mọi tình huống,..Tiến hành thưởng cho các nhân viên đạt chỉ tiêu thu hồi nợ để khuyến khích và tạo động lực cho họ.
- Công ty cần phải trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập như sau:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
+ 30% giá trị đối với các khoản nợ từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.