0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH HAEIN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH HAEIN (Trang 45 -45 )

SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH HAEIN

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Haein trong thời gian tới 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội thế giới và trong nước 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội thế giới và trong nước

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Kinh tế trong nước cũng như thế giới vẫn ở trong vòng xoáy suy thoái và đối mặt với cuộc khủng hoảng. Kinh tế Mỹ và Nhật đều không mấy khả quan. Nếu tình hình tài khóa tiếp tục bị co lại thì Mỹ sẽ chính thức rơi vào suy thoái và ảnh lớn tới thị trường tài chính toàn cầu. Hơn nữa căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có thể tạo ra “cú sốc” giá dầu, khiến giá cả thế giới biến động mạnh trở lại sẽ tiếp tục tạo áp lực lên lạm phát cũng như cán cân thương mại của các nước. Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục lún sâu vào năm 2013, tình hình kinh tế không mấy khả quan so với năm 2012.

•Một vài nét về tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 2012

-Tốc độ tăng chỉ số CPI –lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011

-Cán cân thanh toán quốc tế trong 9 tháng ước thặng dư khoảng 8 tỷ USD.

-Số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động là khá lớn (hơn 35.483 DN).

-Cuối năm 2012, lãi suất điều hành và lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh. Tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho lớn, nợ xấu tăng ở mức 8.8% là những nhân tố chủ yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng.

-Các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản đã phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Mức lạm phát cả năm kiềm chế được ở mức 1con số. Tuy nhiên nếu xét về trung và dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

Năm 2013 là năm bản lề cho kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2 năm trước thực hiện vẫn còn thấp so với kế hoạch. Mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Một 1 số chỉ tiêu Chính phủ đã đề ra là: Tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 5.5%; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%; Bội chi NSNN không quá 4.8% GDP; Tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 7 -8%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 của NHNN là ở mức 12%. Lãi suất huy động dưới 1 năm sẽ được duy trì ở mức 7 -8%/năm và lãi suất cho vay sẽ ở mức 10 -11%/năm cho kì hạn ngắn và 12 -14%/năm cho kì hạn dài.

3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới

Công ty TNHH Haein xác định bán buôn hàng tiêu dùng là con đường chủ yếu tạo ra doanh thu cho công ty, và tạo độ phủ các sản phẩm rộng khắp thị trường trong tỉnh Bắc Ninh là mục tiêu trong chiến lược phát triển. Vì vậy mục tiêu trong những năm tới phấn đấu tăng doanh thu không ngừng và dần chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín và chất lượng sản phẩm. Cụ thể trong thời gian tới công ty dự kiến phấn đấu mức tăng trưởng doanh thu hàng năm tối thiểu là 20-25%, lợi nhuận tăng mỗi năm 25-30%.

•Các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho năm 2014:

- Doanh thu thuần: 60 tỷ đồng - Lợi nhuận trước thuế: 4.8 tỷ đồng

- Thu nhập bình quân: 4 -4.5 triệu đồng/ người lao động/ tháng

Để đạt được các mục tiêu đề ra công ty đã vạch rõ định hướng của công ty trong thời gian tới là:

-Về thị trường: tiếp tục duy trì và giữ vững thị trường sẵn có đã khai thác hơn 10 năm nay. Đồng thời tiếp cận các khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

- Về nguồn nhân lực: nâng cao trình độ, chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ để tạo đội ngũ cán bộ CNV năng động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc.

- Về quản lý các nguồn lực tài chính: xác định quy mô vốn đáp ứng đủ nhu cầu, tự chủ cao trong quản lý, quản lý có hiệu quả, sử dụng tiết kiệm và hợp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các tài sản của công ty.

- Về sản phẩm: không ngừng tìm tòi các nhãn hàng mới đem lại lợi nhuận cao, đa dạng hóa và đầy đủ các mặt hàng tiêu dùng, hướng tới trở thành nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3.2. Khuyến nghị trong việc sử dụng tài sản tại công ty TNHH Haein 3.2.1 Chú trọng hơn trong việc đổi mới tài sản cố định, phương tiện vận 3.2.1 Chú trọng hơn trong việc đổi mới tài sản cố định, phương tiện vận tải, chuyên chở hàng hóa, tăng cường công tác quản lý, sử dụng chúng

Tài sản còn tập trung quá nhiều vào TSNH (>90%) mà lại ngày càng tăng lên. TSCĐ của Công ty xét về tổng thể là đã cũ và sắp khấu hao hết giá trị. Cơ cấu quản lý còn nhiều yếu kém ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng TSCĐ như khấu hao còn chưa linh hoạt, chưa phân định rõ từng loại tài sản mà chung hết vào 1 loại trong khi đó đặc tính của chúng lại khác nhau (giữa máy móc, thiết bị văn phòng và phương tiện vận tải có sự khác nhau rõ rệt), nhân viên công ty khi làm hư hại tài sản của công ty chỉ dừng lại ở mức bị khiển trách và phạt nhẹ,… Do vậy trong thời gian tới, công ty cần chú ý thực hiện một số vấn đề sau:

- Phân định rõ từng loại tài sản để dễ dàng quản lý hơn.

+ Máy móc thiết bị có các loại sau: máy kéo tinh, máy kéo đại, máy

xoắn ốc, máy phát điện SH 2000 của Ý, máy ổn áp Lioa, máy xử lý bề mặt, máy bọc lưới dây thép,…

+ Phương tiện vận tải gồm: Xe nâng hàng, xe ô tô Land cruise, xe ô tô E280 Elegence, xe ô tô honda CRV, xe tải chở hàng Huyndai HD72…

+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Máy điều hòa nhiệt độ của Nhật, dàn máy vi tính, tủ điện trong nhà có chống tổn thất, dàn máy tính xách tay,..

- Với một số máy móc thiết bị đã cũ, được đầu tư từ thời điểm thành lập

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

như: Dàn máy vi tính, máy keo tinh,máy kéo trung…công ty nên đẩy nhanh khấu hao (có thể áp dụng khấu hao nhanh hoặc khấu hao theo sản lượng), và thay thế máy móc mới để nâng cao năng suất. Tuy nhiên, trường hợp máy móc thiết bị có giá trị lớn thì có thể áp dụng hình thức thuê tài chính vừa tiết kiệm chi phí mà lại giúp công ty có nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng kinh doanh.

- Định kỳ xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, trích lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm thiệt hại tài sản đối với những tài sản có giá trị lớn và quan trọng trong kinh doanh.

- Có biện pháp thưởng phạt thích đáng đối với trường hợp làm hư hại TSCĐ. Có thể áp dụng hình thức xử lý sau:

+ Đối với trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

+ TH lần đầu tiên gây ra hậu quả nhưng không đáng kể (dưới 5 trđ) thì tùy theo nguyên nhân sẽ có mức phạt cụ thể, nhưng không vượt quá giá trị phần tài sản thiệt hại.

+ TH gây ra hậu quả tương đối lớn (>5 trđ), căn cứ mức độ người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thỏa đáng.

Phương thức bồi thường là trừ dần vào lương hàng tháng của nhân viên, mỗi lần trừ không vượt quá 30% lương tháng đó. Nếu trong thời hạn bồi thường mà nhân viên công ty có thái độ tích cực, khắc phục hậu quả do mình gây ra thì công ty xem lại mức bồi thường.

+ TH gây hậu quả quá nghiêm trọng, vượt các khung quy định trên thì nhân viên ngoài phải bồi thường ngay cho công ty còn có thể truy tố trách nhiệm hình sự.

3.2.2 Áp dụng phương pháp hợp lý xác định chính xác nhu cầu TSLĐ

Trong những năm vừa qua, hiệu suất sử dụng TSLĐ của công ty đã giảm và thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Vốn bị ứ đọng ở nhiều khâu, tốc độ luân chuyển chậm đi khiến doanh nghiệp phải bổ sung thêm TSLĐ sau mỗi năm (năm 2011 cần bổ sung thêm 6.5 tỷ, 2012 là 4.2 tỷ, 2013 là 1.7 tỷ).

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

Vì vậy việc dự báo nhu cầu vốn lưu động thích hợp là 1 vấn đề quan trọng giúp cho công ty không bị thừa hay thiếu vốn và chủ động hơn trong kinh doanh.

Doanh thu dự kiến của công ty năm 2014 là 60 tỷđ. Dựa trên các hệ số tài chính của các doanh nghiệp trong ngành, các hệ số tài chính của công ty năm 2013 như sau:

- Hệ số nợ: 0.45

- Vòng quay toàn bộ vốn: 1.80 - Vòng quay VLĐ: 2.2 vòng - Hệ số thanh toán hiện thời: 2

- Vòng quay hàng tồn kho: 6.50 vòng - Kỳ thu tiền bình quân: 90 ngày

Ta có thể xác định các khoản chủ yếu của một bảng cân đối tài sản như sau: 1. VKD = = 33.33 tỷ đồng 2. Nợ phải trả= 33.33 x 0.45 = 15 tỷ đồng 3. VCSH = 33.33 –15 = 18.33 tỷ đồng 4. VLĐ = = 27.27 tỷ đồng 5. TSCĐ = 33.33 – 27.27 = 6.06 tỷ đồng 6. Nợ ngắn hạn = = 13.64 tỷ đồng 7. Nợ dài hạn = 15 – 13.64 = 1.36 tỷ đồng 8. HTK = = 9.23tỷ đồng

9. Các khoản phải thu = x 90 = 15

10. Vốn bằng tiền = 27.27 – 9.23 -15 = 3.04 tỷ đồng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

BẢNG 3.2 BẢNG CĐKT MẪU

ĐVT : tỷ đồng

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

A. TSLĐ 27.27 A. Nợ phải trả 15

1. Vốn bằng tiền 3.04 1. Nợ ngắn hạn 13.64

2. Các khoản phải thu 15 2. Nợ dài hạn 1.36

3. Hàng tồn kho 9.23

B. TSCĐ (giá trị còn lại) 6.06 B. Vốn chủ sở hữu 18.33Tổng cộng tài sản 33.33 Tổng cộng nguồn vốn 33.33

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH HAEIN (Trang 45 -45 )

×