6. Bố cục của đề tài
3.1.1. Tiêu diệt giặc đói, giặc dốt và đánh thắng giặc ngoại xâm
Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp là niềm tự hào của nhân dân ta, là sự thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần, ý chí tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, thi đua yêu nước thực sự là một cuộc vận động chính trị sâu rộng, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công nhân, nông dân tham gia. Đó là phong trào mang tính chất quần chúng rộng rãi.
Phong trào thi đua yêu nước được phát động và đẩy mạnh trong thời kỳ này là nhân tố có vai trò quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ của cuộc kháng chiến và đạt được mục đích, nhiệm vụ trọng tâm của phong trào thi đua đã đề ra là tiêu diệt giặc đói, giặc dốt và đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc. Đây thực sự là những kết quả to lớn, quan trọng của phong trào thi đua trong thời kỳ này.
Nhân dân ta từ chỗ đói kém, thiếu ăn, thiếu mặc, bằng nỗ lực lao động, sáng tạo, tìm tòi, cống hiến, phát huy lòng yêu nước, khắc phục hoàn cảnh, tự lực cánh sinh, tăng gia sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động tạo đã được những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, đồng thời cung cấp đảm bảo cho bộ đội
ăn no, đánh thắng; nhân dân ta từ chỗ đa số mù chữ, trình độ văn hóa thấp, nhờ tinh thần yêu nước nồng nàn, vượt khó vươn lên, bằng mọi phương pháp, hình thức, ra sức thi đua diệt dốt, phong trào thi đua đã làm cho nhân dân không chỉ biết đọc, biết viết mà còn nâng cao trình độ hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của các nước và áp dụng vào thực tế nước nhà, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân;
Cùng với nỗ lực tiêu diệt giặc đói, giặc dốt, thực hiện công cuộc kiến quốc, việc đánh đuổi giặc ngoại xâm là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong phong trào thi đua thời kỳ này. Trải qua 8 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đã phát triển qua các giai đoạn khác nhau, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đã đưa lại hòa bình cho miền Bắc. Việc miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là minh chứng về sự hoàn thành nội dung và mục đích mà thi đua đã đề ra là đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Rõ ràng, thi đua được phát động và được nhân dân hưởng ứng đã góp phần quan trọng vào việc diệt giặc đói, giặc dốt và đánh đuổi giặc ngoại xâm trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. Đó là những kết quả to lớn, thiết thực của việc phát động phong trào thi đua yêu nước. Nhờ phát động thi đua, nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, từng bước xây dựng, củng cố chính quyền và bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng non trẻ mới dành được. Đây vừa là thành quả của cách mạng nhưng đồng thời là thành quả của thi đua, chứng tỏ chủ trương, đường lối thi đua và việc đề ra, phát động, lãnh đạo toàn dân thi đua của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng đắn, sáng tạo và phù hợp. Đồng thời, thành tích, kết quả thi đua cũng chính là sự phản ánh niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.
3.1.2. Xây dựng đƣợc đội ngũ anh hùng chiến sĩ thi đua tiêu biểu toàn quốc đầu tiên
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc anh hùng, phong trào thi đua yêu nước đã phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, đã đào tạo ngày càng nhiều người con ưu tú cho tổ quốc.
Phong trào thi đua yêu nước những năm kháng chiến chống Pháp đã bước đầu xây dựng được đội ngũ anh hùng chiến sĩ thi đua tiêu biểu toàn quốc đầu tiên, đợt tuyên dương tháng 5/1952 đã tuyên dương 7 anh hùng toàn quốc và thưởng 24 Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho các chiến sĩ thi đua ái quốc của các ngành. Đây là đợt tuyên dương đầu tiên của phong trào thi đua yêu nước dành cho những anh hùng, chiến sĩ có những thành tích thi đua tiêu biểu nhất của tất cả các ngành, các giới, cũng là đợt tuyên dương mà thành tích thi đua của các anh hùng, chiến sĩ thi đua đã để lại dấu ấn sâu sắc, có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào thi đua chung không chỉ ngay trong những ngày Đại hội thi đua trong những năm kháng chiến chống Pháp mà còn trong kháng chiến chống Mỹ và với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước sau này. Tinh thần ý chí thi đua, lòng yêu nước nồng nàn và những thành tích vẻ vang của cán bộ, chiến sĩ thi đua thời kỳ này đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục, tuyên truyền truyền thống yêu nước trong nhân dân, các ngành, các giới.
Nối tiếp tinh thần của Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất, những đợt tuyên dương thành tích thi đua yêu nước những năm sau này đã góp phần làm cho đội ngũ anh hùng chiến sĩ thi đua càng ngày càng nhiều với những thành tích to lớn.
Ngày 7/7/1958, Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ hai đã khai mạc tại Hà Nội, 456 đại biểu về dự đại hội gồm có 236 chiến sĩ thi đua lao động chân tay và trí óc, 127 chiến sĩ thi đua nông nghiệp, 71 chiến sĩ thi đua của quân đội nhân dân và 22 đại biểu cán bộ, thuộc đủ các lứa tuổi, các giới, các dân tộc, đồng bào miền Nam và Hoa kiều.
Đại diện cho phong trào thi đua tập thể, có đại biểu của 75 đơn vị xuất sắc: xí nghiệp, công trường, tổ đổi công, hợp tác xã và bộ đội, 18 tập đoàn sản xuất xuất sắc của đồng bào miền Nam cũng có mặt trong Đại hội này, 28 anh hùng và chiến sĩ thi đua, đại diện cho các anh hùng, chiến sĩ thi đua năm 1952 cũng về họp mặt với lớp người lao động ưu tú mới. Ngoài ra, còn có 10 đại biểu công nhân các xí nghiệp thuộc khu vực tư doanh.
Đến nay, đã trải qua 8 kỳ Đại hội thi đua yêu nước, số lượng anh hùng, chiến sĩ thi đua của các ngành các cấp và của toàn quốc ngày càng nhiều, là đội ngũ hùng hậu, nòng cốt của thi đua trong các thời kỳ đồng thời chính thành tích của họ là hạt giống gieo mầm thi đua cho những giai đoạn sau, động viên khích lệ tinh thần thi đua của các anh hùng, chiến sĩ thi đua làm cho thi đua mùa sau đạt kết quả, thành tích cao hơn mùa thi đua trước. Đội ngũ anh hùng chiến sĩ thi đua chính là sự thể hiện tinh thần, khí thế thi đua và lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử.
3.1.3. Xây dựng đƣợc những gƣơng điển hình với mức kỷ lục cao
Trong phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp của các ngành, các giới, các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đã thi đua đánh giặc, tăng gia sản xuất tiết kiệm, học tập nâng cao đời sống, thi đua không chỉ đưa lại những kết quả trong việc thực hiện mục đích đề ra, thành tích thi đua còn được thể hiện trong việc xây dựng được những gương điển hình thi đua mà mức kỷ lục không phải thời kỳ nào cũng đạt được.
Thành tích của những gương điển hình tiêu biểu đạt mức kỷ lục cao trong phong trào thi đua đã có tác dụng cổ vũ, động viên quân và dân Việt Nam tích cực, nỗ lực thi đua đóng góp sức mình cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh C.B đã nhiều lần viết các bài báo giới thiệu, nêu gương thành tích của các anh hùng chiến sĩ thi đua trên báo Nhân dân, cụ thể như, ngày 5/6 người đã nêu gương thành tích của anh hùng Ngô Gia Khảm và anh hùng Nguyễn Thị Chiên; ngày 12/6/1952, Người tiếp tục nêu gương các anh hùng Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Quốc Trị… là để
nhằm giới thiệu thành tích, nêu gương đồng thời phát huy, gây ảnh hưởng từ chính những gương điển hình thi đua.
Thật vậy, chính việc giới thiệu những gương điển hình thi đua tiêu biểu có mức kỷ lục cao này đã có tác dụng làm dấy lên những phong trào thi đua mang tên các anh hùng chiến đấu và anh hùng lao động sản xuất, họ chính là hạt nhân nòng cốt của phong trào thi đua, động viên toàn dân hăng hái thi đua thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng đầy đủ và ngày càng cao của cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Thực tiễn phong trào thi đua những năm kháng chiến đã có nhiều phong trào thi đua mang tên của những tấm gương điển hình thi đua như phong trào học tập anh hùng Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị và tổ chiến đấu Giáp Văn Khương hay phong trào mang tên anh hùng Hoàng Hanh, tổ đổi công Trịnh Xuân Bái… Cán bộ, chiến sĩ, nhân dân hăng hái thi đua học tập các gương điển hình tiêu biểu này.
Dưới đây là một số gương điển hình tiêu biểu thi đua đạt mức kỷ lục cao trong các lĩnh vực:
Trong chiến đấu:
Các cán bộ, chiến sĩ đã thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, anh dũng, gan dạ chiến đấu, không quản ngại khó khăn nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình, tạo điều kiện cho đồng chí, đồng đội tiêu diệt địch.
- Anh hùng Mạc Thị Bưởi, là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở hoạt động ở địa phương đã luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, kiên trì xây dựng cơ sở và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc, đã nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt, bảo vệ và giúp đỡ cán bộ hoạt động, tham gia quấy rối và phá hoại địch, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn bị gạo, đường, sữa và tổ chức vận chuyển ra vùng tự do phục vụ cho chiến dịch, đã tích cực chuẩn bị và tổ chức vận chuyển các thứ ra chu
đáo. Trong chuyến cuối cùng, không may bị địch phục kích bắt được. Địch đã theo dõi từ lâu và treo thưởng để tìm bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không dò được ra tung tích, vì vậy chúng tra tấn Mạc Thị Bưởi cực kỳ dã man, nhưng Mạc Thị Bưởi vẫn không khai báo một lời. Cuối cùng chúng treo Mạc Thị Bưởi lên bụi tre và chọc tiết giết chết.
- Anh hùng La Văn Cầu, sinh ra ở làng Hưng Định, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, là người dân tộc Thổ. Trong ba năm tham gia quân đội (1948 - 1951), đánh tất cả 25 trận lớn nhỏ, cướp được của địch một khẩu tom son (thompson) kèm theo ba băng đạn có 105 viên, một khẩu mac tanh, một khẩu trung liêm, một hòm đạn 150 viên, 5 quả lựu đạn Mỹ, một hòm accus, 1 khẩu 12,7, bắn chết hơn 1 tiểu đội địch. Trong chiến dịch Biên Giới 1950, anh đã nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục xông lên tiêu diệt địch, góp phần quan trọng trong thắng lợi lớn ở chiến dịch, tiêu biểu cho tinh thần hy sinh vô điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng và đã gây một truyền thống anh dũng và thuần khiết cho các tổ bộc phá và các tổ xung kích trong quân đội nhận dân Việt Nam.
- Chiến sĩ du kích Nguyễn Thị Chiên, là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được Nhà nước ta tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã lập nhiều thành tích trong công việc gây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang, dìu dắt dân quân du kích, đoàn kết các ngành các giới để tích cực kháng chiến và thực hiện những chính sách của Chính phủ trong hoàn cảnh địch càn quét và kiểm soát hết sức nghiêm ngặt, biểu dương tinh thần bất khuất trước mắt địch, đánh du kích rất gan dạ và có nhiều mưu trí, đã chỉ huy du kích bắt 204 tên địch, bảo vệ Đảng và Chính quyền địa phương. Năm 1952, tại Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua lần thứ nhất, Chiến sĩ Nguyễn Thị Chiên đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng khẩu súng ngắn mà Chủ tịch được trang bị.
- Anh hùng Trần Cừ (1920 - 1954), dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Bắc, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú. Trong chiến dịch Biên Giới, trận Đông Khê lần thứ hai, anh là đại đội trưởng đại đội chủ công của trung đoàn, nhiều lần
dẫn đầu đơn vị xông lên tiêu diệt địch ở đồn Đông Khê, đã chỉ huy đại đội, nhiều lần bị thương không chùn bước, quyết tâm tiêu diệt địch, dùng thân mình bịt lỗ châu mai, mở đường cho đồng đội tiến lên tiêu diệt địch.
Với thành tích chiến đấu xuất sắc, Trần Cừ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất. Ngày 31/8/1955, Trần Cừ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Anh hùng Tô Vĩnh Diện (1924-1953), Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 5/1953, Tô Vĩnh Diện và đồng đội kéo pháo ra đến đoạn Dốc Chuối. Lúc đó, anh và pháo thủ Ty xung phong cầm càng lái pháo. Khi dây tời chính bị đứt, pháo lao nhanh và khó điều khiển, pháo thủ Ty bị càng pháo đánh bật ra, Tô Vĩnh Diện vẫn bám lấy càng, điều khiển hướng lao của pháo, bất chấp nguy hiểm lấy thân mình chèn bánh pháo, nhờ vậy đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại.
Tấm gương hy sinh anh dũng của Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Ngày 7/5/1956, Tô Vĩnh Diện được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Anh hùng Cù Chính Lan 23 tuổi, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, vào bộ đội năm 1949, tiểu đội trưởng, là anh hùng chỉnh huấn. Trong tác chiến, anh được tặng thưởng Huân chương chiến sĩ hạng nhì, Huân chương Quân công hạng ba và được truy tặng Huân chương quân công hạng nhì. Ngày 29/12/1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị tiến vào, lần thứ ba, bị thương nặng, vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng
tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Ngày 19/5/1952, Cù Chính Lan được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Anh hùng Nguyễn Quốc Trị: trong 7 năm đánh 95 trận, một mình giết 204 địch và bắt sống 139 tên, xông pha lửa đạn, 7 lần bị thương không hề lùi bước. Chỉ huy linh hoạt và gan dạ, tiêu biểu cho tinh thần xung phong dũng cảm liên tục tấn công tiêu diệt sinh lực địch, đã lãnh đạo đơn vị mình chiến thắng qua tất cả các trận đánh lớn từ chiến dịch Biên giới.
Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5/1952, anh được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng