Giai đoạn thứ hai: từ tháng 5/1952 đến năm 1954

Một phần của tài liệu [ Luận văn ThS ] Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1948 - 1954 (Trang 70)

6. Bố cục của đề tài

2.2. Giai đoạn thứ hai: từ tháng 5/1952 đến năm 1954

2.2.1. Từ tháng 5/1952 đến tháng 3/1953

Sau Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu năm 1952, phong trào thi đua ái quốc bước sang giai đoạn mới với những điều kiện thuận lợi mới: trước hết, do ảnh hưởng của Đại hội với những hạt nhân nòng cốt là những anh hùng, chiến sĩ thi đua tiêu biểu toàn quốc đã có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua ở các ngành. Bên cạnh đó, phong trào thi đua được tiếp thu những bài học kinh nghiệm quý báu của phong trào trong giai đoạn trước, đồng thời, tinh thần, khí thế chủ động tiến công của quân và dân ta trên chiến trường và chủ trương của Đảng, Chính phủ phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất là những nhân tố tạo điều kiện để phong trào thi đua được tiếp thêm sức mạnh mới.

Tuy nhiên, cuộc kháng chiến đang chuyển dần sang giai đoạn mới - giai đoạn đỉnh cao, cả nước bước sang giai đoạn tổng phản công, nhu cầu về nhân

lực, vật lực cho kháng chiến ngày càng nhiều, bộ đội cần nhiều lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng để tăng cường nhiệm vụ ăn no đánh thắng.

Nhằm phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời cổ vũ và tiếp tục định hướng thúc đẩy sự phát triển của phong trào thi đua, Đảng, Chính phủ chủ trương khuyếch trương kết quả của Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất.

Ngày 18/6/1952, Bộ Lao động ban hành Thông tư số 8LD/TT về nội dung và kết quả của Đại hội, yêu cầu các địa phương tuyên truyền, động viên, giáo dục các chiến sĩ và nhân dân, làm cho nhân dân hào hứng, phấn khởi, tích cực thi đua thực hành các nhiệm vụ chính trị năm 1952 của Chính phủ.

Ngày 15/9/1952, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW tiếp tục mở rộng thắng lợi của Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu với những nội dung cụ thể:

“1. Mở rộng tuyên truyền đề cao chiến sĩ, giáo dục toàn đảng, toàn dân đẩy mạnh thi đua ái quốc.

2. Bồi dưỡng anh hùng, chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu. 3. Phát triển đảng trong các chiến sĩ thi đua.

4. Chấn chỉnh tổ chức lãnh đạo thi đua.” [62, 02]

Trên cơ sở Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, ngày 22/12/1952, Bộ Lao động ban hành Thông tư số 12 LD/TT gửi các các ông Chủ tịch UBKCHC Việt Bắc, 3, 4, 5, Tả Ngạn, Nam Bộ, Hà Nội và Giám đốc khu Lao động Việt Bắc, 3, 4, 5 về việc tiếp tục mở rộng thắng lợi của Đại hội toàn quốc chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu yêu cầu các địa phương, các ngành tuyên truyền, kiểm thảo lại công tác thi đua.

Thực hiện chủ trương trên, các ngành, các cấp đã chú ý tổ chức giới thiệu về các anh hùng và chiến sĩ toàn quốc, nêu bật những đức tính căn bản, những thành tích và kinh nghiệm thi đua của các anh hùng và chiến sĩ; tổ chức học tập, nghiên cứu sâu rộng bài Huấn thị Thi đua yêu nước của Chủ

tịch Hồ Chí Minh và bài nói về chủ nghĩa anh hùng mới của Tổng Bí thư Trường Chinh; hướng dẫn, lãnh đạo, đôn đốc thực hiện việc khuếch trương kết quả của Đại hội.

Trong việc mở rộng tuyên truyền đề cao chiến sĩ: Sau Đại hội, các cơ quan như đài phát thanh, các báo ở Trung ương như báo Nhân dân và báo Cứu quốc đã lần lượt giới thiệu tiểu sử các anh hùng, chiến sĩ thi đua xuất sắc gắn với việc tuyên truyền đẩy mạnh công tác. Nha Tuyên truyền và Văn nghệ soạn tài liệu nói về các anh hùng và chiến sĩ thi đua, in những tập ảnh Đại hội gửi đến các địa phương và gửi ra nước ngoài để tuyên truyền có kết quả. Các anh hùng và chiến sĩ lần lượt được tổ chức đi báo cáo về thành tích thi đua ở nông thôn, trong bộ đội, trong các xí nghiệp và ở các trường huấn luyện.

Các ngành, các địa phương đã tổ chức nghiên cứu học tập bài Huấn thị thi đua của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa anh hùng mới của Tổng Bí thư Trường Chinh và học tập tinh thần thi đua gương mẫu của anh hùng và chiến sĩ và tổ chức đi tuyên truyền, khuyếch trương kết quả đại hội như Liên khu 3 và Khu Tả Ngạn đã tổ chức đoàn chiến sĩ đi báo cáo kết quả Đại hội trong vùng du kích gây được ảnh hưởng lớn trong nhân dân.

Các ngành đã phát động phong trào mang tên các anh hùng và các tiểu tổ gương mẫu, đẩy mạnh việc ký giao ước thi đua: ngày 19/8/1952, ngành công nghiệp phát động phong trào thi đua mang tên anh hùng Ngô Gia Khảm và Tiểu tổ Cao Viết Bảo; vào cuối năm 1952, ngành nông nghiệp phát động phong trào Hoàng Hanh và tổ đổi công Trịnh Xuân Bái; ngày 3/3/1953, ngành quân đội phát động phong trào học tập anh hùng Nguyễn Quốc Trị và tổ chiến đấu Giáp Văn Khương.

Như vậy, việc bồi dưỡng anh hùng, chiến sĩ thi đua và khuếch trương kết quả Đại hội đã được chú ý, các chiến sĩ được đi dự các lớp phổ thông lao động, nhiều chiến sĩ đã được đề bạt trong công tác, một số được thăng cấp bậc hay được đề bạt vào ban chấp hành, vào các hội đồng thi đua…

Việc chấn chỉnh tổ chức thi đua được thực hiện: ở Trung ương, Ban thi đua Trung ương được thành lập tháng 8/1952, gồm có đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động, Ban Liên lạc Nông dân cứu quốc, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Nha Tuyên truyền và Văn nghệ. Việc thành lập Ban thi đua Trung ương đã góp phần quan trọng vào việc kiện toàn hơn nữa bộ máy tổ chức thi đua, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, tổ chức thi đua của các cơ quan Trung ương với phong trào thi đua chung của các ngành, các cấp.

Ngay từ khi thành lập, Ban Thi đua Trung ương đã tỏ rõ vai trò của mình, lãnh đạo thực hiện việc khuếch trương kết quả của Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu năm 1952 kết hợp với công tác phát động quần chúng, Ban Thi đua Trung ương cũng đã đề ra những chủ trương về thi đua năm 1953 như sau:

“1. Đề cao nhiệm vụ chính trị trong phong trào thi đua ái quốc.

2. Đẩy mạnh phong trào Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh và tổ đổi công Trịnh Xuân Bái, phong trào Nguyễn Quốc Trị và tổ chiến đấu Giáp Văn Khương.

3. Phổ biến và vận động ký giao ước thi đua giữa các ngành đã ký kết ở Đại hội, đẩy mạnh phong trào thực hiện ký kết ở địa phương và theo dõi sự thực hiện.

4. Xây dựng và phát triển các nhóm thi đua, các tiểu tổ thi đua, các tổ đổi công, tổ sản xuất để đẩy mạnh phong trào vào thường xuyên, tập thể.

5. Đề bạt, bồi dưỡng, giáo dục các chiến sĩ thi đua để đẩy mạnh phong trào thi đua. Trọng tâm là đẩy mạnh thi đua nông nghiêp kết hợp với cuộc phát động quần chúng.” [63, 01]

Thật vậy, Đảng, Chính phủ, các ngành, các cấp đã quan tâm và đề ra những chủ trương, biện pháp nhằm phát triển và tạo điều kiện thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của các ngành trên cả nước phát triển một cách mạnh mẽ.

Riêng ở Nam Bộ, mặc dù gặp nhiều khó khăn cũng rất chú ý khuyếch trương kết quả Đại hội và đã cố gắng tổ chức Đại hội phân khu miền Tây, có mặt 41 chiến sĩ - trong đó đã bầu ra 1 anh hùng và 10 chiến sĩ toàn quốc, 12 chiến sĩ Nam Bộ. Đại hội đã có tác động lớn đến phong trào thi đua Nam bộ, tạo một không khí thi đua rất phấn khởi trong nhân dân, có tiếng vang lớn trong toàn quốc và đã có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi đua của các ngành ở Nam Bộ.

Nhìn chung, việc mở rộng, khuyếch trương kết quả của Đại hội được thực hiện trong các ngành, các cấp, vì vậy, đã tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn quốc, tinh thần giai cấp của cán bộ, chiến sĩ được nâng lên rõ rệt, giúp đỡ nhau học tập, rèn luyện và phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác, chiến đấu, phong trào thi đua của các ngành đã đạt được những kết quả quan trọng, đáng kể, từng bước đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến cũng như của cuộc kiến quốc và của nhân dân:

Trong quân đội:

Trong quân đội, theo kết quả Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất, đã bầu được 7 anh hùng toàn quốc, trong đó có 4 anh hùng quân đội và 3 anh hùng lao động. Trong 3 anh hùng lao động, anh hùng Ngô Gia Khảm và anh hùng Trần Đại Nghĩa là những anh hùng trong sản xuất công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí quân giới, cũng có thể xét đó là những anh hùng quân đội, như vậy, anh hùng quân đội chiếm tới 6/7 người, kết quả đó chính là sự phản ánh tinh thần cũng như tình hình thi đua của ngành quân đội, vì vậy, sau khi Đại hội kết thúc, việc khuyếch trương kết quả của Đại hội trong ngành quân đội đã được thực hiện với những thuận lợi.

Ở các đơn vị bộ đội chủ yếu là bộ đội chủ lực, các chiến sĩ thi đua toàn quốc được qua một lớp chỉnh huấn chính trị, nhằm bồi dưỡng về lập trường giai cấp, tinh thần căm thù địch, phân rõ địch, ta; kiên định ý chí chiến đấu, tin tưởng kháng chiến nhất định thắng lợi. Đồng thời, các chiến sĩ thi đua được bồi dưỡng ý thức thi đua vì dân, vì Đảng, nhằm mục đích là khi trở về

đơn vị, các chiến sĩ sẽ làm tròn nhiệm vụ đầu tầu, bắc cầu, hạt nhân trong phong trào thi đua của bộ đội chủ lực, phát triển rộng rãi kết quả của hai Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quân và toàn quốc.

Thực tế, các chiến sĩ thi đua sau khi học tập đã trở về đơn vị đã nỗ lực hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ bắc cầu, hạt nhân trong phong trào thi đua của bộ đội, đến các đơn vị bộ đội báo cáo kết quả của hai Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quân và toàn quốc. Các đơn vị nhiệt liệt hưởng ứng phong trào học tập Huấn thị thi đua của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài nói về chủ nghĩa anh hùng mới của Tổng Bí thư Trường Chinh, học tập gương sáng của anh hùng Nguyễn Quốc Trị và tổ chiến đấu Giáp Văn Khương. Ngoài ra, Tổng Quân ủy cử một số anh hùng, chiến sĩ toàn quốc (Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Văn Bâm, Ngô Quang Xen...) đi báo cáo thành tích và kết quả của Đại hội ở các trường học chỉnh huấn của Trung ương Đảng, của Bộ Tổng Tư lệnh và các cơ quan trực thuộc Trung ương. Vì vậy, các đơn vị chủ lực, cơ quan, đoàn bộ, trường học đều sôi nổi không khí thi đua, phong trào học tập, công tác lên cao, từng đơn vị đã biết nắm lấy thời cơ tốt, đang lúc phong trào lên cao để phát động quần chúng học tập các điển hình thi đua của đơn vị mình.

Do ảnh hưởng của Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu cũng như sự hoạt động của các chiến sĩ thi đua, phong trào thi đua quân đội đã đạt được những kết quả khả quan, tinh thần giai cấp của cán bộ, chiến sĩ quân đội lên cao, giúp đỡ nhau học tập, rèn luyện, phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác, tác chiến. Thi đua đã thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần học tập chỉnh huấn chính trị, đảm bảo được một phần quan trọng cho kết quả về chỉnh huấn chính trị, nâng cao tinh thần anh dũng tiêu diệt địch của bộ đội ngoài tiền tuyến và đẩy mạnh phong trào thi đua luyện quân, xây dựng được cơ sở chắc chắn, tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi trong chiến dịch Thu - Đông 1952.

Theo chủ trương của Bộ Tham mưu, vào Thu Đông năm 1952, bộ đội ta hoạt động mạnh trên các chiến trường, tiến quân sâu vào Tây Bắc tiêu diệt

địch. Nhờ chỉnh huấn chính trị, được học tập các gương anh dũng của anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, phong trào thi đua đã tiến lên một bước mới, tinh thần thi đua giết giặc lập công của bộ đội, dân quân lên cao. Bộ đội thi đua rất hăng hái và đạt được những thắng lợi lớn, lập nhiều thành tích, hoàn thành nhiệm vụ và đã đẩy mạnh cuộc vận động lập công giật giải thưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phong trào thi đua yêu nước của quân đội là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo cho thắng lợi của bộ đội trong các chiến dịch Tây Bắc, Phú Thọ và đồng bằng Liên Khu III. Bộ đội đã nêu cao được tinh thần quyết tâm chiến đấu vượt khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, chịu khát, chịu rét, mang nặng trong lúc hành quân và nêu cao tinh thần anh dũng hy sinh trong lúc tác chiến, có chiến sĩ bị thương 3, 4 lần vẫn tiếp tục chiến đấu, nhiều chiến sĩ bị đói 2, 3 ngày vẫn anh dũng truy kích địch. Ngoài ra, bộ đội còn nêu cao tinh thần kỷ luật, chấp hành chính sách về chiến lợi phẩm, bảo vệ nhân dân và giúp đỡ nhân dân.

Trong Chiến dịch Tây Bắc, phong trào thi đua giết giặc lập công tiếp tục lên cao, 13.800 tên địch đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, đó là kết quả của sự nỗ lực thi đua của toàn dân, đặc biệt là của các đơn vị bộ đội trực tiếp tham gia chiến dịch. Qua chiến đấu, các đơn vị tham gia chiến dịch tiến bộ rõ rệt về trình độ, kỹ thuật, chiến thuật, trong đó có đánh công kiên, đánh vận động ở chiến trường rừng núi xa hậu phương, nhiều đơn vị đã được Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khen, như Đại đoàn 308 (đại đoàn quân tiên phong) đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi và căn dặn: “Lần này 308 được giải thưởng của Bác, 308 phải luôn luôn giữ lấy danh dự đó, quyết thi đua giết giặc lập công nhiều hơn, nhưng không được tự kiêu, tự mãn. Các đơn vị khác cũng phải cố gắng” [13, 22].

Từ trong phong trào thi đua, nhiều chiến sĩ thi đua mới đã xuất hiện, chiến sĩ thi đua cũ đã lập được thành tích mới, như: Chiến sĩ Phạm Chu, tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân (Ninh Bình) đã gây nhiều thành tích mới trong các trận phục kích, trong bảo vệ đường giây, võ trang tuyên truyền và phối

hợp với bộ đội chủ lực trong nhiều trận: Trận Yên Phố, chiến sĩ Chu bị 2 trung liên địch phục kích bắn chết hụt, vẫn bình tĩnh dẫn đồng đội vòng ra sau tiêu diệt địch, thu được một số quân dụng. Trận chống địch ở thôn Tiên Tiên, tháng 12/1952, tiểu đội của anh làm nhiệm vụ bảo vệ trung liên, không được giáp địch, nhưng anh đã đề nghị với cán bộ chỉ huy cho đánh địch. Giữa làn bom đạn của địch, anh đã xung phong cứu được một em bé bị thương, chữa được gian nhà chứa thóc của dân đang bị bom na-pan đốt cháy. Anh còn tự động đi khiêng cáng thương binh, an ủi anh em, chôn cất tử sĩ chu đáo. Anh được đơn vị chủ lực phối hợp công nhận là người gương mẫu mọi việc, có tinh thần tích cực tấn công địch, tinh thần chấp hành chính sách vô điều kiện nhất là chính sách thương binh, tử sĩ, anh được đề nghị Bộ Tư lệnh đại đoàn khen thưởng, tại Hội nghị chiến sĩ thi đua bộ đội địa phương và dân quân du kích toàn tỉnh năm 1952, anh được bầu là chiến sĩ thi đua số 1 của tỉnh.

Mặc dù còn mắc những khuyết điểm, số đông cán bộ cho rằng cán bộ thì khó thi đua, một số chiến sĩ cho rằng phải có thời cơ, có tài mới lập được

Một phần của tài liệu [ Luận văn ThS ] Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1948 - 1954 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)