Từ tháng 3/1953 đến năm 1954

Một phần của tài liệu [ Luận văn ThS ] Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1948 - 1954 (Trang 82)

6. Bố cục của đề tài

2.2.2Từ tháng 3/1953 đến năm 1954

Đến năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã bước sang năm thứ tám và đang chuyển mạnh sang giai đoạn tổng phản công, cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn khó khăn, ác liệt hơn bao giờ hết, nhu cầu mọi mặt của cuộc kháng chiến ngày càng cao, nhiệm vụ của các ngành, các cấp càng trở nên nặng nề hơn, công nghiệp, nông nghiệp, dân công đẩy mạnh sản xuất, phục vụ chiến trường; quân đội đẩy mạnh giết giặc, lập công.

Để bồi dưỡng sức dân, nhất là đối với nông dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất, đã có tác dụng mạnh mẽ, động viên kịp thời, sâu rộng nhân dân thi đua, ủng hộ kháng chiến.

Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến, đồng thời tiếp tục khyếch trương kết quả của Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu năm 1952 và kết hợp với công tác phát động quần chúng, Ban Thi đua Trung ương đã đề ra những chủ trương về thi đua năm 1953 như sau:

“1. Đề cao nhiệm vụ chính trị trong phong trào thi đua ái quốc

2. Đẩy mạnh phong trào Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh và tổ đổi công Trịnh Xuân Bái, phong trào Nguyễn Quốc Trị và tổ chiến đấu Giáp Văn Khương.

3. Phổ biến và vận động ký giao ước thi đua giữa các ngành đã ký kết ở Đại hội, đẩy mạnh phong trào thực hiện ký kết ở địa phương và theo dõi sự thực hiện.

4. Xây dựng và phát triển các nhóm thi đua, các tiểu tổ thi đua, các tổ đổi công, tổ sản xuất để đẩy mạnh phong trào vào thường xuyên tập thể.

5. Đề bạt, bồi dưỡng, giáo dục các chiến sĩ thi đua để đẩy mạnh phong trào thi đua. Trọng tâm là đẩy mạnh thi đua nông nghiêp kết hợp với cuộc phát động quần chúng.” [63, 01]

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, các ngành các cấp đẩy mạnh thi đua:

* Trong nông nghiệp:

Năm 1953, Đảng, Chính phủ phát động quần chúng thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, nông dân đã kết hợp cuộc đấu tranh chống phong kiến, phục vụ kháng chiến với việc sản xuất nên phấn khởi thi đua và đạt nhiều thành tích lớn trong phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy kháng chiến phát triển và giành thắng lợi.

Thực hiện chủ trương thi đua chung, phong trào thi đua nông nghiệp diễn ra sôi nổi, với các tên gọi khác nhau, mang tên anh hùng Hoàng Hanh và tổ đổi công Trịnh Xuân Bái được phát động hầu hết khắp nơi từ Liên khu V trở ra, nhân dân đã tích cực thi đua thực hiện những chủ trương về sản xuất: đắp đập, đào mương phai để chuyển hướng canh tác; cải tiến các kỹ thuật cày, bừa, gieo mạ, cấy hái; lập các tổ đổi công, tích cực bắt sâu, chống địch càn quét bảo vệ mùa màng,… như ở Bái Thượng (Thanh Hóa) “chỉ trong một tuần lễ đã huy động được 1.640 nhân công đắp được 5 con đập, đào được 2.100 thước mương và 2.904 nhân công thay phiên nhau tát nước vào 800 mẫu ruộng… Phú Thọ bắt được 17 tạ sâu, Hòa Bình bắt được 30 tấn sâu” [63, 04]; “Nam Định có 11.200 tổ cuốc, tổ cày, 6 huyện ở Thái Bình có hơn 2.000 tổ đổi công” [63, 05].

Nhờ thực hiện các biện pháp canh tác, sản xuất, bảo vệ mùa màng và với tinh thần hăng hái thi đua sôi nổi, nhân dân áp dụng các kỹ thuật cầy ải, gieo mạ thửa một cách phổ biến. Ở vùng địch, nhân dân đấu tranh hăng hái hơn, nhiều địa phương, diện tích và sản lượng sản xuất nông nghiệp đã tăng lên đáng kể, năm 1953, “diện tích cấy chiêm ở Thái Bình tăng 18.000 mẫu. Hải Dương tăng 18.600 mẫu…lúa chiêm ở Bình Trị Thiên đã tăng năng suất từ 20% đến 50%; Tả Ngạn tăng năng suất 20%; Liên khu III tăng từ 30% đến 50%; Liên khu 4 tăng từ 20% đến 25%; Ở Việt Bắc tăng 20%”[63, 05].

Năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ du kích Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 2.757.000 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu cung cấp cho nhân dân, bộ đội.

Tuy vậy, còn có những nơi vì thiên tai địch họa, vì thiếu lãnh đạo chặt chẽ nên nhân dân bị đói kém. Theo báo cáo của Bộ Lao động, thi đua nông nghiệp còn mắc những khuyết điểm về mặt tổ chức và lãnh đạo:

- Chưa làm cho nông dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của phong trào Hoàng Hanh và tổ đổi công Trịnh Xuân Bái nên có nơi tách phong trào này với việc đẩy mạnh sản xuất ở địa phương.

- Chưa kết hợp thi đua với phát động quần chúng.

- Chưa tổng kết được kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo thi đua.

Nhìn chung, trong phong trào thi đua yêu nước, nông dân đã chiến đấu anh dũng ở tiền tuyến, đấu tranh gian khổ ở hậu phương, giành được quyền lợi trong việc giảm tô, giảm tức, ruộng đất, hạn chế và bài trừ được thiên tai, địch họa, phát triển sản xuất, bảo đảm cung cấp, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Nhân dân càng thêm tin tưởng vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ.

* Ngành công nghiệp:

Tiếp tục phong trào thi đua của giai đoạn trước, trong công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, các đơn vị tiểu công nghệ, vận tải, các cơ quan đều đẩy mạnh học tập huấn thị về thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, bài nói chuyện về chủ nghĩa anh hùng mới của Tổng Bí thư Trường Chinh, gương sáng thi đua của anh hùng Ngô Gia Khảm, cán bộ, công nhân các xí nghiệp đã ra sức thi đua sản xuất, tiết kiệm, phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành chế độ thưởng năng suất và cấp phát chăn, màn, áo trấn thủ càng có tác dụng động viên, khích lệ thêm tinh thần công nhân, công chức, cán bộ ra sức thi đua hơn nữa, làm cho phong trào thi đua càng trở nên phát triển cao độ.

Thi đua đã nâng cao tinh thần khắc phục khó khăn, thiếu thốn, hoàn thành nhiệm vụ đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân, nhờ vậy, sản xuất công nghiệp đã tăng lên đáng kể, một số xí nghiệp thi đua vượt chương trình, kế hoạch và tăng năng suất sản xuất, như “xưởng H.52 Việt Bắc vượt 200%, xưởng acide Liên khu 4 thực hiện xong chương trình trước thời hạn một tháng, xưởng Hoàng Văn Thụ tăng năng suất 4 tấn giấy” [63, 03], các xưởng giấy cũng sản xuất vượt mức sản xuất và hạ được giá thành, các xưởng rèn đã chủ trương sản xuất nông cụ và bán giá hạ để phục vụ nông dân, củng cố khối đoàn kết công, nông, như các xưởng rèn tỉnh Nghệ An đã cung cấp 25.000 nông cụ thuộc các loại với giá thành hạ hơn thị trường 25%.

Nhìn chung, sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp về cơ bản đáp ứng được những nhu cầu về công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu của đời sống nhân dân.

Năm 1953, phong trào mang tên anh hùng Ngô Gia Khảm đã dần dần đi sâu trong quần chúng công nhân. Ngành công nghiệp quốc phòng có bước tiến đáng kể, năm 1953, đã sản xuất được hơn 3.500 tấn vũ khí, đạn dược, cung cấp tạm đủ cho bộ đội về thuốc men, quân trang, quân dụng.

Trong các đơn vị vận tải, nhờ thi đua đã nâng cao được tinh thần trách nhiệm, vượt khó khăn làm tròn nhiệm vụ nên có nhiều đơn vị đã được Hồ Chủ tịch, Chính phủ khen tặng (như 7 đơn vị ở Thanh Hóa được thưởng Huân chương chiến sĩ hạng ba). Ngành hỏa xa mặc dầu địch phá liên tiếp anh em

công nhân vẫn bảo đảm vận tải thường xuyên; anh em vận thấu đã rút chương trình từ 9 ngày xuống 7 ngày, trên quãng đường dài 300 cây số.

Ở cơ quan, nhờ có chỉnh huấn, phong trào thi đua tăng hiệu suất công tác đã có kết quả, nhưng về mặt tổ chức thi đua thì còn lúng túng.

Tuy nhiên, phong trào thi đua công nghiệp còn mắc những khuyết điểm: Chưa thực hiện triệt để dân chủ trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất. Sự phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn chưa chặt chẽ, chuyên môn chưa chú trọng đến ý kiến xây dựng của công nhân, nên chưa khai thác được hết sáng kiến của anh em công nhân; trong việc bồi dưỡng chiến sĩ thi đua chỉ mới chú ý được đến chiến sĩ thi đua toàn quốc, chiến sĩ khu, tỉnh như cử các chiến sĩ đi dự lớp phổ thông lao động, đề bạt vào ban chấp hành công đoàn, mời đi dự hội nghị, thưởng năng suất, nhưng đối với chiến sĩ cơ sở thì chưa chú ý giáo dục đề bạt; việc ký giao ước thi đua với các ngành ít thực hiện và thiếu theo dõi, đôn đốc, ít sơ kết thành tích; chưa tổng kết kinh nghiệm về sự hoạt động của nhóm thi đua.

* Ngành quân đội:

Để đáp ứng được yêu cầu của chiến trường, để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của bộ đội và cũng là của cuộc kháng chiến đòi hỏi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích cùng với nhân dân đều phải tích cực tham gia vào phong trào thi đua lập công đồng thời nhân dân thực hiện nghĩa vũ hậu phương ra sức đóng góp sức mình ủng hộ bộ đội lập công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các đơn vị bộ đội chủ lực - lực lượng trực tiếp giao chiến với địch, tiếp tục nêu cao hơn nữa tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy chiến đấu anh dũng, kiên cường để tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, chủ động, cơ động, linh hoạt, chấp hành mệnh lệnh của quân đội, phát huy cao độ bản chất của quân đội, tích cực thi đua giết giặc lập công.

Phối hợp và hỗ trợ cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích tích cực tiêu hao sinh lực địch, phá tan âm mưu càn quét và bình định của giặc, ra sức củng cố cơ sở, xây dựng căn cứ du kích đồng thời làm tốt

công tác địch vận, ngụy vận và phá tan âm mưu dùng người Việt đánh người Việt của thực dân Pháp.

Nhân dân cũng tham gia vào việc tích cực tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch khi chúng đánh ra vùng tự do, tích cực trừ phỉ, trừ gian, bảo vệ cầu đường, kho tàng, tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ chính cuộc đấu tranh của nhân dân, tham gia đấu tranh chống lại những hành động phá hoại của địa chủ phản động và cường hào gian ác trong giảm tô, phát động quần chúng…

Thực hiện chủ trương, nhiệm vụ thi đua chung đồng thời để khắc phục những khuyết điểm của mùa thi đua trước, trong năm 1953, quân đội đã đặt kế hoạch đẩy mạnh và tăng cường lãnh đạo thi đua, với những đợt thi đua ngắn nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn.

Ngày 3/3/1953, quân đội đã phát động phong trào mang tên các anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, thích hợp với trình độ tiến bộ của quân đội, thích hợp với yêu cầu của nhiệm vụ quân sự trước mắt, cụ thể là phát động phong trào “học tập anh hùng Nguyễn Quốc Trị và tổ chiến đấu Giáp Văn Khương”, phong trào học tập anh hùng Nguyễn Thị Chiên nhằm xây dựng bộ đội có nhiều cán bộ tốt và nhiều tổ chiến đấu anh dũng giết giặc lập công.

Các đơn vị chủ lực đã triển khai chủ trương kế hoạch thi đua trong đơn vị mình, phát động quần chúng học tập các điển hình thi đua tiêu biểu. Cụ thể, Đại đoàn 308 đã phát động phong trào học tập anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Đại đoàn 304 phát động phong trào học tập anh hùng Cù Chính Lan, Đại đoàn 312 phát động phong trào học tập anh hùng Nguyễn Quốc Trị và Giáp Văn Khương, Đại đoàn 316 phát động phong trào học tập anh hùng La Văn Cầu v.v… Ngoài ra, các đơn vị bộ đội chủ lực còn tiếp tục đẩy mạnh phong trào tích cực học tập bài Huấn thị thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài nói chuyện về chủ nghĩa anh hùng mới của Bí thư Đảng Lao động Việt Nam Trường Chinh. Đó là những hoạt động có ý nghĩa hết sức to lớn, nâng cao hơn nữa bản lĩnh, phẩm chất chính trị của quân đội, bộ đội, chiến sĩ thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa của cuộc kháng chiến và của phong trào thi đua.

Nhờ vậy, trong chiến đấu bộ đội đã nêu cao tinh thần quyết tâm chịu đựng gian khổ, vượt khó khăn, anh dũng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội, giành nhiều thắng lợi lớn như chiến thắng ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Bình Trị Thiên, Liên khu V và Nam Bộ. Bên cạnh đó, bộ đội còn nêu cao tinh thần chấp hành chính sách sử dụng và tiết kiệm chiến lợi phẩm, chính sách chăm sóc tận tình đối với thương binh, có trách nhiệm đối với tử sĩ và bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân.

Trong kháng chiến, nhiều tổ chiến đấu xuất sắc theo gương tổ chiến đấu Giáp Văn Khương, nhiều chiến sĩ mới xuất hiện theo gương anh hùng Nguyễn Quốc Trị và các anh hùng, chiến sĩ khác, tiêu biểu như anh Hà Văn Diêu học tập chiến sĩ Nguyễn Quang Vinh, đã đánh tàu chiến trên sông Đáy (Ninh Bình) làm tàu bị hư hỏng nặng.

Bộ đội địa phương và dân quân du kích cũng đã tích cực tham gia phong trào thi đua và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, làm thất bại các cuộc càn quét của kẻ thù, bảo vệ được cán bộ và nhân dân, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và cướp được nhiều vũ khí của địch. Ví như, ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, nhờ tinh thần thi đua của bộ đội địa phương và đân quân du kích nên đã giành thắng lợi trong các trận chống càn, nhất là những trận ở Vĩnh Phúc, Quảng Yên.

Để đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, ở các Liên khu (trừ Nam Bộ), đã phát động phong trào anh hùng Nguyễn Thị Chiên và tổ chức Đại hội du kích, đã thu hút được đông đảo chiến sĩ du kích tham gia chống càn, thi đua giết giặc lập công. Phong trào du kích có hướng phát triển mới, có đầy đủ các lớp tuổi, trong đó du kích thiếu nhi, phụ nữ, phụ lão chiếm một tỷ lệ lớn, có những khu có tới 13 chiến sĩ du kích trong độ tuổi thiếu nhi, có khu có tổ 13 lão du kích, trong đó có 10 du kích là những lão bà.

Trong các Đại hội du kích, nhiều chiến sĩ đã đạt được những thành tích lớn và được bầu chiến sĩ cấp khu, liên khu như “Đại hội du kích Liên khu Việt Bắc gồm có 260 chiến sĩ, trong đó có 76 chiến sĩ được bầu là chiến sĩ

Liên khu. Đại hội Liên khu V gồm có 251 chiến sĩ, trong đó có 97 chiến sĩ được bầu là chiến sĩ khu.” [63, 02].

Do có sự chú ý lãnh đạo, nên phong trào du kích phối hợp với sự hoạt động của bộ đội chủ lực đã có nhiều kết quả, đưa đến những thắng lợi của quân dân ta ở nhiều nơi như chiến thắng ở Kiến An, Hải Phòng, Nam Định, Tiên Lãng và nhiều nơi khác.

Việc bồi dưỡng tinh thần cán bộ, chiến sĩ được chú trọng, sau những cuộc chỉnh huấn, lập trường, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, bộ đội vững vàng, trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều chiến sĩ thi đua xuất sắc, một số đã được đề bạt, các chiến sĩ thi đua toàn quốc vẫn giữ vững thành tích cũ, phát triển thành tích mới và đều được đề bạt ít nhất từ tiểu đội trưởng trở lên.

Qua các phong trào và các hoạt động động viên thiết thực ấy, bộ đội chủ lực cũng như bộ đội địa phương, du kích đều trưởng thành nhanh chóng và liên tiếp chiến đấu giành thắng lợi trên các chiến trường từ Bắc chí Nam ở mặt trận chính cũng như ở vùng địch hậu, là sự chuẩn bị sức mạnh cho phong

Một phần của tài liệu [ Luận văn ThS ] Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1948 - 1954 (Trang 82)