D. Ý kiến khác.
KICHI NGUYỄN VĂN TRỖ
3.1.1.1. Giải pháp thứ nhất.
Cơ sở lý luận.
Theo tác giả Lưu Trọng Tấn (chủ biên), Lưu Thị Bích Ngọc, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Phạm Hạnh Phúc, Lưu Hoàng Mai. Quản trị nguồn nhân lực khách sạn. Nguyễn Phạm Hạnh Phúc, Lưu Hoàng Mai. Quản trị nguồn nhân lực khách sạn. NXB Lao động Xã hội. “Chúng ta đã biết mô tả vị trí công việc tóm tắt vị trí một công việc và liệt kê những thao tác chính để tiến hành thực hiện công việc đó. Trong quá trình tuyển dụng, vị trí công việc được mô tả để cung cấp cho các ứng viên cái nhìn tổng quan về công việc. Tuy nhiên, viêc này cũng có nhiều mục đích. Thứ nhất, nó tóm tắt toàn bộ các yêu cầu của khóa huấn luyện. Bởi vì nhân viên mới phải học mọi thứ được yêu cầu để thực hiện công việc được tóm tắt trong bảng mô tả vị trí công việc. Theo quan điểm của người huấn luyện, nó mô tả tổng quan về những vấn đề mà khóa huấn luyện hướng đến và cần đạt được. Việc mô tả vị trí công việc cũng giúp ích cho việc giám sát bởi vì thông thường đội ngũ nhân viên sẽ chỉ thực hiện những nhiệm vụ được mô tả. Chúng cũng có thể được sử dụng cho các hoạt động đánh giá kết quả công việc mà nhân viên thực hiện ở vị trí đó.
Ngoài ra, Heery và Noon (2001:186) định nghĩa mô tả công việc là “một văn bản dữ liệu phác họa nên những mục tiêu của công việc, những công việc liên quan, bổn phận và trách nhiệm, việc thực hiện những mục tiêu và những quan hệ báo cáo. Mô tả công việc sẽ nêu chi tiết về các điều khoản và điều kiện bao gồm gói thù lao và giờ làm việc”.
Mô tả công việc có thể được xem là một văn bản chức năng phác họa nên những thành tố của một công việc. Mô tả công việc nhằm cung cấp cho ứng viên thông tin rõ ràng về tổ chức cũng như về công việc. Là một mô tả thực tế về bản chất công việc, mô tả công việc cũng giữ vai trò một văn bản marketing làm cho công việc trở nên hấp dẫn đối với ứng viên tiềm năng.”
Giải pháp.
Do công tác đào tạo tại chỗ thường gặp một số khó khăn thường thấy như:
- Không đủ thời gian cho nhà quản lý, người giám sát hay chuyên gia đào tạo lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo.
- Mất nhiều thời gian bởi vì để tham gia quá trình đào tạo, người được đào tạo phải rời vị trí làm việc của họ.
Vì thế, chúng ta ai cũng có thể dễ dàng thấy được việc có một văn bản hoặc một sổ cầm tay mô tả vị trí công việc là một cẩm nang vô cùng cần thiết cho mọi nhân viên mới. Tuy nhiên, nhà quản lý hoặc giám sát nhà hàng còn khá e ngại trong việc cho in ấn những cuốn cẩm nang này là do vấn đề chủ yếu thuộc về mảng “chi phí đào tạo”. Họ e ngại phải bỏ ra nhiều chi phí đào tạo vì đặc điểm biến động nhân sự khá cao trong ngành. Trong nhiều hoạt động của dịch vụ khách sạn – nhà hàng, một số nhân viên xin nghỉ làm trong vòng vài tháng đầu (hoặc sớm hơn). Nhà quản lý có thể sẽ đặt câu hỏi “Tại sao phải đào tạo nhân viên nếu họ không làm việc đủ lâu để sử dụng những gì họ học được?” Trong thực tế, hiệu quả của việc đào tạo có thể làm giảm tỷ lệ biến động nhân sự, và nếu người quản lý nguồn nhân lực không thực hiện việc đào tạo thì sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ biến động nhân sự. Vì vậy, chi phí ban đầu bỏ ra để thực hiện công tác đào tạo có hiệu quả là vô cùng cần thiết, nhất là trong ngành dịch vụ này. Một cuốn sổ tay hay cẩm nang làm việc ở mỗi môi trường
làm việc khác nhau sẽ có những nội dung và yêu cầu khác nhau. Đối với nhà hàng Kichi Kichi, đặc biệt là nhà hàng Kichi Kichi Nguyễn Văn Trỗi, cuốn cẩm nang này không cần nội dung quá dày đặc vì có thể lược bỏ khá nhiều thông tin về công ty mẹ cũng như các văn hóa hành động cho nhà hàng (những thông tin này đã được cung cấp qua lớp học Orientation). Cụ thể chỉ cần đề cập đến những nội dung sau:
1. Các công việc chủ yếu của nhân viên phục vụ, nhân viên bếp, nhân viên thu ngân
2. Định lượng lẩu phục vụ khách và định lượng rau, nấm khi lên chuyền. 3. Các loại nước uống và thịt bò đặc trưng của nhà hàng.
4. Giá cả.
5. Cách tính lương và các chính sách khác dành cho nhân viên.
6. Những lưu ý khác trong quá trình làm việc và một số thắc mắc thường gặp ở khách hàng (ví dụ như những quy định về đổi lẩu, đổi nước cho khách trong một số trường hợp nhất định; vệ sinh nhà hàng và các dụng cụ khác; lưu ý về vấn đề khuyến mãi cho khách có thẻ thành viên; quy định về yêu cầu cần thiết để có thể thành viên…)
Kết quả từ giải pháp.
Tóm lại, việc hệ thống hóa lại quy trình đào tạo trực tiếp và các kiến thức cơ bản này phần nào giải quyết được bài toán thiếu sót và không chính xác trong khâu đào tạo. Điều này còn giúp nhân viên mới chủ động trong việc tìm hiểu trước những kiến thức mà mình cần phải ghi nhớ trong quá trình làm việc do đã có sẵn tài liệu tham khảo. Do đó, “cẩm nang làm việc cầm tay” sẽ phát huy tối đa tác dụng của nó, nhất là khi kiến thức này bắt buộc phải được kiểm tra bất thường bằng những câu hỏi nhỏ từ quản lý hoặc giám sát ca xuyên suốt trong quá trình làm việc.