Để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng thu hút FDI theohướng phát triển bền vữngvào tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.1. Giải pháp tiếp tục đổi mới, cải thiện, đơn giản hóahệ thống pháp luật và các chính sách liên quan đến hoạt động thuhút vốn FDI.
UBND Tỉnh phải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Nam, các cơ quan liên quan rà soát các thủ tục hành chính, các vướng mắc trong quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường,… và đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ ngành khác xem xét, cắt giảm thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính tại các Sở, ngành phải được thực hiện theo hướng đơn giản hóa, giúp nhà đầu tư giảm chi phí và thời gian chờ đợi. Ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn.
UBND Tỉnh phải chỉ đạo rà soát, phân loại các dự án FDI theo hướng dẫn của Bộ kế hoạch và đầu tư, qua đó tháo gỡ những vướng mắc cho các dự án chậm triển khai vì lý do khách quan và đôn đốc các chủ dự án tích cực giải ngân vốn đầu tư đã đăng ký.
- Đổi mới cơ chế chính sách
Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý theo hướng chính quyền các cấp hoạt động đúng chức năng quản lý nhà nước, tạo môi trường hoạt động kinh tế thông thoáng trên cơ sở pháp luật của nhà nước. Tăng cường vai trò và quyền hạn của chính quyền tỉnh. Trên cơ sở các chính sách lớn của nhà nước căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tỉnh chủ động đề ra các chính sách địnhchế cụ thể, linh hoạt nhằm kích thích, thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.
- Cải thiện và đơn giản hóa thủ tục đầu tư
Cải thiện và đơn giản hóa thủ tục đầu tư chủ yếu là cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, và các quy định trong thủ tục hải quan, thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư. Việc đẩy nhanh cải cách hành chính phải gắn liền với các cải cách thủ tục đầu tư ở mọi cấp. Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Song để đẩy nhanh thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tiếp tục phát huy cơ chế chính sách một cửa để đơn giản tối đa các thủ tục mà nhà đầu tư phải thực hiện. Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý một cửa Chính phủ, các Bộ ngành hữu quan cần phải quan tâm giải quyết các vấn đề sau: Cần “pháp lý hóa” cơ chế “một cửa”. Kiến nghị Bộ lao động thương binh xã hội sớm cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
+ Công khai hóa thủ tục đầu tư, nghĩa là trên cơ sở hệ thống lại toàn bộ thủ tục đầu tư, cơ quan chủ trì quản lý vốn đầu tư của tỉnh lập danh mục chi tiết có hướng dẫn cụ thể và công khai hóa danh mục này đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
+ Hoàn thiện thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh để tạo lợi thế so sánh cao hơn các địa phương khác để thu hút và sử dụng có hiệu quả cụ thể trong chính sách ưu đãi tỉnh cần có những hỗ trợ vượt bậc như hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án như điện, nước, giao thông, dịch vụ viễn thông, vấn đề xử lý môi trường, đào tạo nghề nếu các nhà đầu tư tự đào tạo thì tỉnh cũng hỗ trợ chứ không chỉ hỗ trợ cho các trường đào tạo nghề; trong khâu chuẩn bị đầu tư, cần hỗ trợ cung cấp thông tin ban đầu cho nhà đầu tư, hỗ trợ khảo sát đo đạc, đánh giá tác động môi trường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo mức tối đa; Khi doanh nghiệp nước ngoài có sản phẩm thì tỉnh hỗ trợ quảng bá xúc tiến thương mại….
- Cải thiện thủ tục hành chính
Các Sở, ngành lập hướng dẫn chung về yêu cầu của đơn vị mình đối với việc tiếp nhận và triển khai, quản lý nhà nước trong hoạt động của dự án đầu tư, lập dự mẫu hồ sơ, giới thiệu rõ quy trình, thời gian thực hiện công bố rộng rãi cho chủ đầu tư biết và thực hiện. Qua đó, có thể giảm bớt thời gian đi lại cho các chủ đầu tư, đảm bảo các thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, thuận tiện hơn. Chuyển từ điều chỉnh trực tiếp sang điều chỉnh gián tiếp theo cơ chế thị trường thông qua hệ thống công cụ pháp luật đồng bộ nó vừa tạo hành lang pháp lý rõ ràng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vừa hạn chế quan liêu cửa quyền, tham nhũng…làm tổn thương đến các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Để khuyến khích hoạt động thu hút FDI cần quan tâm đến một số chính sách sau:
+ Chính sách đất đai: Cụ thể hóa việc cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng đất đai, hình thành bộ máy xử lý nhanh và có hiệu quả ( kết hợp giữa thuyết phục , tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và cưỡng chế), giảm giá thuê đất(miễn giảm tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và miễn ít năm trong thời gian xây dựng cơ sở hoàn thành), công tác đo đạc chỉ nên tiến hành
tối đa hai lần, thủ tục đơn giản, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thỏa thuận với người sử dụng đất. Hiện nay công tác GPMB gây chậm trễ, nhất là trong việc triển khai dự án đầu tư. Nhà nước cần cụ thể hóa bằng pháp luật để có căn cứ cho các địa phương tổ chức thực hiện thuận lợi.
+ Chính sách thuế và hỗ trợ tài chính: Rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tính ổn định và thay đổi những bất hợp lý theo hướng khuyến khích các dự án thực hiện nội địa hóa, khắc phục tình trạng nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu…Nhà nước cần nghiên cứu chính sách ưu đãi tài chính giải quyết vấn đề hoàn thuế, chuyển lợi nhuận về nước, vốn góp, hỗ trợ các dự án được cấp giấy phép hưởng những ưu đãi về thuế lợi tức giá thuê đất mới, giảm thuế doanh thu cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hỗ trợ bán ngoại tệ…cho phép tổ chức tài chính hỗ trợ về mặt tài chính cho các đối tượng Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài tìm được đối tác trong nước có đủ năng lực tài chính.
+ Chính sách lao động tiền lương: Hoàn thiện văn bản pháp quy về tuyển dụng lựa chọn lao động, chức năng của cơ quan lao động đào tạo, đề cử, sa thải, tranh chấp lao động… tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra lao động trong kiểm tra giám sát, sửa đổi mức chịu thuế thu nhập của người nước ngoài theo hướng nâng cao mức khởi điểm chịu thuế và giảm mức thuế suất. Sở lao động và thương binh xã hội nên thỏa thuận với các nhà đầu tư để lựa chọn những người lao động cho phù hợp bằng cách các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cử cán bộ chuyên trách sang tham gia phỏng vấn, kiểm tra hồ sơ…Khi đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tuyển dụng lao động tìm kiếm lao động phù hợp, giúp cho các dự án được triển khai đúng tiến độ, chất lượng dự án được nâng cao, tiến tới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động theo tiêu chuẩn của họ.
+ Chính sách tiêu thụ sản phẩm: Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, chế biến tinh sâu sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, nghiên cứu ban hành chính sách chống độc quyền, chống hàng giả, xây dựng luật canh tranh để tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Bảo hộ thị trường trong nước bằng cách định hướng các ngành nghề ưu tiên … xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao.
+ Chính sách về công nghệ: Xây dựng chiến lược thu hút công nghệ hiện đại, coi trọng xây dựng khu công nghệ cao, công nghệ sạch ở vùng thích hợp với hệ thống quy chế rõ ràng. Máy móc thiết bị đưa vào góp vốn hoặc nhập khẩu phải qua giám định chất lượng. Xử lý thỏa đáng việc nhập thiết bị đã qua sử dụng theo nguyên tắc để nhà đầu tư chịu trách nhiệm và tự quyết định nhưng phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động và môi trường. Đào tạo các bộ quản lý khoa học công nghệ thường xuyên đưa một số cán bộ có phẩm chất và chuyên môn cao ra nước ngoài để tiếp cận thông tin về công nghệ, từ đó nâng cao hiệu quả giám định chất lượng công nghệ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ công nghệ.
3.2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnhQuảng Nam.
Quy hoạch là công cụ định hướng phát triển không gian kinh tế của tỉnhvà là căncứ cho việc xác định địa điểm, quy mô và tính chất của các dự án đầu tư. Chất lượng quyhoạch và kỷ luật, kỷ cương thực thi quy hoạch liên quan trực tiếp đến hiệu quả, chất lượnghoạt động đầu tư. Nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, hiện nay đang sửdụng nhiều loại quy hoạch để định hướng đầu tư như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xãhội; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch mạng lưới giao thông; quy hoạch đô thị; quyhoạch phát triển ngành kinh tế và quy hoạch sản phẩm... Tuy nhiên, các quy hoạch nàythường căn cứ nhiều vào địa giới hành chính, ít chú trọng tới tính thống
nhất, liên kết giữacác quy hoạch trong vùng, nên đôi khi quy hoạch chồng lên quy hoạch. Quy hoạch nhiều,nhưng phần lớn thiếu căn cứ điều tra cơ bản, thiếu chi tiết, không phân kỳ thực hiện vàkhông dự báo được phát triển trong khoảng thời gian dài cần thiết. Do đó, khi đầu tưkhông chỉ vướng mắc về giải phóng mặt bằng, mà còn vướng mắc nhiều thứ như: các thủtục pháp lý cần thiết cũng chưa thật rõ ràng; vấn đề môi trường sinh thái; sự gắn kết giữacác vấn đề kinh tế, xã hội và các loại quy hoạch trong tỉnh cũng luôn bị điều chỉnh, sửađổi... Những vướng mắc đó đã làm nản chí không ít nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.Để từng bước khắc phục hạn chế về quy hoạch nói trên, cần có các giải pháp sau:
Một là, thay đổi nhận thức, phương pháp, lập quy hoạch không gian phát triểnkinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Thống nhất nhận thức là quy hoạch không gian phát triển kinh tế, xã hội là thểhiện cụ thể mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh trongkhoảng thời gian dài.
- Khi lập quy hoạch phải điều tra khảo sát về tài nguyên thiên nhiên, về các vấnđề lịch sử, xã hội và vấn đề môi trường sinh thái để làm căn cứ, chứ không quá nặng vềđịa giới hành chính.
- Coi quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội là quy hoạch khung, quyhoạch cơ bản để các loại quy hoạch khác phải tuân theo. Các quy hoạch ngành, lĩnh vựckinh tế, xã hội, tuy chúng có những tính chất, đặc điểm khác nhau, nhưng đều phảithống nhất mục tiêu với quy hoạch khung là tạo ra sự cân đối, hài hoà, tiến tới phát triểnbền vững.
- Quy hoạch không gian phát triển kinh tế - xã hội là sản phẩmđa dạng, phức tạpnên khi lập quy hoạch đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh. Chất lượng quy hoạch tốt, không chỉ tạo
điều kiện thuận lợi chonhà đầu tư, mà còn thuận tiện cho công tác quản lý của các ngành, các cấp chính quyền.Do đó, công tác quy hoạch phải coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cơ quanquản lý nhà nước và là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.
Hai là, quy hoạch không gian kinh tế của tỉnhlà biện pháp phân bố cụ thể, có kếhoạch hợp lý các đối tượng sản xuất, các cơ sở sản xuất, các công trình phục vụ sảnxuất, các điểm dân cư, các công trình văn hoá - xã hội và các công trình công cộng khácphục vụ đời sống dân cư trong vùng; là bước kế tiếp và cụ thể hoá mục tiêu, phươnghướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.Khi thực hiện công tác quy hoạch chính quyền địa phương cũng như các sở ban ngành cần dựa trên các cơ sở sau:
- Những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhđã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của cả nước.
- Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tiềm năng, lợi thếvề các nguồn lực phát triển của vùng.
- Khả năng hợp tác, liên kết với các tỉnhkhác trong cả nước và hợp tác quốc tế,khu vực.
Trên cơ sở đó, xác lập quy hoạch ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Nam như sau:
- Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất
Đây là quy hoạch quan trọng, nó xác định rõ nơinào và diện tích bao nhiêu dùng cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau như:trồng lúa, trồng các loại cây lương thực khác; trồng cây công nghiệp; trồng rừng; diệntích dành cho phát triển đô thị, giao thông, xây dựng các khu công nghiệp, khu
kinh tế;các khu du lịch sinh thái... Quy hoạch này làm cơ sở để xác định quy hoạch ngành, lĩnhvực, sản phẩm chủ yếu và cùng với tiềm năng nguồn lực phát triển của vùng để xác địnhcác danh mục các dự án cần thu hút vốn FDI và danh mục sản phẩm khuyến khích đầutư. Quy hoạch sử dụng đất đai chính xác sẽ giúp chúng ta sử dụng có hiệu quả quỹ đấtvốn hạn hẹp và khắc phục được những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, làm chocác nhà đầu tư yên tâm, gắn bó lâu dài, tăng cường đầu tư mới và đổi mới công nghệ,mở rộng quy mô các dự án đã và đang hoạt động trong tỉnh.
- Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội:
+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ phần mềm, phần cứng, công nghệ sạch. Phát triển các ngành công nghiệp nặng có quy mô, diện tích xây dựng lớn nhưsản xuất thép chất lượng cao, sản xuất vật liệu xây dựng, tập trung phát triển côngnghiệp sản xuất xi măng ở những nơi có phần lớn đất gò đồi, thuận tiện cho giải phóng mặt bằngvà tiết kiệm sử dụng đất màu mỡ dành cho sản xuất nông nghiệp.Phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ ở ven sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, ven biển thuộc tỉnh Quảng Nam và Thành phố Hội An.
+ Tập trung thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành công nghiệpsản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, máy công cụ, thiết bị, động cơ, phương tiệnvận tải... vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh như khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Bắc Chu Lai, khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, khu công nghiệp cơ khí Chu Lai Trường hải...
+ Quy hoạch không gian cho phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu cáctrường đại học, cao đẳng đạt tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng các bệnh viện chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và
du lịch sinh thái ở những nơi có điều kiện tự nhiên và danh lam thắng cảnh phù hợp với yêu cầu từng loạicông trình với số lượng phù hợp nhằm tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp.
+ Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội và đi lại, giao lưu của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Giao thông vận tải phải đi trước, mở đường vàtạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tạo quỹ đất và các điều kiện khác để bổ sung hoàn thiện hệ thống giaothông đồng bộ cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ hiện đại phục vụcho mục tiêu, định hướng phát triển bền vững của tỉnh đến năm 2020 và tầmnhìn 2030 và xa hơn nữa là năm 2050. Dựa vào quy hoạch không gian phát triển kinh tế- xã hội của vùng và phân kỳ thực hiện quy hoạch đó mà xác định, phân chia các giaiđoạn thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải để có chính sách khuyến khíchđầu tư, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào các dự án giao thông vậntải đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
+ Quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả nông, lâm, nghiệp vàthuỷ sản) và xây dựng nông thôn mới.Đất đai nông nghiệp có xu hướng giảm dần và có tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển đô thị,các khu công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải. Do đó, quy hoạch phát triển nôngnghiệp phải xác định được vùng nào, diện tích bao nhiêu để trồng lúa và các cây lươngthực khác; vùng nào diện tích bao nhiêu trồng rau, củ, quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng củadân cư. Đồng thời phải xác địnhkhu rừng bảo tồn; rừng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ cho khai thác than vàcác nhu cầu khác của dân cư; khu rừng chắn sóng bảo vệ đê biển và các khu vực mặt nướcven sông, ven biển để nuôi trồng thuỷ sản. Trên cơ sở quy hoạch, mà có chính sách ưu đãi,khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, vốn ít quan tâm đến đầu tư vàolĩnh vực nông nghiệp ở nước ta. Đồng thời phải quy hoạch cụm dân cư nông nghiệp làm cơ sở cho xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí
trong QĐ 491/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Các chỉ