Khái quát tác động của vốnFDI đến tình hình kinhtế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 42)

hội của tỉnh

Đóng góp vào ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, bởi vì một trong những mục tiêu của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Thu ngân sách của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nguồn cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đưa tỷ lệ thu ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh. Năm 2012 là 22,4 triệu USD, năm 2013 là 28,7 triệu và trong năm 2014 số nộp là khoảng 30 triệu USD.

Quảng Nam cũng như nhiều tỉnh và thành phố khác trong cả nước có tiềm năng và lực lượng lao động rất lớn, song chưa được khai thác và sử

dụng nhiều. Với tiềm năng về lao động như vậy nên khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã đặt ra mục tiêu là phải tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Kết quả là đến hết năm 2012 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh đã thu hút gần 19.500 lao động, năm 2013 là 25.000 lao động và năm 2014 là 25.563 lao động. Điều này đã tác động tích cực đến tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân, giảm thiểu tệ nạn xã hội.

Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, nguồn vốn FĐI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Quảng Nam nói chung vẫn là một tỉnh nghèo của Việt Nam, trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mức sống người dân nhìn chung còn thấp. Đó là lý do khiến nhu cầu về vốn của tỉnh rất lớn. Việc thu hút nguồn vốn FDI không chỉ cho phép Quảng Nam phát huy những lợi thế, tiềm năng của mình mà quan trọng hơn là đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh…

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt được

Một là, về lĩnh vực kinh tế:Cơ cấu đầu tư FDI phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước theo hướng tăng tỉ trọng ngành CN – DV.Góp phần bổ sung vốn cho XH, tăng sức cạnh tranh cho nhiều SP và DN, góp phần tăng thu NS địa phương.

Hai là, về lĩnh vực xã hội:Góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất của người lao động.Nâng cao trình độ của người lao động về trình độ tay nghề, các kỉ năng mềm, tác phong làm việc.

Ba là,về lĩnh vực môi trường:Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái thông qua việc kiểm soát hệ thống thu gom, xử lý chất thải

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Một là, về lĩnh vực kinh tế: Cơ cấu đầu tưtheo ngành của khu vực FDI còn mất cân đối, chưa phù hợpvới chủ trương khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành, lĩnh vực. Cơ cấu FDI tậptrung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; số lượng dự án FDIđầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế, do đó, chưa có đóng góp tích cực chophát triển nông - lâm - thủy sản, ảnh hưởng đến sự bền vững về an ninh lương thực của tỉnh trong thời gian tới. Công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnhcòn ở mức trung bình và thấp, cá biệt có trường hợp sử dụng công nghệ lạc hậu.Có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế ở các doanh nghiệp FDI gây thất thu ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế ở các doanh nghiệp FDI.

Hai là, về lĩnh vực xã hội:Việc làm tạo ra của khu vực FDI trên địa bàn tỉnhcòn chưa tương xứngvà thiếu tính ổn định.Thu nhập bình quân hàng tháng của người laođộng không tương xứng với thờigian và cường độ lao động.Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động còn thiếu thốn, chất lượngcuộc sống kém.

Ba là,về lĩnh vực môi trường:Công tác bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnhcòn chưa được các chủ đầu tư quan tâm một cách thỏa đáng. Phần lớn các doanh nghiệptrong tỉnh sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, có lượng chất thải lớn, khóxử lý và có nhiều chất độc hại, nhưng lại chưa có thiết bị xử lý chất thải, hoặc có nhưngchưa đảm bảo các tiêu chuẩn về xử lý chất thải bảo vệ môi truòng, hoặc có nhưng chỉ mang tínhchất đối phó, không đưa vào hoạt động.Hiện tượng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là khá phổ biến tại hầu hết các địa bàn trên cả nước. Điều này đã làm phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng,ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sức khỏe của cộng đồng dân cư.Một số nhà ĐTNN tỏ ra xem thường sức khỏe con người và môi

trường sốngcủa Việt Nam, nhiều lần vi phạm pháp luật BVMT, gây hậu quả nghiêm trọng đến môitrường sống của người dân, bất chấp sự kiểm tra, cảnh báo, xử phạt của các cấp chínhquyền.Do đó, thể khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo sựphát triển một cách bền vững, lâu dài.

2.3.2.2. Nguyên nhân  Nguyên nhân khách quan

Do tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nên các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, phải lo tái cấu trúc và điều chỉnh chính mình, chưa thể vươn ra địa bàn, khu vực mới. Những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô trong thời gian qua cùng với những bất lợi vốn có trên địa bàn tỉnh cho nên kết quả việc thu hút vốn FDI nhìn chung chưa đạt được như mong muốn. Một số nhà đầu tư đến địa bàn Quảng Nam tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhưng do năng lực hạn chế, không thể sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư. Đồng thời, Chính sách của nhà nước chưa ban hành kịp thời, thiếu đồng bộ.

 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất là,hệ thống luật pháp và các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nướcngoài vẫn chưa minh bạch, chưa rõ ràng còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ và nhất quán

- Về hệ thống luật pháp:

Luật ĐTNN tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987, được bổ sung sửa đổi lần lượt vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, Việt Nam ban hành Luật Đầu tư chung, áp dụng cho cả DNTN và doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù, hệ thốngpháp luật về ĐTNN được liên tục sửa đổi và đã có những tiến bộ rõ rệt, phù hợp vớithông lệ quốc tế, song trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc dự toán và lên phương án kinh doanh; đồng thời tạo ra nhiềucách hiểu khác nhau cho các cơ quan quản lý trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng

khai dự án. Mặt khác, trong khi Luật đầu tư ngày càng trở nên thông thoáng thi cácvăn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương lại thiếu tinh minhbạch, rõ ràng,thậm chí chồng chéo, không thống nhất với nhau, khiến cho các DNNN lúng túng,không biết phải tuân thủ theo văn bản nào, qui định nào.

- Về các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài:

+ Chính sách nội địa hóa về cơ bản chưa thành công trong việc phát triểnmối liên kết giữa ĐTNN với đầu tư trong nước. Điều này được thể hiện ở mối liênkết giữa DNNN với DNTN ở cả hai khâu cung cấp và tiêu thụ sản phẩm đều rấtlỏng lẻo.

+ Chính sách ưu đãi xuất khẩu bằng cách hoãn thời hạn nộp thuế nhập khẩucho nguyên liệu làm cho những ngành may mặc, da giày phát triển tốt, mà không cầnphải phát triển các ngành phụ trợ. Do đo, kết quả nội địa hóa ở những ngành này làrất thấp.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp đã không đạt được kết quảnhư mong đợi do những khó khăn về vấn đề sở hữu đất đai và do tính chất sản xuất nhỏlẻ, manh mún của nền nông nghiệp trong nước.

+ Chính sách về lao động, quan hệ lao động còn một số bất cập. Chính sách tiềnlương hay thay đổi nhưng không có lộ trình. Quy định mức lương tối thiểu thấp là mộttrong những nguyên nhân dẫn đến đình công.

+ Chính sách về thu hút và chuyển giao công nghệ chưa đạt mục tiêu mongmuốn. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư có côngnghệ cao, công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, chính sách về thu hút công nghệ còn nhiều bấtcập như: chính sách ưu đãi chưa đủ sức hấp dẫn; quy định về Danh mục công nghệ caođược ưu tiên đầu tư phát triển va Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khíchphát triển khó thực hiện; ...

+ Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT nói chung chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,chưa đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước.Luật ĐTNN trong suốt thời gian từ 1987 đến nay và các văn bản luật BVMT đãcó một số điều khoản

đề cập đến khía cạnh môi trường như: khuyến khích các nhàĐTNN đầu tư vào những lĩnh vực BVMT sinh thái, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiênnhiên; không cấp phép ĐTNN vào các lĩnh vực và địa bàn gây thiệt hại đến môi trườngsinh thái,...Tuy nhiên, các văn bản này chưa thiết lập được các cơ chế mang tính khuyếnkhích cụ thể cho các hoạt động ĐTNN bền vững về môi trường, mà còn dừng ở mứcchung chung như: khuyến khích sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, BVMT sinh thái.Yêu cầu cụ thể nhất trong văn bản này làChủ đầu tư phải giải trình đánh giá tác độngmôi trường của dự án trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.Nội dung của các điều khoản trong các văn bản về môi trường chưa rõ ràng, cơquan quản lý nhà nước về môi trường địa phương thiếu năng lực giúp các doanh nghiệpĐTNN giải đáp những thắc mắc về các qui định pháp luật về môi trường là yếu tố cảntrở doanh nghiệpĐTNN thực hiện tốt các qui định trong Luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, công tác qui hoạch của tỉnhcòn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả gắn với yêu cầu phát triển bền vững của vùng, chưa xây dựng được chiến lược thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững.

- Trong quy hoạch tổng thể, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quy hoạch ngànhmới chỉ đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ,chỉ tiêu phát triển KT-XH mà tỉnh phải đạt được trong từng thời kỳ cụ thể. Nội dung quyhoạch chưa dự báo và giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với an ninh xãhội và môi trường, cũng như vấn đề phân bổ các nguồn lực, phân công hiệu quả lao độngxã hội giữa các địa phương trong việc đảm bảo mục tiêu phát triển bền vữngcủa cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng.

- Thiếu định vị vị trí của dòng vốn FDI trong các qui hoạch của tỉnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cho là vấn đề của cả nền kinh tế, có ảnh hưởngvà tác động phức tạp đối với cả nền kinh tế nói chung và tỉnh nói riêng.Vì vậy, việc định vị rõ vị trí của nguồn vốn FDI trong thực hiện các quy hoạch sẽ là cơsở cho mục tiêu, nội dung hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư; tạo

tiền đề cho dòng vốnFDI phát triển đúng hướng và góp phần nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI. Tuy nhiên,cho đến nay, trên địa bàn tỉnhvẫn chưa có qui hoạch riêng cho FDI theo từng huyện,ngành, lĩnh vực và sản phẩm; chưa xây dựng được cho tỉnhchiến lược thu hút FDInhằm phát triển kinh tế - xã hội theo những giai đoạn cụ thể,... Hoặc qui hoạch đi sauthực tiễn đầu tư nên khi kết quả của FDI vào một lĩnh vực nàođó không đúng qui hoạch đã gây nên những trở ngại về hiệu quả kinh tế và môi trườngnói chung.

- Thiếu tính khoa học trong việc xâydựng quy hoạch gắn với chiến lược thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững nên tỉnh Quảng Nam nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng đã thiếu sự chọn lọc trong việc thuhút các nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn vốn FDI; không có chính sách hay quanđiểm ưu tiên các nhà đầu tư, các đối tác đầu tư có tiềm lực tài chính, có trình độ khoa học công nghệ cao; thiếu sự định hướng và dẫn dắt dòng vốn FDI đảm bảo mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực mà vùng có lợi thế phát triển. Kết quả là đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Nam nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêngthời gian qua mang tính ồ ạt, không dựa trên tiềmnăng, lợi thế của từng địa phương. Còn có những dự án FDI được cấp phép không phùhợp với qui hoạch không những gây tổn thất, lãng phí về các nguồn lực, mà còn ảnhhưởng đến hiệu quả kinh tế và sự liên kết, phối hợp trong việc sử dụng các nguồn lựccho hoạt động đầu tư

Ba là, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn bất cập

- Thực hiện việc phân cấp quản lý đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế. Phân cấp, ủy quyền trong hoạt động FDI đã phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế dẫn đến tình trạng vận dụng chưa đúng. Nhiều địa phương đã đưa ra quy chế riêng, ưu đãi riêng, phá vỡ thế cân bằng, tạo cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương. Kết quả là việc phân cấp đầu tư mang tính “đại trà, dàn đều”, mà chưa tính

đến đặc thù của từng địa phương vềnăng lực quản lý, trình độ cán bộ, quy mô nền kinh tế địa phương, ... Tình trạng cạnhtranh trong thu hút FDI cũng đã dẫn đến một số địa phương cấp phép cho các dự án tiềmẩn gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng và khai thác tài nguyên

không hiệu quả, chưa chú ý tới an ninh quốc phòng, bất chấp chất lượng dự án và lợi íchquốc gia.

- Năng lực thẩm định dự án của cán bộ một số địa phương đối với dự án FDI lớn rất hạnchế, nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không đảm bảo các điều kiện cần thiết. Về phia các bộ ngành,sự thiếu công khai quy hoạch phát triển ngành trên từng vùng lãnh thổ và địa phương...cũng khiến cho phân cấp không đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ĐTNN còn chưa được chú trọng. Công tác thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu xác định hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án, chưa nói đến đảm bảo lợi ích quốc gia. Đặcbiệt, công tác thẩm định công nghệ trong dự án FDI chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc quản lý sau cấp phép cũng chưa chặt chẽ và không được tiến hành thườngxuyên. Nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai, nhưng không kịp thời làm rõ nguyênnhân để có các phương án hỗ trợ, khắc phục dẫn tới tình trạng lãng phí thời gian, tài sản,đất đai.

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnhcòn hạn chế, cơ cấulao động theo ngành còn nhiều bất hợp lý

- Về chất lượng nguồn nhân lực:

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có dân cư đông đúc,có nguồn lao động dồi dào với lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có trìnhđộ chuyên môn nghiệp cũng khá cao. Mặc dù vậy, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn một số hạnchế nhất định. Cụ thể là:

+ Trình độ nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển của vùngtrong hiện tại cũng như trong tương lai gần.

+ Kỹ năng mềm của người lao động còn thiếu. Bên cạnh sự thiếu hụt về trình độ tay nghề, người lao động trên địa bàn tỉnh còn thiếu kỹ năng cơ bản quyết định sự thành công trong công việc, đó là kỹ năng mềm. Mặc dù vậy, các kỹ năng mềm cần có ở người lao động trong thời đại ngay nay như khả năng giao tiếp, biết tiếng nước ngoài, khả năng làm việc nhóm, khả năng học và tự học, khả năng lắng nghe, thái độ cầu tiến, khả năng tổ chức và sắp xếp công việc,... dường như người lao động không được trang bị thông qua nội dung chương trình đào tạo nghề. Trong khi đó, bản thân người lao động lại không có sức ép để tự trang bị cho mìnhnhững kỹ năng cần thiết đó. Điều này đã tạo nên tính trì trệ, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần trách nhiệm ở người lao động. Những tính cách này hoàn toàn không phù hợp với môi trường làm việc hiện nay, môi trường làm việc của một nền kinh tế tri thức.

+ Tác phong vàý thức làm việc của người lao động còn kém. Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế hiện đang là rào cản lớn làm nản lòng các nhà ĐTNN. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do năng lực cung ứng lao động qua đào tạo nghề của mạng lưới đào tạo nghề trong vùng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác đào tạo nghề trong vùng hiện vẫn chưa gắn với thực tế sử dụng, nhiều laođộng sau khi tốt nghiệp đến làm việc tại doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Bên cạnh đó, cơ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 42)