Đặc điểm Tài sản cố định, phân loại, tính giá TSCĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Tổng Công ty Khoáng sản Vinacomin (Trang 47)

Tổng công ty khoáng sản là Công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam với quy mô rất lớn. Điều này ảnh hƣởng nhiều đến việc quản lý, hạch toán TSCĐ cũng nhƣ chính sách khấu hao TSCĐ.

Trong những năm gần đây Tài sản tại Tổng công ty có chiều hƣớng tăng lên, phần lớn là do các tài sản điều chuyển xuống các công ty trực thuộc và công ty con đã hết thời gian sử dụng đƣợc trả về Tổng công ty và chờ thanh lý. Nhƣ vậy phƣơng pháp quản lý, sử dụng hạch toán TSCĐ sẽ phải có sự cải tiến cho phù hợp và tập trung nhiều hơn vào việc quản lý hiệu quả, khoa học các TSCĐ, kể cả ngay từ quyết định đầu tƣ vào trong suốt quá trình sử dụng tài sản.

TSCĐ của Tổng công ty gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.

- TSCĐ hữu hình của Tổng chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý

- TSCĐ vô hình của Xí nghiệp bao gồm: Phần mềm máy vi tính, quyển sử dụng đất. Cùng với sự đa dạng và phong phú về TSCĐ trong quá trình sản xuất, sự hao mòn về TSCĐ diễn ra thƣờng xuyên đòi hỏi kế toán của Tổng công ty phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động TSCĐ về mặt số lƣợng, chất lƣợng, giá trị, tình hình hao mòn, tính khấu hao đối với từng loại TSCĐ và từng đối tƣợng sử dụng.

2.2.1.2 Phân loại TSCĐ.

Để tiện cho công tác quản lý TSCĐ của Tổng công ty và công tác hạch toán, Tổng công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo một cách phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Đó là phân loại theo kết cấu, theo nguồn hình thành

Phân loại theo kết cấu

Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc: Trụ sở làm việc, nhà kho, bến bãi...

Nhóm máy móc, thiết bị: Máy móc, thiết bị, công tác, dây chuyền công nghệ, thiết bị động lực.

Nhóm phƣơng tiện vận tải truyền dẫn.

Nhóm phƣơng thiện bị, dụng cụ quản lý: Máy vi tính, thiết bị điện tử… Bảng 2.1 Phân loại TSCĐ theo kết cấu

Đơn vị: Đồng

NHÓM TS TỔNG GIÁ TRỊ

Nhà cửa, vật kiến trúc 425.790.015.589

Máy móc thiết bị 500.012.598.421

Phƣơng tiện vận tải truyền dẫn 217.002.560.210

Phƣơng thiện bị, dụng cụ quản lý 100.969.120.546

40

Phân loại theo nguồn hình thành.

TSCĐ ngân sách cấp, TSCĐ do Tổng công ty tự bổ sung, TSCĐ do vay, TSCĐ theo nguồn khác, TSCĐ theo nguồn vốn góp.

Bảng 2.2 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành

Đơn vị: Đồng NGUỒN HÌNH THÀNH TS TỔNG GIÁ TRỊ Ngân sách cấp 310.944.358.270 Tổng công ty tự bổ sung 414.590.647.011 Đi vay 265.264.661.314 Nguồn vốn góp 149.326.770.275 Các nguồn khác 103.647.857.897 TỔNG 1.243.774.294.766 2.2.1.3 Tính giá TSCĐ

Nguyên giá tài sản cố định hữu hìnhlà toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đƣa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

- Cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ):

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn

lại, đƣợc khấu trừ) +

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Các chi phí liên quan nhƣ: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tƣ mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trƣớc bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

- Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp:

Nguyên giá TSCĐ =

Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua +

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại,

đƣợc khấu trừ)

+ Các chi phí liên quan trực tiếp

Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hƣ hỏng dần tạo ra giá trị hao mòn. Vậy trong quá trình sử dụng TSCĐ ngoài

việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá cần phải xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Tại Tổng công ty khoáng sản giá trị còn lại của TSCĐ đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Giá trị còn lại của TSCĐ

= Nguyên giá TSCĐ

- Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Tổng Công ty Khoáng sản Vinacomin (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)