Công tác tồn trữ, cấp phát

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế sơn hà tỉnh quảng ngãi (Trang 71)

V N 180 2.347 6 Diclofenac 50mg Diclofenac N 140 23.879 3.765

3.Công tác tồn trữ, cấp phát

- Để đảm bảo cho việc tồn trữ thuốc đúng yêu cầu, Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà đã từng bước cung cấp các trang thiết bị, phục vụ cho công tác bảo quản tồn trữ. Các kho thuốc được bố trắ ở nơi cao ráo, thuận tiện cho công tác cấp phát, bảo quản. Kho cấp phát thuốc ngoại trú được bố trắ gần khoa khám Bệnh, thuận tiện cho việc nhận thuốc của người bệnh.

- Lượng thuốc tồn trữ tại kho dược thường từ 3 đến 4 tháng, đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh tại đơn vị cũng như cấp về các TYT xã.

- Tuy nhiên các kho vẫn chưa được trang bị đồng bộ và chưa đầy đủ theo yêu cầu " Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)". Một số kho còn sử dụng kệ đựng thuốc bằng gỗ đã bị hư hỏng nhiều, chưa có quạt thông gió. Trong công tác quản lý thuốc, các thủ kho chưa bố trắ được thời gian kiểm kê kho hàng ngày. Hiện tại các kho tiến hành kiểm kê kho hàng tháng, sau khi kiểm kê thủ kho tiến hành đối chiếu với kế toán dược và vào thẻ kho. Bệnh viện chưa sử dụng phần mền trong quản lý BV nên việc thống kê quản lý thuốc còn gặp nhiều khó khăn.

- Khoa dược đã tiến hành việc đưa thuốc đến các khoa điều trị nhưng chưa tổ chức được việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân vì thiếu nhân lực. Thời gian dành cho cấp phát tại kho ngoại trú đủ để tư vấn, hướng dẫn sử dụng trực tiếp cho người bệnh hoặc trả lời những thắc mắc nếu có. Tuy nhiên các loại tài liệu phục vụ cho việc hướng đãn tại kho ngoại trú chưa đầy đủ.

- Việc kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện vẫn thực hiện thủ công, nên việc kê đơn các thuốc đã hết thường hay xẩy ra, gây kho khăn trong việc cấp phát thuốc của khoa Dược cũng như sự chờđợi của Bệnh nhân.

4. Hoạt động sử dụng thuốc

- Phần lớn các bệnh án, đơn thuốc đều thực hiện đúng theo qui chế. Thuốc được kê năm trong danh mục thuốc bệnh viện. Tuy nhiên việc hướng dẫn sử dụng cho người bệnh chưa được đầy đủ. Trong năm 2012, thuốc sản xuất trong nước được sử dụng với tỷ lệ cao (80,72%) so với thuốc nhập khẩu (19,28%).

Qua đó cho thấy Bệnh viện luôn quan tâm đến viiẹc giảm chi phắ điều trị cho bệnh nhân.

- Hoạt động của đơn vị thông tin thuốc đã góp phần tắch cực trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên chất lượng hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế.

- Cơ cấu sử dụng các nhóm thuốc trong danh mục tại Bệnh viện cho thấy các nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao là: nhóm điều trị kắ sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 39,64%; nhóm thuốc YHCT 20,12%; nhóm thuốc đường tiêu hóa 11,04%; nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm 10,24% và nhóm thuốc vitamin và khoáng chất 9,13%. Năm nhóm này chiếm đến 90,17% giá trị sử dụng thuốc của Bệnh viện.

- Qua kết quả khảo sát cho thấy nhóm thuốc kháng sinh, điều trị ký sinh trùng có giá trị sử dụng cao nhất. Nhóm thuốc YHCT và nhóm thuốc vitamin- khoáng chất không phải là thuốc điều trị chắnh nhưng lại nằm trong 5 nhóm có giá trị sử dụng cao. Điều này chứng tỏ vấn đề sử dụng thuốc tại Bệnh viện chưa hợp lý, có sự lạm dụng thuốc trong kê đơn thuốc ngoại trú. Thuốc YHCT được kê nhiều nhất là Didicera, so với kháng sinh được sử dụng nhiều nhất thì nó chiếm đến 4/5 giá trị sử dụng của Cefadroxil. Nguyên nhân do thói quen kê đơn của bác sĩ, và tâm lý thắch dùng thuốc YHCT của nhiều bệnh nhân.

- Trong nhóm thuốc kháng sinh, điều trị ký sinh trùng thì nhóm Betalactam được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt là các cephalosporin thuốc thế hệ I vẫn được ưu tiên sử dụng. Nhờ vậy tránh được tình trạng đề kháng kháng sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo trong Bệnh viện, giảm chi phắ điều trị cho bệnh nhân, tạo điều kiện thận lợi cho các bác sĩ tuyến trên trong quá trình điều trị.

- Theo mô hình bệnh tật của những năm gần đây, một số thuốc chuyên đã có sự xuất hiện trong DMTBV như nhóm thuốc tim mạch. Điều này thể hiện việc bệnh nhân đã quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân và mô hình bệnh tật tại địa phương trong những năm gần đây đã có sự thay đổi ngoài những bệnh nhiễm trùng.

- Tại Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Hà, tỉ lệ sử dụng của các thuốc sản xuất trong nước luôn chiếm tỉ lệ cao cả về số lượng cũng như giá trị sử dụng. Nhờ vậy chi phắ điều trị của của bệnh nhân giảm đáng kể. Nhưng tỉ lệ thuốc mang tên thương mại lại chiếm tỉ trọng cao. Vì vậy cũng ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người bệnh cũng chi phắ mua thuốc của bệnh viện

5. Hạn chế

- Do nghiên cứu hồi cứu nên kết quả còn hạn chế trong việc bình bệnh án, đơn thuốc. Vì vậy các chỉ tiêu liên quan đến sử dụng thuốc an toàn, hợp lýcòn khó khăn trong đánh giá chỉ tiêu đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều vì các chỉ tiêu này phải được đánh giá cụ thể trên từng bệnh nhân.

- Khi nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc của Bệnh viện chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân. Từ đó có các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả tại Bệnh viện.

- Công tác dược lâm sàng còn để ngỏ. Có nhiều nguyên nhân trong đó nguồn nhân lực của khoa Dược không đủ vì vậy không có dược sĩ chuyên về lâm sàng.

KẾT LUẬN 1. Hoạt động lựa chọn thuốc tại Bệnh viện 1. Hoạt động lựa chọn thuốc tại Bệnh viện

- HĐT và ĐT đã xây dựng được danh mục thuốc hợp lý, phù hợp với mô hình bệnh tật của năm trước, phác đồ điều trị, khả năng tài chắnh của Bệnh viện, điều kiện sống của người dân địa phương...Vì vậy danh mục thuốc đã đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh viện

- Bệnh viện chưa xây dựng được danh mục thuốc thiết yếu nhưng tỉ lệ thuốc thiết yếu có trong danh mục thuốc Bệnh viện chiếm tỉ lệ tuyệt đối

2. Hoạt động mua thuốc

- Thông qua hình thức đấu thầu tập trung do Sở y tế Quảng Ngãi thực hiện. Đơn vị đã tiến hành mua thuốc theo từng tháng nhờ vậy đã giảm được hiện tượng thiếu thuốc, giảm điện tắch kho dùng cho tồn trữ.

- Tỷ lệ mua thuốc sản xuất trong nước với 108 mặt hàng đạt 2.958.256.000đ, thuốc nhập khẩu với 14 mặt hàng đạt 143.151.000đ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại trung tâm y tế sơn hà tỉnh quảng ngãi (Trang 71)