- Nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh án
- Chúng tôi sử dụng phương pháp hồi cứu trên bệnh án bệnh nhân vào viện từ tháng 5/ 2011 đến tháng 5/2012. Dựa trên phần mềm máy tính lưu trữ
bệnh án, chúng tôi lấy các mã bệnh có ICD M05 (viêm khớp dạng thấp), M700 (viêm quanh khớp vai), M06 (viêm khớp), M13 (viêm đa khớp), M10 (gút). Chúng tôi lấy được 329 bệnh án, rút các bệnh án lưu từ phòng kế hoạch tổng hợp sau khi loại bỏ những bệnh án không có giá trị nghiên cứu (những bệnh án chuyển viện trong vòng 24h, hoặc là những bệnh án dùng thuốc YHCT) sau khi loại còn lại 140 bệnh án. Các bệnh án được lấy dựa trên chẩn
đoán của Bác sỹ điều trị, sau đó khai thác các yếu tố như trong phiếu khảo sát (phụ lục 1).
- Để đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh nhân sau khi ra viện, dựa trên bệnh án lưu chúng tôi chia ra làm 3 mức đánh giá như sau:
* Hiệu quả tốt: Bệnh nhân hết đau, sưng các khớp hoàn toàn, vận động bình thường.
* Hiệu quả bình thường: bệnh nhân giảm hẳn triệu chứng đau, sưng các khớp, vận động còn hơi khó, đau ít.
* Không đỡ: Bệnh nhân thấy tình trạng đau, sưng của bệnh nhân không giảm
* Các nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu
a) Khảo sát về đặc điểm của mẫu nghiên cứu
- Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới tính của mẫu nghiên cứu - Mô hình bệnh viêm khớp tại bệnh viện
- Khảo sát về thời gian mắc bệnh - Khảo sát về thời gian điều trị
b) Khảo sát tổng quát về các nhóm thuốc được sử dụng trong từng bệnh lý khớp
- Khảo sát nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm - Khảo sát nhóm thuốc glucocorticoid (GC)
- Khảo sát về việc sử dụng một số thuốc hỗ trợ trong điều trị viêm khớp - Hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị viêm khớp
2.3. Phương pháp xử lý kết quả
Các số liệu thu thập được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình Microsoft Excel.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới tính của mẫu nghiên cứu Dựa vào số bệnh án mà chúng tôi khảo sát chúng tôi phân chia bệnh nhân thành ba lớp tuổi, tuổi từ 50 tuổi đến 60 tuổi, từ trên 60 đến 70 tuổi và trên 70 tuổi. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1
Bảng 3.1: Phân loại bệnh nhân theo tuổi và giới tính
Nam Nữ Tổng số
Lứa tuổi
BN Số lượng % Số lượng % Số lượng %
50 - 60 20 14,29 30 21,43 50 35,72 >60 - 70 29 20,71 38 27,14 67 47,85 >70 8 5,71 15 10,72 23 16,43
Tổng số 57 40,71 83 59,29 140 100,00
Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy rằng các bệnh nhân có tuổi từ 60 đến 70 tuổi là lớp tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao và vào viện nhiều nhất (chiếm 47,85%), số bệnh nhân là nữ cao hơn nhiều số bệnh nhân là nam, cao gấp 1,3 lần (nữ chiếm 27,14%, nam chiếm 20,71%). Lớp tuổi từ 50 đến 60 có tỉ lệ
35.72% 47.85% 16.43% 50 - 60 >60 - 70 >70 Hình 3.1: Tỉ lệ bệnh nhân theo các lứa tuổi 3.1.2. Mô hình bệnh viêm khớp tại bệnh viện
Dựa trên mẫu nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập số liệu và tổng hợp lại và trình bày ở bảng 3.6. Những bệnh này được ghi lại và sắp xếp lại dựa theo
đúng chẩn đoán của bác sỹ điều trị tại bệnh viện. Một số trường hợp viêm các khớp ngón tay, bàn tay, khớp háng, khớp vai, khớp thái dương hàm, khớp gối... chúng tôi xếp vào mục viêm khớp khác (mục 4, bảng 3.2)
Bảng 3.2: Mô hình bệnh viêm khớp tại bệnh viện c Thái nguyên
STT Bệnh Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) 1 Viêm khớp dạng thấp 45 32,14 2 Bệnh gút 11 7,86 3 Viêm đa khớp không xác định 23 16,43 4 Viêm khớp khác 61 43,57 Tổng cộng 140 100,00
Theo kết quả nghiên cứu trong thời gian 1 năm tại bệnh viện c Thái nguyên, chúng tôi thấy rằng trong số 140 bệnh nhân vào điều trị bệnh viêm khớp tại bệnh viện có thể chia ra làm các loại bệnh viêm khớp (như ở bảng
1.6). Trong đó tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp khác chiếm tỉ lệ lớn nhất (43,57%). Sau đó là các bệnh nhân bị chẩn đoán là bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm 32,14%. Viêm đa khớp không xác định chiếm 16,43%, gút chiếm 7,86%. 32.14% 7.86% 16.43% 43.57% Viêm khớp dạng thấp Bệnh Gut Viêm đa khớp không xác định Viêm khớp khác Hình 3.2: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các bệnh viêm khớp hay gặp tại bệnh viện 3.1.2.1. Các loại bệnh viêm khớp khác hay gặp tại bệnh viện
Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát về các loại bệnh viêm khớp khác hay gặp tại bệnh viện và cho kết quả như sau:
Bảng 3.3: Mô hình các loại bệnh viêm khớp khác tại bệnh viện
STT Bệnh Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
1 Viêm khớp gối 25 40,98 2 Viêm quanh khớp vai 19 31,15
3 Viêm khớp thái dương hàm 9 14,75
4 Viêm các khớp khác còn lại 8 13,12
3.1.3. Khảo sát về thời gian mắc bệnh
Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát về thời gian mắc bệnh của bệnh nhân và cho kết quả như sau:
Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh Thời gian mắc bệnh Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) <1 tuần 2 1,43 1 tuần - 1 tháng 15 10,71 1 tháng - 1 năm 97 69,29 > 1 năm 26 18,57 Tổng số 140 100 Như vậy, số các bệnh nhân mắc bệnh từ 1 tháng đến 1 năm chiếm tỉ lệ
lớn (97 bệnh nhân, chiếm 69,29%), số bệnh nhân mắc bệnh lớn hơn 1 năm (26 bệnh nhân, chiếm 18,57%), số bệnh nhân mắc bệnh trong khoảng thời gian từ 1 tuần đến 1 tháng là 15 bệnh nhân (chiếm 10,71%). Bệnh nhân mới phát hiện bệnh trong vòng 1 tuần sau khi vào viện điều trị là rất thấp (2 bệnh nhân, chiếm 1,43%).
3.1.4. Khảo sát về thời gian điều trị
Qua khảo sát về thời gian điều trị bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.5: Thời gian điều trị bệnh Thời gian điều trị Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) <7 ngày 9 6,43 7 – 15 ngày 58 41,43 >15 ngày 73 52,14 Tổng số 140 100
Trong 140 bệnh nhân điều trị thì có 09 trường hợp ra viện sau 7 ngày
điều trị (chiếm 6,43%), 58 bệnh nhân ra viện sau 7 đến 15 ngày điều trị
(chiếm 41,43%), và có 73 bệnh nhân ra viện sau 15 ngày điều trị (chiếm 52,14%).
3.2.Khảo sát tổng quát về các nhóm thuốc được sử dụng trong từng bệnh lý khớp
Qua khảo sát trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả phác
đồđiều trị bệnh tại như sau:
Bảng 3.6: Các nhóm thuốc được sử dụng trong từng bệnh lý khớp
VKDT Gút Viêm khớp khác Viêm đa khớp không xác định Thuốc n % n % n % n % NSAID 29 64,44 3 27,27 34 55,74 15 65,22 Paracetamol (cả loại đơn thuần+kết hợp) 9 20,00 0 27 44,26 9 39,13 GC 16 35,56 1 9,09 23 37,70 8 34,78 DMADRs 0 0 0 0 0 0 0 0 Colchicin 0 0 11 100 0 0 0 0 Allopurinol 0 0 2 18,18 0 0 0 0 Tổng số BN 45 100,00 11 100,00 61 100,00 23 100,00
Dựa trên kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đi đến nhận xét như sau:
- Bệnh VKDT: trong số 45 bệnh nhân VKDT có 64,44% bệnh nhân sử
dụng NSAID; 20,00% bệnh nhân có sử dụng các chế phẩm có chứa paracetamol; 35,56% bệnh nhân sử dụng GC và không có bệnh nhân nào
được sử dụng thuốc DMADRs (0%).
- Bệnh gút: trong số 11 bệnh nhân gút 100% bệnh nhân sử dụng colchicin ; 27,27% bệnh nhân có sử dụng NSAID; 9,09% bệnh nhân có sử
dụng GC và 18,18% bệnh nhân có sử dụng allopurinol.
- Bệnh viêm khớp khác: trong số 61 bệnh nhân bị bệnh viêm đau các khớp có 55,74% bệnh nhân có sử dụng NSAID; 44,26% bệnh nhân có sử
dụng các chế phẩm có chứa paracetamol; 37,7% bệnh nhân có sử dụng GC. - Bệnh viêm đa khớp không xác định: Trong số 23 bệnh nhân bị bệnh viêm đa khớp có 65,22% bệnh nhân có sử dụng NSAID; 39,13% bệnh nhân có sử dụng các chế phẩm có chứa paracetamol; 34,78% bệnh nhân có sử dụng GC.
3.3. Khảo sát một số nhóm thuốc chống viêm sử dụng được trong điều trị 3.3.1. Khảo sát nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
3.3.1.1. Khảo sát về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng số lượng bệnh nhân vào viện và
được bác sỹ chỉ định dùng thuốc paracetamol và NSAID là khá lớn. Cụ thể
như trong số bệnh nhân mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì tổng số các trường hợp dùng thuốc lớn hơn số bệnh án tham gia nghiên cứu (khảo sát 140 bệnh nhân nhưng tổng số các trường hợp dùng thuốc là 157 trường hợp). Cụ thể được trình bày ở bảng 3.7, như sau:
Bảng 3.7: Danh mục các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm Nhóm thuốc Hoạt chất Số BN sử dụng Tỉ lệ (%) Diclofenac 37 23,56 Meloxicam 68 43,31 NSAID Flubiprofen 7 4,46 Tổng 112 71,34 Paracetamol 37 23,57 Paracetamol Paracetamol + Codein 8 5,09 Tổng 45 28,66 Tổng cộng 157 100,00
Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng các thuốc NSAID được sử dụng khá nhiều chiếm 71,34% trong đó thì meloxicam là thuốc được sử
dụng nhiều nhất (chiếm 43,31%), sau đó là diclofenac và flubiprofen lần lượt chiếm 23,56% và 4,46%.
Trong các loại paracetamol được sử dụng thì paracetamol đơn độc
được dùng nhiều hơn chiếm 23,57% còn paracetamol + codein thì lượng bệnh nhân được sử dụng ít hơn chiếm 5,09%.
3.3.1.2. Khảo sát về đường dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
Tại bệnh viện các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm được dùng chỉ được sử dụng ở đường uống và đường tiêm bắp. Tỉ lệ các đường đưa thuốc
Bảng 3.8: Các đường dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
STT Đường đưa thuốc Số BN SD Tỉ lệ (%)
1 Tiêm 44 28,02
2 Uống 113 71,98
Tổng cộng 157 100
Như vậy, trong điều trị bệnh viêm khớp thuốc được sử dụng bởi đường uống là chiếm đa số chiếm 71,98%, còn đường tiêm chiếm 28,02%. Các thuốc dùng đường tiêm có hai thuốc đó là 2 NSAID: diclofenac 75 mg và meloxicam 15 mg. Cả hai thuốc này đều dùng theo đường tiêm bắp. Còn lại các thuốc khác như meloxicam 7,5 mg, diclofenac 75 mg, flubiprofen và các paracetamol đều dùng cho bệnh nhân bằng đường uống.
28.02%
71.98%
Tiêm
Uống
3.3.1.3. Các kiểu phối hợp của thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
Do như đã trình bày ở trên, mỗi bệnh nhân khi vào viện được sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau cùng nhóm hoặc khác nhóm. Nên chúng tôi nghiên cứu về các đường đưa thuốc, và các kiểu phối hợp khi sử dụng thuốc, trình bày như trong bảng 3.9; 3.10
+ Các kiểu phối hợp về đường đưa thuốc
Qua nghiên cứu, 140 bệnh án nhưng nếu tính theo kiểu phối hợp đường
đưa thuốc thì có 58 trường hợp phối hợp thuốc theo các đường đưa thuốc khác nhau, trình bày trong bảng 3.9.
Bảng 3.9: Các kiểu phối hợp về đường đưa thuốc
TT Kiểu phối hợp Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Thuốc uống +thuốc tiêm 44 75,86
2 Thuốc uống +thuốc uống 14 24,14
Tổng cộng 58 100 Trong số 58 trường hợp có phối hợp vềđường đưa thuốc thì cách phối
hợp thuốc uống + thuốc tiêm chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 75,86%, còn lại cách phối hợp thuốc uống + thuốc uống chiếm 24,14 %.
75.86% 24.14% Thuốc uống +thuốc tiêm Thuốc uống +thuốc uống
+ Phối hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
Qua khảo sát các bệnh án, chúng tôi gặp trường hợp phối hợp các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm theo kiểu phối hợp giữa NSAID với paracetamol . Kết quả được trình bày ở bảng 3.10
Bảng 3.10: Phối hợp các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm với nhau
Kiểu phối hợp Thuốc 1 Thuốc 2 Số lần SD Tỉ lệ (%) Diclofenac 15 45,45 Meloxicam 13 39,40 NSAID + Paracetamol Paracetamol Flubiprofen 2 6,06 Cộng 30 90,91 Diclofenac 1 3,03 Meloxicam 1 3,03 NSAID +
Paracetamol codein Paracetamol codein
Flubiprofen 1 3,03
Cộng 3 9,09
Tổng cộng chung 33 100,00
Nhìn số liệu ở bảng 3.10 cho ta thấy trong số các bệnh nhân khi vào viện được chỉ định dùng thuốc phối hợp theo kiểu phối hợp giữa NSAID với paracetamol. Trong đó chủ yếu là kiểu phối hợp giữa NSAID với paracetamol chiếm 90,91%, còn kiểu phối hợp giữa NSAID với paracetamol + codein thì chiếm tỉ lệ ít là 9,09%.
+ Khảo sát về tình hình chuyển tiếp các nhóm thuốc NSAID ở bệnh nhân
Trong số những bệnh án nghiên cứu mà có sử dụng ngoài sự phối hợp NSAID với Paracetamol thì cũng có 30 bệnh án sử dụng thuốc NSAID có sự
chuyển tiếp thuốc cho bệnh nhân từ dạng tiêm (tiêm khoảng 3-7 ngày) rồi chuyển sang dạng uống, cụ thể như sau:
Bảng 3.11: tỉ lệ bệnh án có sự chuyển tiếp dùng thuốc tiêm sang thuốc uống Thuốc 1 (Tiêm) Thuốc 2 (Uống) Số lần sử dụng Tỉ lệ (%) Diclofenac Meloxicam 8 26,67 Meloxicam Meloxicam 22 73,33 Tổng cộng 30 100,00
3.3.2. Khảo sát nhóm thuốc Glucocorticoid (GC) sử dụng điều trị bênh viêm khớp tại bệnh viện C Thái Nguyên viêm khớp tại bệnh viện C Thái Nguyên
3.3.2.1. Các GC được sử dụng điều trị viêm khớp tại bệnh viện
Qua kết quả nghiên cứu hồi cứu, chúng tôi thấy rằng nhóm thuốc GC
được sử dụng cũng khá nhiều trong điều trị bệnh viêm khớp. Các thuốc GC sử
dụng tại bệnh viện như: dexamethason, methylprednisolon, hydrocortison, và betamethason. Cụ thể như sau:
Bảng 3.12: Các Glucocorticoid dùng điều trị bệnh viêm khớp
STT Hoạt chất Tên thương mại Số BN SD Tỉ lệ(%)
1 Dexamethason Dexamethason 10 17,54 2 Methypresnisolon Lamtra, tomethron 37 64,91 3 Hydrocorrtison Hydrocorrtison 125 mg 8 14,04 4 Betamethason dipropionate 5 mg, Betamethason Na phosphate 2 mg. Diprospan 5+2 2 3,51 Tổng cộng 57 100,00
Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy bệnh nhân được sử dụng methylprednisolon là chiếm tỉ lệ khá lớn chiếm 64,91%. Sau đó là dexamethason chiếm 17,54%. Hydrocortison và betamethason được sử dụng ít hơn chiếm lần lượt là 14,04% và 3,51%.
3.3.2.2. Khảo sát vềđường dùng thuốc GC tại bệnh viện C
Trong số các bệnh án khảo sát chúng tôi thấy có các đường dùng thuốc GC như sau:
Bảng 3.13: Các đường dùng thuốc GC tại Bệnh viện C STT Đường đưa thuốc Số lần sử dụng Tỉ lệ (%)
1 Tiêm tại ổ khớp 10 16,95 2 Tiêm bắp hoặc TM 29 49,15
3 Uống 20 33,90
Tổng cộng 59 100,00
Như vậy nhìn bảng trên ta thấy, trong điều trị bệnh viêm khớp việc sử dụng thuốc corticoid chủ yếu thiên về sử dụng thuốc tiêm nhiều hơn nhiều so với thuốc uống. Cụ thể thuốc tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch chiếm 49,15%, Tiêm tại ổ khớp chiếm 16,95%, còn thuốc uống chỉ sử dụng chiếm 33,9%.
16.95% 49.15% 33.90% Tiêm tại ổ khớp Tiêm bắp hoặc TM Uống Hình 3.5: Tỉ lệ các đường dùng thuốc GC tại Bệnh viện C
3.3.2.3. Khảo sát về thời gian dùng thuốc GC tại Bệnh viện
Về thời gian điều trị thì tùy theo chiều hướng thuyên giảm bệnh của bệnh nhân mà thời gian chỉ định GC của bệnh nhân là dài hay ngắn. Cụ thể
kết quả khảo sát thể hiện được ở bảng sau:
Bảng 3.14: Thời gian sử dụng thuốc GC tại bệnh viện Thời gian dùng thuốc Số bệnh nhân sử dụng Tỉ lệ (%)
2-7 ngày 16 34,78
8 – 14 ngày 25 54,35 > 14 ngày 5 10,87
Tổng 46 100,00
Như vậy 34,78% là bệnh nhân được sử dụng GC từ 2 đến 7 ngày, 54,35% bệnh nhân khi đã được sử dung GC thì đều sử dụng GC từ 8 đến 14 ngày, và số bệnh nhân dùng GC lớn hơn 14 ngày có 10,87% bệnh nhân. Thường do khi bắt đầu vào viện nhiều bệnh nhân sưng đau khớp rõ và khó vận động nên thường được chỉ định tiêm GC 3-5 ngày sau đó chuyển sang dạng uống dùng với liều thấp hơn hoặc Bác sỹ tiêm hydrocortison ổ khớp