Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trƣờng với bệnh viện các cơ sở thực hành chuyên môn trong đào tạo và sử dụng

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 hiện nay (Trang 88)

bệnh viện - các cơ sở thực hành chuyên môn trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật viên y tế

Trong lĩnh vực đào tạo cán bộ y tế, việc xã hội hoá, liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với các bệnh viện và các cơ sở thực hành là yếu tố trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngành y là một ngành đặc biệt bởi đối tượng lao động đặc biệt - những bệnh nhân cần chăm sóc sức khoẻ. Do vậy, việc đào tạo cán bộ y tế cũng đặc biệt. Cơ thể con người là một hệ thống thống nhất, không thể tách rời giữa các cơ quan, bộ phận. Một thay đổi nhỏ về cấu tạo, về chức năng của một cơ quan nào đó đều có ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Lao động của người thày thuốc tuy phải đối mặt với nhiều sự kiện nhưng đòi hỏi vẫn phải tỷ mỷ, chính xác. Một sai sót nhỏ của người thày thuốc do thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa toàn diện có thể để lại hậu quả xấu, những tai hoạ lớn thậm chí là tính mạng con người. Do đó, người cán bộ y tế nói chung, KTV y tế nói riêng phải có kiến thức rộng, hiểu biết sâu sắc toàn diện về chuyên môn cũng như những kiến thức liên quan, đồng thời phải có thái độ đúng đắn trong nghề nghiệp và đối với bệnh nhân cũng như người nhà họ. Để có kiến thức vừa sâu sắc vừa toàn diện, phương pháp đào tạo cũng phải đặc biệt. Đó là phải kết hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo lý thuyết với việc đào

tạo kỹ năng thực hành, giữa việc học lý thuyết với việc học thực hành tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành tiền lâm sàng, đặc biệt học tập, rèn luyện các kỹ năng lâm sàng ở bệnh viện, học tập ở cộng đồng nhằm đảm bảo chất lượng tay nghề đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Đối với tất cả các ngành khoa học, thực hành là khâu rất quan trọng. Nó quyết định hiệu quả, năng suất lao động và góp phần kiểm tra tính đúng đắn của thành tựu khoa học cũng như khẳng định tính đúng đắn, tính giá trị của tri thức khoa học. Giữa các ngành khoa học, khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành là khác nhau. Trong y học, khoảng cách này rất lớn "Người cán bộ y tế nắm chắc toàn bộ lý thuyết một bệnh tật không đến nỗi khó, có thể hoàn tất trong một thời gian không lâu. Nhưng muốn chẩn đoán đúng một bệnh, thực hiện kỹ thuật chăm sóc trên một bệnh nhân đòi hỏi phải có thời gian thực hành nghề nghiệp, tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật đó, do đó thực hành lâm sàng bệnh viện là một khâu quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ y tế" [8, tr.23]. Hiện nay, Trường CĐKT Y tế I liên kết chặt chẽ với các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến Trung ương, hình thành hệ thống bệnh viện thực hành kỹ năng tay nghề cho KTV. Cùng với cơ sở thực hành tại trường gồm: 31 phòng học thực hành và phòng khám bệnh đa khoa, cơ sở thực hành ngoài trường gồm: 12 phòng học của trường tại Bệnh viện đa khoa Hải Dương; các bệnh viện tuyến huyện thuộc hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên; các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố gồm: bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn - Hà Nội; Việt Tiệp - Hải Phòng; Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bệnh viên 7 Quân khu 3 (Hải Dương); các bệnh viện tuyến Trung ương gồm: Việt Đức, Bạch Mai, Viện K, Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí… [5, tr.7]

Trong từng năm học cụ thể, Nhà trường cũng tiếp tục tiến hành những hoạt động hợp tác khoa học, công nghệ như: Quan hệ hợp tác với một số viện, bệnh viện, trường và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường mối quan hệ Viện -

Trường và các cơ sở thực tập khác để nâng cao chất lượng dạy - học [52, tr. 14].

Trong thời gian tới, Nhà trường cần tiếp tục duy trì mối quan hệ với các cơ sở thực hành truyền thống ngoài trường, ngoài ra Nhà trường cũng nên mở rộng thêm cơ sở thực hành tới các bệnh viện tuyến huyện các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh; các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh các tỉnh khác ở những vùng còn khó khăn, như Cao Bằng, Bắc Cạn,… đồng thời tăng cường đưa sinh viên đi thực tế nghề nghiệp tại các bệnh viện tuyến trung ương - nơi có phương tiện kỹ thuật hiện đại áp dụng trong việc khám chữa bệnh.

Ngoài các cơ sở thực hành tại các bệnh viện cho tất cả các chuyên ngành kỹ thuật thì việc thực tế tại công đồng của chuyên ngành Nha và VLTL/PHCN là rất cần thiết. Nhất là khi tỷ lệ người dân mắc bệnh răng miệng khá cao.

Số người tàn tật ở nước ta còn số lượng rất lớn chưa được chăm sóc sức khoẻ. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và của Việt Nam: PHCN tại viện dù cố gắng hết sức về kiến thức và trang thiết bị cũng chỉ đáp ứng được 5% - 10% số người tàn tật. Còn lại trên 90% số người tàn tật sống ở các vùng nông thôn xa xôi chưa được tiếp cận với kỹ thuật phục hồi chức năng, họ là gánh nặng cho gia đình và cộng đồng. Chìa khoá để giải quyết vấn đề người tàn tật là sự lồng ghép của 2 chương trình: chăm sóc sức khoẻ ban đầu với PHCN dựa vào cộng đồng. Chương trình này được áp dụng qua thực tế ở Việt Nam đã đạt kết quả cao và đã có hàng nghìn người tàn tật được PHCN, họ đã được hoà nhập và tái hoà nhập vào cộng đồng.

Chương trình này để thực hiện được cần nguồn nhân lực rất lớn, trong đó có nguồn lực KTV y tế. Do đó, KTV PHCN cần được tham gia thực tế tại cộng đồng nhằm giúp cho các em vận dụng kiến thức vào thực tế công việc, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ người tàn tật. Đó là cơ hội tốt để hình thành sự đồng cảm, sự quan tâm chia sẻ nỗi đau

với những người có công với cách mạng và trẻ tàn tật chưa hề được chăm sóc.

Nhà trường cần tiếp tục liên hệ mật thiết với lãnh đạo các bệnh viện, các trưởng khoa kỹ thuật y học của các bệnh viện, nắm bắt kịp thời tình hình học tập, thực hành kỹ năng tay nghề, tăng cường giám sát và rèn luyện kỹ năng tay nghề cho các em. Nhằm nâng cao chất dạy học, đặc biệt là chất lượng dạy - học lâm sàng, nhà trường đã tổ chức những Hội nghị, hội thảo như Hội nghị "Nâng cao chất lượng dạy - học lâm sàng". Hội nghị này đã tổ chức nhiều lần, gần đây nhất vào tháng 8/2006, và tháng 11/2006 diễn ra Hội nghị khoa học Trường - viện cũng không ngoài mục đích trên. Trong thời gian tới và cụ thể trong năm học 2006 -2007, nhà trường cũng đề ra những nhiệm vụ như tiếp tục hợp tác với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương luân phiên tổ chức sinh hoạt khoa học 2 lần/năm, tổ chức Hội nghị khoa học hàng năm; phối hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học" [52, tr.14]. Và một trong những điểm thuận lợi cho công tác đào tạo của Nhà trường là từ năm học 2006 - 2007, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương được Bộ Y tế quyết định là bệnh viện thực hành chính của Trường.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế của Nhà trường cũng được tăng cường. Vừa qua, nhà trường đã thực hiện và kết thúc Dự án Việt Nam - EC; tổ chức Hội nghị thẩm định và xây dựng dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo điều dưỡng, hộ sinh" được Bộ Y tế trình Chính phủ Việt Nam và Hà Lan phê duyệt; xây dựng Dự án đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đào tạo Điều dưỡng và KTV; tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của các phòng, bộ môn tham quan, học tập Trường Đại học Mahidol - Thái Lan... Việc tăng cường hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc khai thác nguồn lực bên ngoài. Đó là vốn đầu tư, là kinh nghiệm quản lý và điều kiện vật chất khoa học, kỹ thuật phục vụ quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng ta có thể khai thác lợi ích từ sự

giúp đỡ của các đối tác trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên thông qua hợp tác đào tạo, tham quan, trao đổi. Để khai thác lợi ích từ mối quan hệ này, nhà trường trong thời gian vừa qua đã và đang tích cực khai thác khả năng, thế mạnh của đơn vị đó là uy tín, chất lượng ngày càng nâng cao của mình trong công tác đào tạo. Đồng thời, ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo mọi điều kiện để cán bộ, giảng viên trong đơn vị mình được học tập nâng cao trình độ về chuyên môn cũng như tin học, ngoại ngữ nhằm tăng cường khả năng giao tiếp trong quan hệ với người nước ngoài và khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin.

Trên đây là những giải pháp về đào tạo, song nếu chúng ta chỉ quan tâm tới việc tuyển sinh với số lượng ngày càng lớn mà không quan tâm đến vấn đề chất lượng đầu ra: sinh viên ra trường tìm kiếm việc làm và việc sử dụng họ của các cơ sở y tế, thì chưa thể khẳng định sự phát triển bền vững của Nhà trường. Hiện nay, vấn đề đặt ra với các cơ sở đào tạo và người được đào tạo là vấn đề việc làm của sinh viên khi ra trường. Thực trạng chưa có việc làm của một bộ phận sinh viên cũng là vấn đề cần quan tâm của Trường CĐKT Y tế I hiện nay. Song, bên cạnh sự không có việc làm hoặc làm không đúng chuyên ngành đào tạo của KTV thì nhiều bệnh viện tuyến huyện chưa có KTV, thậm chí chưa có phòng hay khoa kỹ thuật. Chẳng hạn, tại Hải Phòng, có tới 57% trung tâm y tế huyện không có cán bộ chăm sóc răng riêng; cán bộ chăm sóc răng miệng làm việc đúng chuyên ngành chỉ chiếm 46%; trang thiết bị Nha khoa ở hầu hết các cơ sở y tế nhà nước còn đơn giản, cũ và thiếu…; mạng lưới Nha học đường đã phủ kín toàn thành phố, tuy nhiên toàn bộ số cán bộ này vẫn làm việc theo chế độ hợp đồng.

Thực trạng sử dụng chưa hợp lý nguồn lực KTV y tế diễn ra phổ biến ở nhiều cơ sở y tế là một trong những nguyên nhân gây ra những khó khăn về kiến thức trong khi làm việc của KTV. Hơn nữa, việc đào tạo KTV y tế ở trình độ cao đẳng mới chỉ được thực hiện gần đây. Trường CĐKT Y tế I đào

tạo KTV trình độ cao đẳng cho các tỉnh phía Bắc được thực hiện từ năm học 2002 - 2003 với số lượng chưa nhiều. Một số trường Đại học Y cũng mới bắt đầu đào tạo KTV ở trình độ đại học đối với chuyên ngành xét nghiệm như Đại học Y Hà Nội. Do đó, phần lớn KTV đang công tác tại các cơ sở y tế được đào tạo ở trình độ trung học. Sự thiếu KTV y tế dẫn đến việc làm trái ngành của các chuyên ngành như điều dưỡng, hộ sinh chuyển sang làm những công việc của KTV... Đồng thời thực trạng sử dụng KTV y tế làm việc không đúng chuyên ngành lại gây ra hậu quả không có việc làm ở một bộ phận KTV y tế khi mới ra trường và những khó khăn về kiến thức và kỹ năng tay nghề trong quá trình làm việc.

Những khó khăn KTV y tế gặp phải ngoài việc thiếu kiến thức là thiếu phương tiện, trang thiết bị, đặc biệt là tuyến xã. Hầu hết các cơ sở y tế tuyến xã không có trang thiết bị kỹ thuật VLTL/PHCN [56, tr.192]. Đó là chưa kể tới các bệnh viện huyện và các cơ sở y tế xã của các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa. Để phục vụ tốt cho nhu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân, nhà trường cần liên kết chặt chẽ với các cơ sở khám chữa bệnh các tuyến bệnh viện trong việc hoạch định chỉ tiêu đào tạo; đổi mới, hoàn thiện thống nhất nội dung, chương trình đào tạo. Việc sử dụng của các bệnh viện cần thực hiện theo đúng chuyên ngành mà KTV được đào tạo và tạo điều kiện cho KTV được thường xuyên tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ tay nghề. Trình độ tay nghề KTV được nâng cao chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Bên cạnh đó, các bệnh viện cần đầu tư để có phòng hoặc khoa chuyên về kỹ thuật các chuyên ngành. Các cơ sở y tế tuyến xã, đặc biệt những nơi kinh tế - xã hội còn khó khăn, những nơi có nhiều người tàn tật xa trung tâm y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương cần được đầu tư các trang thiết bị chuyên ngành phù hợp nhu cầu thực tiễn. Thực hiện những biện pháp đó sẽ vừa đáp ứng yêu cầu công việc, vừa tạo điều kiện cho KTV khi tốt nghiệp ra trường có thêm cơ hội tìm việc làm theo đúng chuyên ngành được đào tạo. Đồng thời, các địa phương cần có chính

sách khuyến khích con em của địa phương về làm việc, nhất là những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Về phía người lao động - những KTV y tế - đang làm việc tại các cơ sở y tế cũng cần tích cực tự học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng tay nghề. Ý thức tự giác, chủ động tích cực đóng vai trò rất quan trọng để mỗi cá nhân vươn lên làm chủ kiến thức và những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Người cán bộ y tế rất cần đức tính kiên trì, tỉ mỉ trong từng thao tác, do đó, họ cần có ý thức rèn luyện từng ngày và tích cực học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp có kinh nghiệm, học hỏi qua internet, các sách báo khác cũng như tham gia các lớp đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ tay nghề phục vụ người bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất.

Về phía nhà trường, một trong những việc làm góp phần khắc phục những hạn chế trên là tiếp tục tổ chức các lớp học nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu học thêm của những KTV đang công tác tại các cơ sở y tế. Đồng thời, nội dung, chương trình đào tạo đối với các hệ và bậc học của từng chuyên ngành cũng cần có sự đầu tư công sức, trí tuệ đổi mới theo hướng thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ, sao cho thuận tiện cho người học tích luỹ kiến thức và nhu cầu của xã hội nói chung về học tập suốt đời cũng như nhu cầu ngày càng cao về chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực KTV y tế của Trường CĐKT Y tế I. Thực hiện đồng bộ những giải pháp đó góp phần thực hiện những mục tiêu của Trường đề ra, tạo ra nguồn lực KTV y tế có đức có tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật cũng như các lĩnh vực khác đang phát triển rất mạnh mẽ. Những thành tựu khoa học được ứng dụng vào mọi lĩnh vực làm thay đổi bản thân những lĩnh vực đó, trong đó có y tế, giáo dục. Công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân hiện nay, đòi hỏi lực lượng KTV y tế làm chủ những trang thiết bị kĩ thuật ngày

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)