Kiến trúc công nghệ

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố (Trang 75)

5.1 Nền tảng công nghệ

Ngày nay, rất ít các hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại đƣợc xây dựng hoàn toàn từ đầu. Các ứng dụng thƣờng đƣợc phát triển trên cơ sở khai thác một dịch vụ nền tảng sẵn có để có thể kế thừa tính ổn định và rút ngắn thời gian phát triển. Các dịch vụ nền tảng đƣợc sử dụng trong nhiều hệ thống ứng dụng CPĐT có thể kể đến nhƣ quản trị nội dung (ECM); quản trị ngƣời dùng, đăng nhập xác thực; quản lý mã hóa, bảo mật thông tin và giấy phép chứng thực; quản trị công tác (lịch, email,…); quản trị tiến trình nghiệp vụ (BPM); dịch vụ thanh toán điện tử; và nhiều dịch vụ nền tảng khác.

Các dịch vụ nền tảng có thể đƣợc triển khai để dùng riêng trong các dự án CNTT hoặc có thể đƣợc chia sẻ khai thác dùng chung giống nhƣ các dịch vụ hạ tầng. Các tiêu chuẩn kĩ thuật cần đƣợc thiết lập để duy trì tính đồng bộ và chất lƣợng của các dịch vụ nền tảng đƣợc cung cấp.

5.2 Mô hình triển khai

Mô hình triển khai đề xuất tập trung hóa tối đa. Trong đó: - Đối với Thành phố:

o Đám mây hóa Trung tâm dữ liệu của Thành phố.

o Triển khai các phần mềm của các Sở/Ngành tập trung tại Trung tâm dữ liệu.

o Triển khai các phần mềm dùng chung cho các Quận/Huyện và Phƣờng/Xã tập trung tại Trung tâm dữ liệu.

o Ngƣời sử dụng tại các Sở/Ngành và Quận/Huyện truy cập sử dụng phần mềm thông qua mạng WAN dùng riêng hoặc mạng truyền số liệu chuyên dùng chính phủ TSLCD.

o SOA hóa tối đa các phần mềm triển khai tại Trung tâm dữ liệu thông qua việc tích hợp với trục tích hợp ESB của Thành phố.

- Đối với cấp Quận/Huyện:

o Đối với Quận/Huyện nào có hệ thống máy chủ lớn, tiến hành đám mây hóa hệ thống máy chủ. Triển khai các phần mềm của các Quận/Huyện tập trung tại hệ thống máy chủ quả Quận/Huyện. SOA hóa tối đa các phần mềm triển khai tại hệ thống máy chủ thông qua việc tích hợp với trục tích hợp ESB của Quận/Huyện. ESB của Quận/Huyện nối với ESB của Thành phố.

76

o Đối với Quận/Huyện nào không có hệ thống máy chủ, tiến hành triển khai các phần mềm của Quận/Huyện và Phƣờng/Xã tại Trung tâm dữ liệu của Thành phố.

o Ngƣời sử dụng tại Quận/Huyện sử dụng phần mềm thông qua mạng WAN dùng riêng hoặc mạng truyền số liệu chuyên dùng chính phủ TSLCD; ngƣời sử dụng tại Phƣờng/Xã sử dụng phần mềm thông qua mạng Internet.

5.3 Tiêu chuẩn tham chiếu

Thông tƣ số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc. Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc chia thành 04 phân nhóm:

- Tiêu chuẩn về kết nối

- Tiêu chuẩn về tích hợp dữ liệu - Tiêu chuẩn về truy cập thông tin - Tiêu chuẩn về an toàn thông tin.

77

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN

Trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ đối với các doanh nghiệp tƣ nhân, CNTT không nên chỉ đƣợc sử dụng riêng cho các nghiệp vụ nội bộ, mà còn đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện cải thiện các hoạt động nhằm nâng cao năng suất, tính hiệu quả và chất lƣợng của các dịch vụ mà tổ chức cung cấp. Do đó việc hiểu rõ các nhu cầu nghiệp vụ là một điều rất quan trọng – từ cấp chiến lƣợc đến các quy trình nghiệp vụ vận hành và nhu cầu thông tin. Chỉ thông qua cách tiếp cận này, có thể xác định và chứng minh các ứng dụng CNTT mới phù hợp dựa trên các nhu cầu nghiệp vụ.

Do không tổ chức nào có tài nguyên vô hạn, nên cần ƣu tiên các ứng dụng CNTT mới thay thế để đầu tƣ CNTT vào chỗ mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp. Trƣớc kia, đầu tƣ CNTT thƣờng dựa trên các đề xuất tách biệt và không nhất quán cũng nhƣ bất cứ điều gì mà những đơn vị cung cấp giải pháp đề xuất, thay vì dựa trên nhu cầu thực sự. Điều này dẫn đến tình trạng “thông tin trở thành những hòn đảo bị cô lập - Islands of Information” và các quy trình nghiệp vụ bị phá vỡ.

Ở mức công nghệ, yếu tố này sẽ dẫn tới một bức tranh toàn cảnh về hệ thống/công nghệ đa dạng, do đó sẽ tốn nhiều chi phí và không dễ dàng cho việc vận hành và duy trì.

Ở mức nghiệp vụ vận hành, các quy trình nghiệp vụ phải đƣợc thực hiện trên hệ thống một cách toàn diện, không phải dựa trên các cách thức khác. Hiện tại ngƣời sử dụng làm nghiệp vụ đang phải làm việc trong nhiều hệ thống khác nhau và có một cái nhìn nghiệp vụ rời rạc dẫn đến việc mất quá nhiều thời gian và các quyết định đƣợc đƣa ra không chính xác do thông tin không đầy đủ và không nhất quán.

Ở mức nghiệp vụ chiến lƣợc, việc thực thi các quy định về chính sách hay các chiến lƣợc mới tốn kém quá nhiều thời gian và chi phí không cần thiết – khó có thể linh hoạt chuyển đổi nghiệp vụ theo các yêu cầu. Vì nghiệp vụ luôn thay đổi với một tốc độ ngày một tăng, nên chắc chắn sẽ có thiệt hại nếu không có một phƣơng pháp tiếp cận ứng dụng CNTT tốt.

Phân tích mô tả ở trên đã giúp nhận ra rằng chỉ có thể thu hẹp khoảng cách giữa các nhu cầu nghiệp vụ và năng lực ứng dụng CNTT thông qua một phƣơng pháp rõ ràng, đảm bảo ứng dụng CNTT luôn đƣợc thực hiện song hành với các nhu cầu nghiệp vụ. Phƣơng pháp tiếp cận này đƣợc gọi là kiến trúc tổng thể (EA), bao gồm phƣơng pháp và khung ứng dụng. Một cách tổng quát, kiến trúc tổng thể là cầu nối giữa nghiệp vụ và CNTT.

78

Các phƣơng pháp tiếp cận trong kiến trúc tổng thể hình thành từ những năm 90, trong đó một số thành phần của các phƣơng pháp đó thậm chí còn xuất hiện sớm hơn. Hiện nay phƣơng pháp xây dựng kiến trúc tổng thể đã đạt tới độ phát triển cao. Các phƣơng pháp kiến trúc tổng thể tốt nhất đã đƣa ra một phƣơng pháp tiếp cận nhất quán, dựa trên một tập hợp các kỹ thuật thống nhất đã đƣợc kiểm chứng qua hơn một thập kỷ. Hơn thế nữa, việc nhận thức đƣợc nhu cầu sử dụng kiến trúc tổng thể đang ngày một tăng khi tổ chức có đủ khả năng xác định và vận hành kiến trúc tổng thể. Kiến trúc tổng thể không chỉ tập trung vào CNTT mà chú trọng vào việc CNTT hỗ trợ nghiệp vụ nhƣ thế nào.

Luận án đã đƣa ra đƣợc phƣơng pháp cụ thể để xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố, đồng thời áp dụng phƣơng pháp đó để xây dựng mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp. Đà Nẵng.

Mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp. Đà Nẵng mà luận án đƣa ra đã xác định tận gốc các vấn đề ở tầng thiết kế nhƣ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về nghiệp vụ: đã xác định các đối tƣợng nghiệp vụ gốc, quan hệ giữa các đối tƣợng nghiệp vụ, các chức năng mức cao, cũng nhƣ đƣa ra mô hình nghiệp vụ tổng quát cho chính quyền điện tử cấp tỉnh;

- Về thông tin, dữ liệu: đã xác định các đối tƣợng thông tin gốc, quan hệ giữa đối tƣợng thông tin với các đơn vị hành chính, cũng nhƣ đƣa ra các CSDL chính làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống dữ liệu của chính quyền điện tử cấp tỉnh; - Về ứng dụng: đã xác định danh sách các loại ứng dụng, quan hệ giữa các ứng

dụng, quan hệ giữa các ứng dụng với các đối tƣợng thông tin, cũng nhƣ đƣa ra chiến lƣợc tích hợp ứng dụng cụ thể đối với các loại ứng dụng hiện có trong chính quyền điện tử cấp tỉnh;

- Về công nghệ: đã đƣa ra mô hình công nghệ tham chiếu cho chính quyền điện tử cấp tỉnh.

Do thời gian làm luận án hạn hẹp, phạm vi kiến thức về chính quyền điện tử cấp tỉnh rất rộng lớn. Do vậy, luận văn chƣa đề cập sâu tới việc chuẩn hóa và tối ƣu hóa các khối kiến trúc (architecture building block) cụ thể nhƣ: công nghệ sử dụng để xây dựng trục tích hợp (ESB), công nghệ quản lý và thiết kế quy trình, công nghệ quản lý và tổng hợp báo cáo, công nghệ quản lý dữ liệu, công nghệ về trung tâm dữ liệu, … Đồng thời, luận văn cũng chƣa đề cập tới các vấn đề về Giám quản kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố.

79

Trong thời gian tới, nếu có điều kiện, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng để làm sâu hơn về khung giám quản kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố.

Một lần nữa, tôi xin đƣợc gủi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt – Viện trƣởng Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những định hƣớng và hƣớng dẫn em thực hiện luận văn này.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Công ty Cổ phần công nghệ DTT (2012), Kiến trúc tổng thể Tổng cục Thống kê.

2. Công ty Cổ phần công nghệ DTT (2013), Tài liệu phân tích thiết kế Hệ thống chính

quyền điện tửTp. Đà Nẵng(Gói thầu DNG6+7).

3. Công ty Cổ phần công nghệ DTT (2014), Tài liệu giải pháp Chính quyền điện tử cấp

Tỉnh (phiên bản cộng đồng Nền tảng nguồn mởphát triển chính quyền điện tử - OEP)

4. Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Mô hình cơ quan điện tử

ba cấp tại Tp. Hà Nội.

Tiếng Anh

1. Ministry of Science, Technology & Innovation Denmark (2008), OIO Enterprise

Architecture method.

2. Ministry of Science, Technology & Innovation Denmark (2008), Using OIO EA

Method at RUC “How could the OIO EA Method be applied to RUC to improve the

services offered to the students?

3. Clive Finkelstein (2008), Enterprise Architecture for Intergration, Rapid Delivery

Methods and Technologies.

4. Jeanne W.Ross, Peter Weill, David C. Robertson (2006), Enterprse Architecture as Strategy.

5. The Open Group Architectural Framework, TOGAF 9.1 Online Documents, URL:

http://pubs.opengroup.org/architecture/togaf9-doc/arch/[accessed 15 December 2012]

6. White House(2007), FEA Consolidated Reference Model Document Version 2.3, URL:

http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/omb/assets/fea_docs/FEA_CRM_v23_Fina (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố (Trang 75)