Ảnh hưởng của mật độc ấyvà lượng đạm bón đến khả năng chống ch ịu sâu bệnh hại chính

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất lúa mùa tại gia lộc hải dương (Trang 71)

23 4567 SNHH HS ĐN HSĐNHH Mật

3.4. Ảnh hưởng của mật độc ấyvà lượng đạm bón đến khả năng chống ch ịu sâu bệnh hại chính

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng xấu

đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất gạo. . Trên một giống thì sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu, điều kiện dinh dưỡng, mật độ

cấy… Do vậy, trong kỹ thuật thâm canh lúa, chúng ta phải nắm rõ quy luật phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh hại chính, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và có những biện pháp xử lý thích hợp. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, tác giảđã phát hiện được một số loại sâu bệnh hại chính đối với giống lúa Gia Lộc 102 khi gieo cấy trong vụ mùa năm 2013 trên đất Gia Lộc - Hải Dương. Kết quả trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấy và lượng đạm bón đến khả

năng chống chịu sâu bệnh hại Công thức Một số loại sâu bệnh hại, khả năng chống chịu (điểm) Bệnh khô vằn (cấp) Bệnh bạc lá (điểm) Sâu cuốn lá (cấp) Sâu đục thân (cấp) Rầy nâu (điểm) M1 N1 0 1 1 0 0 N2 0 0 0 0 0 N3 0 0 1 0 0 N4 0 1 1 0 0 M2 N1 0 0 1 0 1 N2 0 0 0 0 1 N3 1 0 0 0 1 N4 1 3 1 1 3 M3 N1 1 0 1 0 1 N2 1 1 1 0 1 N3 1 1 1 1 3 N4 1 3 3 1 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Từ bảng số liệu tác giả thấy, trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở vụ

mùa năm 2013, giống lúa Gia Lộc 102 chỉ bị 3 loại sâu bệnh chính gây hại là sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu, trong đó rầy nâu gây hại lớn nhất.

- Sâu cuốn lá nhỏ:

Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện hầu hết ở các công thức thí nghiệm, tập trung

ở đầu vụ và không khác nhau giữa ở các công thức thí nghiệm, nhiễm nặng nhất ở mật độ cấy 60 khóm/m2 (M3N4).

- Sâu đục thân:

Sự xuất hiện và gây hại của sâu đục thân có chiều hướng tăng dần ở các công thức thí nghiệm khi tăng lượng đạm bón ở công thức M2N4 với mật độ

cấy 50 khóm/m2 ở công thức bón 120 kgN/ha và công thức M3N4 với mật độ

cấy 60 khóm/m2 và công thức bón 120 kgN/ha. - Rầy nâu:

Rầy nâu xuất hiện khá muộn, khi lúa đã bước sang thời kỳ vào chắc. Rầy chỉ gây hại ở phía dưới gốc, sau đó lan dần lên thân và các phía trên. Tuy nhiên do xuất hiện muộn nên công thức gây hại không đáng kể nên không làm

ảnh hưởng đến năng suất của các ô thí nghiệm. Nhìn chung các công thức mật

độ dày kết hợp với lượng đạm cao bị nhiễm rầy nặng hơn, rầy gây hại ở công thức điểm 1 ở công thức M2N1, M2N2, M2N3, M3N1, M3N2. Ở các mật độ

cao rầy gây hại nặng hơn ở điểm 3 xảy ra với các công thức M2N4, M3N3, M3N4.

- Bệnh khô vằn:

Giai đoạn trước trỗ 10 ngày thời tiết nóng ẩm đã tạo điều kiện cho bệnh khô vằn cũng bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này. Nhìn chung các công thức mật độ dày kết hợp với lượng đạm cao bị nhiễm khô vằn nặng hơn. Ở mật độ

50, 60 khóm/m2 kết hợp với lượng đạm 90, 120 kg N/ha hầu hết các công thức

đều nhiễm ở điểm 1, ở mật độ 60 khóm/m2 khô vằn xuất hiện cảở công thức không bón đạm và công thức 60 kgN/ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 - Bệnh bạc lá:

Giai đoạn chín sữa, bên cạnh sự phá hại rầy và bệnh khô vằn, trên cây lúa xuất hiện thêm bệnh bạc lá. Bệnh bạc lá hại nhiều nhất ở công thức bón 120 kg N/ha ở cả 2 mật độ 50 - 60 khóm/m2 .Như vậy mật độ càng cao kết hợp với lượng đạm nhiều đã tạo điều kiện cho bệnh bạc lá lan rộng.

Như vậy, giống lúa Gia Lộc 102 gieo cấy ở vụ mùa năm 2013 trên đất Gia Lộc - Hải Dương tỷ lệ sâu bệnh hại không nhiều, do đó năng suất và phẩm chất lúa gạo được đảm bảo. Qua công thức độ nhiễm sâu bệnh của các công thức, tác giả thấy rằng, khi cấy với mật độ dày, sâu bệnh có xu hướng phát sinh nhiều hơn khi cấy với mật độ thưa. Do đó trong kỹ thuật thâm canh lúa chúng ta cần xác định được mật độ cấy thích hợp để hạn chế sâu bệnh phát sinh phát triển.

Đối với lượng đạm bón, ảnh hưởng của các công thức đạm đến mức độ

sâu bệnh là khá rõ. Vì vậy cần phải xác định lượng đạm bón phù hợp với nhu cầu của cây cũng như đặc điểm đất đai, khí hậu để đem lại hiệu quả kinh tế

cao nhất.

3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất lúa mùa tại gia lộc hải dương (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)