Ảnh hưởng của mật độc ấyvà lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất lúa mùa tại gia lộc hải dương (Trang 60)

23 4567 SNHH HS ĐN HSĐNHH Mật

3.3.1.Ảnh hưởng của mật độc ấyvà lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)

(LAI)

Lá là bộ phận có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, 95% chất hữu cơ mà cây xanh tổng hợp được là nhờ vào quá trình quang hợp ở lá. Diện tích lá ảnh hưởng đến thế năng quang hợp của cây, qua đó

ảnh hưởng đến khối lượng chất khô tích lũy và năng suất hạt. Đểđánh giá công thức độ phát triển của bộ lá người ta dựa vào chỉ số diện tích lá (LAI).

Chỉ số diện tích lá (LAI) là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng thể hiện diện tích lá trên đơn vị diện tích đất. Chúng ta có thể đánh giá khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa qua chỉ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá càng lớn thì công thức độ che phủ càng lớn và là nguyên nhân làm giảm lượng nước bốc hơi khoảng trống hạn chế quá trình mất đạm và đẩy nhanh quá trình tích luỹ vật chất. Tuy nhiên, sự tăng diện tích lá vượt quá giới hạn cho phép thì hiệu suất quang hợp thuần không những không tăng mà còn giảm do các lá che khuất lẫn nhau, hô hấp tăng làm tiêu hao chất hữu cơ tạo ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Chỉ số diện tích lá (LAI) là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá quang hợp quần thể. Quang hợp quyết định năng suất sinh vật học và năng suất hạt của quần thể ruộng lúa vì 90-95 % chất khô là sản phẩm của quang hợp. Để có năng suất cao cần nâng cao năng suất sinh vật học nghĩa là cần nâng cao hệ số

sử dụng quang năng của quần thể. Trong các biện pháp nhằm nâng cao hệ số

sử dụng quang năng của quần thể cây trồng, biện pháp làm tăng diện tích lá thông qua chỉ số diện tích lá (LAI) tối ưu và thời giai hoạt động quang hợp dài mang tính quyết định (Vũ Quang Sáng và cs (2006)).

Sự phát triển của bộ lá ngoài việc phụ thuộc vào giống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và các biện pháp canh tác. Chỉ số diện tích lá thường đạt giá trị lớn nhất vào thời kỳ từ đẻ nhánh rộ đến trước trỗ sau đó giảm dần do các lá phía dưới bị lụi dần để tập trung dinh dưỡng vào cơ quan sinh sản, một số lá chết đi do sâu bệnh ... trong khi không được bù thêm vì khi

đó cây lúa đã đạt được số lá tối đa. Những ruộng lúa năng suất cao thường có khả năng duy trì chỉ số diện tích lá cao trong một khoảng thời gian tương đối dài. Dựa vào chỉ số diện tích lá ta có thểđiều chỉnh cho quần thể ruộng lúa có bộ lá phát triển thích hợp nhất.

Chỉ số diện tích lá thay đổi phụ thuộc vào giống và các biện pháp kỹ

thuật canh tác như mật độ cấy, phân bón … Do vậy, trong nghiên cứu về kỹ

thuật thâm canh lúa, chúng ta cần quan tâm đến chỉ tiêu này để có thể đưa ra biện pháp kỹ thuật hợp lý giúp cây có chỉ số diện tích lá thích hợp.

Từ bảng số liệu 3.6a tác giả nhận thấy, trong quá trình sinh trưởng phát triển, chỉ số diện tích lá tăng dần và đạt giá trị lớn nhất ở thời kỳ trước trỗ, sau

đó giảm dần ở thời kỳ trỗđến chín sáp.

Nguyên nhân là do trong thời kỳ này, cây tập trung dinh dưỡng để nuôi các cơ quan sinh sản, các lá phía dưới già, bị lụi dần, một số lá bị chết do sâu bệnh … trong khi không được bù thêm vì khi đó cây lúa đã đạt số lá tối đa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 3.6a. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón

đến chỉ số diện tích lá Đơn vị: m2 lá/ m2đất Công thức Thời kỳ M (khóm/m2) N (kg/ha) Đẻ nhánh rộ Trước trỗ Trước trỗ 10 ngày Chín sáp M1 N1 2,7cd 5,1efg 4,4ef N2 2,4d 5,4def 4,5e N3 2,7cd 4,9g 4,1fg N4 3,2a 5,3efg 5,0bc M2 N1 2,8bc 5,0fg 4,0g N2 3,0abc 5,8bcd 5,0bc N3 3,1ab 5,5cde 5,4a N4 3,3a 6,1ab 5,0bc M3

N1 3,0abc 5,5cde 4,7cde

N2 3,2a 5,9ab 4,9bcd

N3 3,2a 6,3a 5,1ab

N4 3,3a 5,9ab 5,0bc

LSD5%M*N 0,34 0,27 0,46

CV% 6,6 4,5 5,7

Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Đồ thị: 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Trên cùng một mật độ tác giả nhận thấy, ở tất cả các giai đoạn, khi tăng lượng đạm bón thì LAI có xu hướng tăng.

Trên cùng một công thức đạm, chỉ số diện tích lá cũng có xu hướng tăng khi tăng mật độ cấy.

Xét ảnh hưởng của mối tương tác giữa mật độ cấy và lượng đạm bón

đến chỉ số diện tích lá trong từng thời kỳ:

Thời kỳđẻ nhánh rộ, do cây lúa vẫn đang phát triển các bộ phận thân lá nên chỉ số diện tích lá ở tất cả các công thức đều thấp, biến động trong khoảng 2,4 đến 3,3 m2lá/m2đất. Có 2 công thức có chỉ số diện tích lá cao nhất là công thức M2N4 bón 120 kgN/ha với mật độ cấy 50 khóm/m2, và công thức M3N4 bón 120 kgN/ha với mật độ cấy 60 khóm/m2; chỉ số diện tích lá thấp nhất ở công thức M1N2 bón 60 kgN/ha với mật độ cấy 40 khóm/m2. Sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Trên cùng một mật độ, chỉ số diện tích lá đạt thấp nhất ở công thức không bón đạm, công thức bón N3, N4 cho chỉ số diện tích lá đạt cao nhất.

Khi bón cùng công thức đạm N1, N2, chỉ số diện tích lá tuy có tăng khi tăng mật độ cấy song sự sai khác này là không đáng tin cậy. Ở các công thức bón, sự tăng về chỉ số diện tích lá khi tăng mật độ cấy từ 40-50 khóm/m2, 40- 60 khóm/m2 là có ý nghĩa, giữa mật độ 50 khóm/m2 với 60 khóm/m2 thì sự

khác nhau về chỉ số diện tích lá là không đáng tin cậy.

Thời kỳ trước trỗ 10 ngày, chỉ số diện tích lá đạt cao nhất. Công thức M3N3 với mật độ cấy 60 khóm/m2 và lượng đạm bón 90 kgN/ha có chỉ số

diện tích lá cao nhất, đạt 6,3 m2lá/m2đất; thấp nhất ở công thức M1N3 với mật

độ cấy 40 khóm/m2 và bón 90 kgN/ha, đạt 4,9 m2 lá/m2đất. Sự sai khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

Thời kỳ chín sáp, chỉ số diện tích lá của các công thức đều giảm so với thời kỳ trước. Thấp nhất là công thức M2N1 với mật độ 50 khóm/m2 và không bón đạm đạt 4,0 m2lá/m2đất; cao nhất là công thức M2N3 với mật độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 Thông qua số nhánh đẻ, mật độ cấy có ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số

diện tích lá, tác giả thu được bảng 3.6b.

Qua kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy, ở tất cả các lần theo dõi thì mật độ khác nhau có ảnh hưởng chỉ số diện tích lá của lúa. Nhìn chung LAI tăng khi mật độ tăng.

Ở giai đoạn đẻ nhánh, khi mật độ tăng từ 40 khóm/m2 lên 50 khóm/m2 thì chỉ số diện tích lá tăng từ 2,73-3,04 m2 lá /m2đất sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên giữa mật độ 50khóm/m2 và 60 khóm/m2 thì sự khác nhau về chỉ số diện tích là không có ý nghĩa.

Bảng 3.6b. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ cấy và lượng đạm bón

đến chỉ số diện tích lá (LAI) Đơn vị: m2 lá/ m2đất Chỉ tiêu Thời kỳ theo dõi Đẻ nhánh rộ Trước trỗ 10 ngày Chín sáp Mật độ cấy M1 2,73b 5,18b 4,49a M2 3,04a 5,6a 4,84a M3 3,18a 5,91a 4,94a LSD0,05 0,5 0,39 0,47 CV(%) 14,9 6,2 8,73 Lượng đạm bón N1 2,84b 5,22b 4,37b N2 2,86b 5,66a 4,77a N3 2,97b 5,58a 4,85a N4 3,26a 5,78a 5,04a LSD0,05 0,2 0,25 0,27 CV(%) 6,6 4,5 5,7

Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Ở giai đoạn trước trỗ chỉ số diện tích lá đạt cao nhất từ 5,18-5,91 m2 la/m2đất. Chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở mật độ 50 và 60 khóm/m2, mật độ 40 khóm/m2 cho diện tích lá thấp nhất Giai đoạn chín sáp, chỉ số diện tích lá giữa các mật độ giảm xuống đạt 4,49 - 4,94m2 lá/m2 đất. Sự khác nhau về chỉ số diện tích lá giữa hai mật độ 50 khóm/m2 và 60 khóm/m2 là không có ý nghĩa., giữa mật độ 40 khóm/m2 với 50 khóm/m2, mật độ 40 khóm/m2 với 60 khóm/m2, sự khác nhau về chỉ số diện tích lá là đáng tin cậy

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá cũng được trình bày qua bảng 3.6b. Kết quả bảng số liệu cho thấy, quần thể ruộng lúa có chỉ

số diện tích lá cao nhất vào thời kỳ trước trỗ 10 ngày ở cả 4 công thức đạm. Trong từng thời kỳ, có sự sai khác về chỉ số diện tích lá ở mức xác suất 95% giữa công thức không bón đạm và các công thức có bón đạm. Qua bảng số

liệu tác giả nhận thấy khi tăng lượng đạm bón thì chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng ở tất cả các lần theo dõi. Chỉ số diện tích lá đạt 2,84-3,26 m2 lá/m2

đất ở giai đoạn đẻ nhánh và sau đó tăng lên đạt 5,22-5,78 m2 lá/m2 đất ở giai

đoạn trước trỗ, giai đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá giảm xuống còn 4,37- 5,04 m2 lá/m2.

3.3.2. nh hưởng ca mt độ và lượng đạm bón đến kh năng tích lũy cht khô và tc độ tích lũy cht khô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, năng suất lúa mùa tại gia lộc hải dương (Trang 60)