a/Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
- Ngày gieo mạ, phương pháp gieo mạ (mạ sân, dược) - Ngày cấy:
- Từ gieo đến bắt đầu đẻ nhánh (ngày) - Thời gian đẻ nhánh (ngày)
- Thời gian từ gieo đến bắt đầu trỗ 50% (ngày)
- Thời gian trỗ (ngày): Số ngày từ bắt đầu trỗ (xác định từ khi có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá dòng khoảng 5cm) đến kết thúc trỗ (khi có 80% số cây trỗ).
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85% số hạt trên bông chín.
b/ Đặc điểm nông sinh học
* Động thái sinh trưởng: Sau cấy, cắm que định điểm theo dõi, mỗi ô theo dõi 10 cây, 7 ngày theo dõi một lần:
- Động thái tăng chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến mút lá, 7 ngày theo dõi một lần
- Động thái đẻ nhánh: Đếm số nhánh trên khóm 7 ngày một lần + Hệ sốđẻ nhánh, hệ sốđẻ nhánh hữu hiệu.
Hệ sốđẻ nhánh = Số nhánh cao nhSố dảnh cấy ất
Hệ sốđẻ nhánh có ích = Số nhánh thành bôngSố dảnh cấy
c/ Các chỉ tiêu sinh lý
Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 khóm theo dõi các chỉ tiêu sau: + Chỉ số diện tích lá (LAI): m2 lá/m2đất
Dùng phương pháp cân nhanh. Cắt lá dàn đều trên tấm kính 1dm2. Sau đó cân khối lượng 1dm2 và cân toàn bộ khối lượng lá tươi rồi tính theo công thức:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 P1 x Số khóm/m2 đất
LAI = (m2 lá/ m2đất) P2
Trong đó: P1 là khối lượng toàn bộ lá tươi (g) P2 là khối lượng 1dm2 lá tươi (g) + Khối lượng chất khô tích luỹ (DM ): g/m2đất
Những cây sau khi đo diện tích lá được đem sấy ở nhiệt độ 800C đến khối lượng không đổi. Sau đó cân riêng thân lá.
+ Tốc độ tích luỹ chất khô (CGR ): g/m2 đất/ngày ( P2 – P1) × số khóm/m2 đất CGR = (g / m2 đất / ngày ) t P1, P2 là khối lượng chất khô tại thời điểm lấy mẫu t: là thời gian giữa hai lần lấy mẫu
Các chỉ tiêu sinh lý được xác định tại 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh rộ, thời kỳ trước trỗ và thời kỳ chín sáp.
d/ Công thức độ nhiễm sâu bệnh
* Công thức độ nhiễm sâu bệnh: Loại sâu bệnh, công thức độ gây hại, biện pháp phòng trừ (với bệnh khô vằn, đạo ôn, bạc lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu…), đánh giá theo cấp:
- Bệnh đạo ôn: + Điểm 0: Không bị hại + Điểm 1: Nhỏ hơn 5% số lá bị hại + Điểm 3: Từ 5 - 10% số lá bị hại + Điểm 5: Từ 11 - 25% số lá bị hại + Điểm 7: Từ 26 - 50% số lá bị hại + Điểm 9: Lớn hơn 50% số lá bị hại - Bệnh bạc lá:
Quan sát diện tích vết bệnh trên lá từ giai đoạn lúa làm đòng cho đến giai đoạn vào chắc và cho điểm theo thang điểm 0, 1, 3, 5, 7, 9:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 + Điểm 0: Không có vết bệnh. + Điểm 1: Diện tích vết bệnh trên lá từ 1 - 5%. + Điểm 3: 6 - 12%. + Điểm 5: 23 - 25%. + Điểm 7: 26 - 50%. + Điểm 9: 51 - 100%. - Rầy nâu:
Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến giai đoạn lúa chín và cho điểm theo thang điểm 0, 1, 3, 5, 7, 9:
+ Điểm 0: Cây không bị hại.
+ Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.
+ Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận, chưa bị “cháy rầy”.
+ Điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.
+ Điểm 7: Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. + Điểm 9: Tất cả cây bị chết.
- Sâu cuốn lá
Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống và phân theo cấp: + Cấp 0: không bị hại + Cấp 1: 1 - 10% cây bị hại + Cấp 3: 11 - 20% cây bị hại + Cấp 5: 21 - 35% cây bị hại + Cấp 7: 36 - 50% cây bị hại + Cấp 9: > 51% cây bị hại - Sâu đục thân:
Tính tỷ lệ dảnh bị chết và bông bạc do sâu hại và phân theo cấp: + Cấp 0: không bị hại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 + Cấp 1: 0 - 10% số dảnh chết hoặc bông bạc + Cấp 3: 11 - 20% số dảnh chết hoặc bông bạc + Cấp 5: 21 - 30% số dảnh chết hoặc bông bạc + Cấp 7: 31 - 50% số dảnh chết hoặc bông bạc + Cấp 9: >5 1% số dảnh chết hoặc bông bạc - Bệnh khô vằn
Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá : + Cấp 0: không có triệu chứng
+ Cấp 1: vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây + Cấp 3: vết bệnh từ 20 - 30% chiều cao cây + Cấp 5: vết bệnh từ 31 - 45% chiều cao cây + Cấp 7: vết bệnh từ 46 - 65% chiều cao cây + Cấp 9: vết bệnh > 65% chiều cao cây
e/ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số bông hữu hiệu/khóm: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây. - Số hạt / bông: Đếm tổng số hạt có trên bông.
- Tỷ lệ lép: Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông.
- Khối lượng 1000 hạt (gam): Cân 2 lần mỗi lần 500 hạt ở độ ẩm 13%, sai số giữa hai lần cân không vượt quá 2%.
- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) = Số bông/m2 x Tổng số hạt /bông x Tỷ lệ hạt chắc x Khối lượng 1000 hạt x 10- 4.
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Cân khối lượng hạt trên mỗi ô thí nghiệm
ởđộẩm hạt 14%.
- Năng suất sinh vật học (tạ/ha): Mỗi ô lấy 5 khóm, không kể rễ, phơi khô rơm rạ và cân cùng với thóc. Lấy trọng lượng trung bình một khóm.
-Hệ số kinh tế ( HSKT) Năng suất kinh tế
HSKT =
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36