Thực trạng phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh theo các

Một phần của tài liệu Khảo sát mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh quảng ninh năm 2011 (Trang 68)

loi hình bán l thuc

Tính đến 31/12/2011, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 615 cơ sở bán lẻ

thuốc với 04 loại hình: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc và tủ thuốc TYT.

V nhà thuc: Trên địa bàn tỉnh có 105 nhà thuốc, đạt tỷ lệ 17,1% tổng số

lẻ có nhiều ưu việt nhất trong số các loại hình bán lẻ thuốc như số lượng mặt hàng được phép kinh doanh đa dạng, có thể pha chế theo đơn của thầy thuốc, người bán có kiến thức chuyên môn cao hơn nên tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh sẽ hợp lý - an toàn hơn.

Tuy nhiên sự phát triển về số lượng nhà thuốc đang gặp phải những khó khăn nhất định do nguồn Dược sĩ đại học đủ thâm niên công tác theo quy định

được bổ sung hàng năm không nhiều.

Ngành Dược đã có bậc học cao đẳng Dược nhưng chưa có quy định hay hướng dẫn trong hành nghề bán lẻ thuốc.

Trên địa bàn tỉnh, các nhà thuốc hoạt động theo 03 hình thức: Nhà thuốc tư nhân là hộ kinh doanh cá thể, nhà thuốc bệnh viện là hình thức tổ chức bán lẻ

thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và nhà thuốc doanh nghiệp là hình thức tổ chức bán lẻ thuốc trong cơ sở bán buôn. Trong đó nhà thuốc tư nhân có 66 cơ

sở, chiếm 62,9% tổng số nhà thuốc trên địa bàn tỉnh, nhà thuốc doanh nghiệp có 29 cơ sở đạt tỷ lệ 27,6%, vậy có thể nói nhà thuốc tư nhân đang có vai trò chủ đạo trong loại hình nhà thuốc. Điều đáng chú ý là nhà thuốc bệnh viện mới chỉ

có 10 cơ sở, chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số 31 cơ sở bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế.

Để tránh hiện tượng giá thuốc ở nhà thuốc bệnh viện không hợp lý, đưa

đến sự cạnh tranh lành mạnh cần bố trí để mỗi bệnh viện có tối thiểu 02 nhà thuốc, không kể thuốc loại hình nào..

Hình thức quầy thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,3% do loại hình này chỉ

yêu cầu dược sĩ quản lý chuyên môn là Dược sĩ trung học có 02 năm kinh nghiệm, còn loại hình nhà thuốc mới chỉ chiếm 17,1% do khó khăn vì thiếu nhân lực Dược sĩđại học trên địa bàn tỉnh.

V quy thuc: Số lượng quầy thuốc trên địa bàn tỉnh là 297 cơ sở, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại hình bán lẻ thuốc với 48,3% do loại hình này có quy mô đầu tư nhỏ, thủ tục hành chính đơn giản, phù hợp với nhiều khu vực. Dược sĩ

chủ quầy thuốc chỉ cần có trình độ chuyên môn Dược sĩ trung học và có thâm niên công tác đúng ngành nghề trong 02 năm là có thể mở quầy theo quy định.

Vđại lý bán thuc và t thuc trm Y tế: Hình thức đại lý bán thuốc chỉ

chiếm tỷ lệ nhỏ 4,4% trong tổng số bán lẻ thuốc và đang có xu hướng ngày càng thu nhỏ lại do quy định của Bộ Y tế không cho phép hình thức đại lý bán thuốc

được tiếp tục hoạt động tại phường của quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được tiếp tục hoạt động đến hết năm 31/12/2011 nếu chưa có đủ một nhà thuốc hoặc quầy thuốc phục vụ 2000 dân. Tủ thuốc Trạm Y tế với tủ thuốc thiết yếu theo quy định chuẩn của Bộ Y tế cũng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo cung

ứng thuốc đến tay người dân.

3.3.2 Đánh giá cht lượng cung ng thuc cho cng đồng

Các chỉ tiêu của WHO đã đưa hoạt động của các cơ sở bán lẻ lên một vị

trí mới, khẳng định vai trò của người bán thuốc, đồng thời đem lại quyền lợi cho người mua và người bệnh. Chất lượng phục vụ của mạng lưới cung ứng thuốc để

thể hiện qua các yếu tố: Cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng đến tay người bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, giá cả hợp lý,...Cụ thể là:

Mng lưới phc v: Các cơ sở bán lẻ phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân từ tuyến tỉnh

đến tuyến huyện, xã, phường. Tuy nhiên mạng lưới bán lẻ phân bố không đồng

đều, dẫn đến chất lượng phục vụ chưa được đảm bảo. Số cơ sở bán lẻ thuốc tập trung cao tại khu vực thành phố như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái là những nơi kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, dân trí cao, nhân lực ngành Dược đông....Tại những khu vực nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo gặp nhiều khó khăn như huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Cô Tô...số lượng cơ sở bán lẻ thuốc chỉ chiếm tỉ lệ thấp (có những huyện chỉ có từ

01 - 02 nhà thuốc, cá biệt như huyện đảo Cô Tô chưa có nhà thuốc nào). Sự

lưới bán lẻ thuốc. Ở những vùng sâu, vùng xa người dân gặp nhiều khó khăn trong việc mua thuốc và lựa chọn thuốc.

Gi phc v: Hoạt động của mạng lưới bán lẻ về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thời gian phục vụ thường được các cơ sở niêm yết trên biển hiệu hoặc cửa ra vào, thường từ 7h đến 21h. Nhân viên bán thuốc luôn có mặt tại cơ sở phục vụ việc bán thuốc cho người bệnh.

Kp thi: Việc đánh giá của chỉ tiêu này căn cứ vào khả năng đáp ứng Danh mục thuốc thiết yếu của các cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ sở

thường không có đủ các loại thuốc thiết yếu, cũng như danh mục thuốc thiết yếu. Tuy nhiên với đa dạng các mặt hàng về hoạt chất, chủng loại,...và áp dụng trên mô hình bệnh tật của tỉnh Quảng Ninh có thể thấy rằng khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc cho người dân trên địa bàn tỉnh là khá đầy đủ. Sở Y tế, các đơn vị điều trị, cũng như mạng lưới bán lẻ luôn cố gắng, nỗ lực đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, có chất lượng, giá cả phù hợp đến tay người dân.

Cht lượng thuc: Theo hồi cứu các kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, kết quả thanh kiểm tra của phòng Thanh tra và các phòng ban chức năng khác của Sở Y tế cho thấy thực tế kiểm tra tại các cơ sở không phát hiện thấy thuốc giả, thuốc bị đình chỉ lưu hành, thuốc không rõ nguồn gốc,...lưu hành tại các cơ sở bán lẻ thuốc cũng như trên thị trường. Công tác thanh kiểm tra thường xuyên giúp đảm bảo không có các loại thuốc không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc lưu thông phân phối trên thị trường thuốc của tỉnh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp các thuốc kiểm nghiệm cho kết quả không đạt yêu cầu về chất lượng nguyên nhân chủ yếu do điều kiện bảo quản thuốc tại các cơ

sở chưa đạt yêu cầu, còn thiếu các trang thiết bị bảo quản như điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế ẩm kế,…

Hướng dn s dng thuc: Khảo sát bằng phiếu khảo sát (Phụ lục 1) tại các cơ sở bán lẻ thuốc cho thấy các cơ sởđã quan tâm tới việc hướng dẫn người

mua về cách sử dụng thuốc. Đối với những nhà thuốc đạt chuẩn GPP đã trang bị

các túi ra lẻ thuốc và nhãn ra lẻ thuốc ghi đầy đủ các thông tin sử dụng thuốc (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, cách dùng, liều dùng,..) để người dân có thể sử

dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Ngoài ra các Dược sĩ chủ nhà thuốc là các Dược sĩ đại học đảm bảo việc tư vấn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên phần lớn các cơ sở còn lại chưa đạt GPP vẫn chưa đảm bảo được việc tư vấn sử

dụng thuốc hợp lý, an toàn do tình trạng Dược sĩ chủ cơ sở vắng mặt vẫn khá phổ biến. Việc hướng dẫn sử dụng thuốc không đúng, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Giá c hp lý: Thực hiện việc niêm yết giá công khai giúp người dân có thể nắm bắt được giá cả, có nhiều sự lựa chọn phù hợp khi sử dụng thuốc. Qua nghiên cứu có thể thấy các cơ sở trên địa bàn tỉnh đã chấp hành tốt qui định niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Tuy nhiên vẫn còn một vài cơ sở nhỏ lẻ

chưa thực hiện niêm yết giá hoặc có niêm yết giá nhưng lại chưa đúng quy định. Như vậy đòi hòi công tác thanh kiểm tra hoạt động của các cơ sở cần đi kèm với việc hướng dẫn để các cơ sở thực hiện theo đúng các quy định. Việc niêm yết giá công khai giúp các nhà quản lý có căn cứ để kiểm tra biến động giá tại các cơ sở và có các biện pháp xử lý thích hợp với các cơ sở tùy tiện tăng giá thuốc, gây thiệt hại cho người dân.

Như vậy, về cơ bản mạng lưới bán lẻ trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo cung

ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thuốc phòng, điều trị bệnh cho người dân, thực hiện tốt mục tiêu của ngành y tế nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong việc nâng cao chất lượng của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Do vậy, để hoàn thành tốt hơn mục tiêu chung của ngành y tế, các cơ sở bán lẻ trên địa bàn cần khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt tích cực đã

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN:

Qua khảo sát thực trạng mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

S phân b các loi hình bán l thuc trên địa bàn tnh:

- Mạng lưới bán lẻ thuốc được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên sự phân bố này không đồng đều trên các vùng địa lý: Vùng thành phố tập trung tỷ lệ lớn các cơ sở bán thuốc, còn tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa miền núi, hải đảo có mật độ cơ sở bán lẻ thuốc thấp hơn.

- Loại hình quầy thuốc chiểm tỷ lệ lớn nhất 48,3% trong các loại hình bán lẻ thuốc, ngược lại loại hình đại lý bán thuốc chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 4,4%.

- Loại hình nhà thuốc tập trung nhiều ở thành phố, thị xã, trong khi đó tại một số huyện chưa có nhà thuốc hoạt động như huyện đảo Cô Tô.

Hot động cung ng thuc ti các cơ s bán l:

- Bình quân một điểm bán thuốc trong tỉnh phục vụ 1.917,7 người dân, tuy nhiên chỉ số này không đồng đều trên các địa bàn huyện, thị xã khác nhau do mật độ cơ sở bán lẻ phân bố không đồng đều.

- Tỷ lệ trung bình có 1,0 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân trên địa bàn tỉnh. Do đó tại những vùng sâu, vùng xa miền núi hải đảo cần có những chính sách khuyến khích mở mới các loại hình quầy thuốc, đại lý thuốc để phục vụ nhân dân.

- Trên địa bàn tỉnh, trung bình trên một vùng diện tích 9,9 km2 và bán kính 1,8 km có một điểm bán thuốc. Ở thành phố và thị xã, các chỉ số này đều có mức thấp hơn nhiều so với huyện miền núi, do đó khu vực thành phố là nơi rất thuận tiện cho người dân đi mua thuốc.

- Mặc dù có sự khác biệt về khoảng thời gian cần thiết đểđi đến các điểm bán thuốc trên các vùng địa bàn dân cư nhưng từ các số liệu thu thập cho thấy chỉ số này vẫn nằm trong khoảng khuyến cáo của WHO.

- Thời gian mở cửa bán thuốc nói chung phù hợp tập quán sinh hoạt của người dân. Thuốc sẵn có tại các cơ sở bán lẻ đủ để đáp ứng nhu cầu khác nhau người dân trên các địa bàn khác nhau.

- Bên cạnh những cơ sở chấp hành tốt các quy chế chuyên môn, vẫn còn một số cơ sở chưa quan tâm sát sao trong quá trình kiểm soát chất lượng thuốc, bảo quản thuốc, niêm yết giá thuốc và hướng dẫn người mua sử dụng thuốc.

- Về giá thuốc, khả năng chi trả tiền thuốc chữa bệnh của người dân các vùng miền núi, hải đảo vẫn còn khó khăn hơn vùng thành phố.

KIẾN NGHỊ:

Để nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

Kiến ngh vi nhà nước và B Y tế:

- Nghiên cứu thay đổi một số điều trong quy định về chuyên môn của chủ

cơ sở bán lẻ thuốc, bổ sung người có bằng cao đẳng Dược vào loại hình hành nghề kinh doanh thuốc.

- Dược sỹ đại học tốt nghiệp hệ chính quy có thời gian thực hành từ 5 năm xuống 3 năm để được cấp chứng chỉ hành nghề dược đối với loại hình nhà thuốc

ở khu vực thành phố.

Kiến ngh vi UBND tnh, S Y tế tnh Qung Ninh:

- Cần có biện pháp phát triển mạng lưới bán thuốc ở những huyện mà chỉ

số phục vụ còn khác xa so với chỉ số chung của tỉnh, mang lại sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho người dân.

- Để tránh hiện tượng giá thuốc ở một số nhà thuốc bệnh viện không hợp lý, đưa đến sự cạnh tranh lành mạnh cần bố trí để mỗi bệnh viện có tối thiểu 02 nhà thuốc trong khuân viên bệnh viện.

- Cần xem xét các chỉ tiêu phục vụ của mạng lưới bán thuốc trên địa bàn

để quyết định chấm dứt hoặc gia hạn hoạt động của loại hình đại lý bán thuốc hay không.

- Hỗ trợ và thúc đẩy các Trạm Y tế xã tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa hoàn tất các thủ tục về điều kiện kinh doanh thuốc của tủ thuốc tại Trạm Y tế đáp ứng theo quy định.

- Cần thiết phải xây dựng các chuẩn mực trong các nội dung hướng dẫn sử

dụng thuốc, đồng thời cần bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ những người bán hàng, từng bước nâng cao hiệu quả phục vụ cộng đồng.

- Quản lý chặt hơn, tăng cường thanh tra ở nơi đô thị, những nơi có mật

độ quầy thuốc, nhà thuốc/dân cư cao nhằm đảm bảo hoạt động chuyên môn

được thực hiện đúng quy định.

- Tạo điều kiện, khuyến khích mở mới những cơ sở bán lẻ thuốc tại những vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ nhà thuốc, quầy thuốc/dân cư thấp. Hướng tới đảm bảo có ít nhất 01 cơ sở phục vụ nhu cầu thuốc chữa bệnh cho 2.000 dân.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...1 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...3 

1.1. Tổng quan chung về mạng lưới bán lẻ thuốc tại Việt Nam...3 

1.1.1.Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài ... 3 

1.1.2. Vị trí, vai trò của các cơ sở bán lẻ thuốc... 3 

1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của mạng lưới bán lẻ thuốc... 6 

1.1.4. Một số văn bản liên quan đến hành nghề bán lẻ thuốc tính đến năm 2011 ... 7 

1.2. Tổng quan về thị trường Dược phẩm Việt Nam và hệ thống cung ứng thuốc trong giai đoạn hiện nay...9 

1.2.1 Tổng quan về thị trường Dược phẩm Việt Nam giai đoạn hiện nay... 9 

1.2.2 Tổng quan về hệ thống cung ứng thuốc giai đoạn hiện nay... 12 

1.2.3 Chỉ tiêu về tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng của WHO... 14 

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạng lưới cung ứng theo WHO ... 15 

1.3. Thực trạng mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng tại Việt Nam:...16 

1.3.1 Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng:... 16 

1.3.2 Vị trí, chức năng của hệ thống bán lẻ trong mạng lưới cung ứng... 20 

1.4. Một số nghiên cứu về cung ứng thuốc tại cộng đồng ...21 

1.5. Một vài nét vềđặc điểm kinh tế, xã hội và hệ thống y tế Quảng Ninh...22 

Một phần của tài liệu Khảo sát mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh quảng ninh năm 2011 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)