Thực trạng mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng tại Việt Nam: 16 

Một phần của tài liệu Khảo sát mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh quảng ninh năm 2011 (Trang 34)

1.3.1 Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng:

Tại Việt Nam, mô hình mạng lưới cung ứng thuốc được dựa trên khuyến cáo của WHO và dựa trên những đặc trưng riêng của Việt Nam.

Mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay có sự tham gia của 02 hệ thống gồm hệ thống Dược nhà nước và hệ thống Dược tư nhân. Trong đó các doanh nghiệp nhà nước (hoặc các doanh nghiệp nhà nước mới thực hiện cổ phần hóa) vẫn giữ

vai trò chủ đạo trong công tác đảm bảo cung ứng thuốc cho nhân dân. Đặc biệt ở

những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và biển đảo những nơi mà hoạt

động Dược tư nhân hầu như chưa phát triển. Với phương thức vừa đảm bảo lợi nhuận để kinh doanh, vừa làm nghĩa vụ công ích, cho dù phải bù lỗ để phục vụ

rộng tới các xã. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn

đảm bảo đủ nhu cầu thuốc thiết yếu cho nhân dân, đủ cơ số thuốc dự trữ cho bệnh dịch, thiên tai, bão lụt.

Hình 1.4: Mô hình mng lưới cung ng thuc ti Vit Nam trong giai đon hin nay

Bên cạnh đó các thành phần kinh tế tư nhân đã khẳng định vai trò, vị thế

của mình góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống Dược quốc doanh, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, cùng với thành phần kinh tế quốc doanh tham gia phân phối thuốc tạo nên những bước phát triển vượt bậc của ngành Dược trong những năm qua.

Năm 2006, khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành Dược Việt Nam chủ động thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên

NGƯỜI SỬ DỤNG Các nhà sản xuất đa quốc i Các bệnh viện tỉnh thành Các hãng phân phối quốc tế Các bệnh viện trung ương Các công ty, xí nghiệp Dược (Trung Ương) Các hiệu thuốc, nhà thuốc (Quận huyện)

Các đại lý thuốc (xã phường)

Các công ty, xí nghiệp Dược (tỉnh thành)

Các bệnh viện quận huyện

Các Trạm Y tế xã phường

tất cả các mặt công tác, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Dược và các hoạt động sản xuất, kinh doanh Dược phẩm. Số lượng các loại hình Dược phát triển nhanh qua các năm.

Bng 1.5: Mng lưới cung ng thuc ca c nước giai đon 2009 - 2011

Loại hình 2009 2010 2011

Số DN Dược trong nước 1.163 1.130 1.336

Số DN Dược có vốn đầu tư nước ngoài 15 22 37 Chi nhánh công ty Dược tại các tỉnh 127 164 160 Tổng số khoa Dược và các trạm chuyên khoa 976 977 1.012

Tổng số quầy bán lẻ thuốc 39.319 39.016 39.172 Tổng số TYT xã chưa có quầy thuốc 932 941 1.090

(Nguồn: Cục Quản Lý Dược)

 Tổng số cơ sở bán lẻ năm 2011: 39.172, trung bình có 4,28 cơ sở/1 vạn dân.

 Mạng lưới cung ứng thuốc phân bố hầu hết tại các địa bàn trên toàn quốc. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng, mạng lưới cung ứng thuốc hiện nay vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục:

 Mạng lưới phân phối thuốc còn chưa đồng đều, vẫn còn nhiều xã ở miền núicòn tình trạng “trắng” về y tế, về cung cấp thuốc.

 Việc quản lý chuyên môn của mạng lưới phân phối thuốc chưa chặt chẽ

dẫn đến việc lạm dụng và sử dụng thuốc không an toàn, hợp lý. Tình trạng vi phạm các quy định chuyên môn như: ghi chép sổ sách, niêm yết giá chưa đầy đủ; việc mua bán thuốc chưa đảm bảo đủ hoá đơn chứng từ, phiếu kiểm nghiệm; bán tự do một số thuốc theo quy định phải bán theo

đơn; bán thuốc không có nhãn mác, không rõ tên, không có đủ các thông tin thuốc và hướng dẫn sử dụng; hoạt động có xu hướng chạy theo lợi nhuận Một số nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc thường tự chế sẵn các gói thuốc gồm nhiều loại thuốc khác nhau dùng trong một số chỉ định thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường như chữa cảm cúm, viêm họng, chống say tàu xe… và bán theo yêu cầu của bệnh nhân. Phần lớn các thuốc trong những gói thuốc này không có đầy đủ nhãn mác và hàm lượng, hạn dùng, không ít loại được

đưa vào một cách không cần thiết, làm tăng nguy cơ dịứng, nhiễm độc và tương tác thuốc

 Trình độ của nhân viên y tế bán thuốc chưa đúng với quy chế hiện hành, còn thiếu nhiều Dược tá bán thuốc ở các địa phương.

 Chất lượng hoạt động cung ứng thuốc, chất lượng thuốc, giá thuốc tại nhiều địa phương chưa được quản lý, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ.

 Thuốc đến tay người tiêu dùng từ nhiều nguồn. Nguồn thuốc cung ứng cho các điểm bán lẻ khó quản lý dẫn đến tình trạng thuốc không được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng không đảm bảo. Với hàng nghìn doanh nghiệp trong cả nước có chức năng kinh doanh, phân phối thuốc đã tạo nên một thị trường sôi động nhưng phức tạp. Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một hệ thống phân phối riêng lẻ. Do đó, tình trạng móc ngoặc mua bán để đẩy giá thuốc lên cao hoặc nhiều doanh nghiệp dược

được thành lập để núp bóng nhằm tiêu thụ thuốc trôi nổi, kém chất lượng vẫn đang tồn tại.

 Các thông tin về phản ứng có hại của thuốc không được phản ánh kịp thời theo hệ thống từ người sử dụng đến đơn vị chịu trách nhiệm và cơ quan quản lý nhà nước. Nhân viên của cơ sở bán lẻ chưa có thói quen theo dõi, thu thập và báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho các cơ quan quản lý cấp trên hoặc do sợ mất uy tín, sợ lỗ vốn nên giấu thông tin các phản ứng có hại của thuốc. Khó thu hồi thuốc khi có thông báo đình chỉ lưu hành

 Một số thuốc nhập lậu (trong đó có thể có thuốc giả) đang trôi nổi trên thị

trường do hậu quả của công tác giám sát thị trường còn chưa cao.

 Công tác tư vấn sử dụng thuốc vẫn còn yếu kém. Dược sĩ đại học thường xuyên vắng mặt tại nhà thuốc, việc tư vẫn sử dụng thuốc được giao cho

dược sĩ trung học hoặc dược tá, thậm chí một số người không có chuyên môn dược. Nhân viên ít khai thác tiền sử bệnh và tiền sử dị ứng của người bệnh trước khi bán thuốc; một số nhân viên không cung cấp các thông tin về phản ứng có hại của thuốc hay tương tác thuốc với các thuốc khác dùng cùng lúc, với thức ăn, nước uống. Như vậy người dân dù đã phải mua thuốc với giá cao nhưng vẫn phải đứng trước nguy cơ sử dụng thuốc sai mục đích, không hiệu quả, thậm chí nguy hại cho sức khỏe.

 Một số cơ sở bán lẻ thuốc có điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, không

đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng thuốc. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thuốc, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo vệ

sức khỏe cho nhân dân.

1.3.2 Vị trí, chức năng của hệ thống bán lẻ trong mạng lưới cung ứng

V trí, chc năng ca mng lưới bán l thuc:

Mạng lưới bán lẻ thuốc hiện nay bao gồm nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc doanh nghiệp, quầy thuốc và các đại lý thuốc. Tuy tên gọi các loại hình bán lẻ

thuốc khác nhau nhưng đều có chức năng cơ bản là đơn vị cuối cùng của hệ

thống lưu thông phân phối trực tiếp chuyển thuốc đến tay người bệnh.

Quy trình cp phát thuc đến tay người bnh: Cơ sở bán lẻ thuốc nhập thuốc từ các nguồn hợp pháp khác nhau với chất lượng đảm bảo  Bảo quản thuốc theo đúng quy định  Tiến hành bán thuốc theo đúng các quy chế chuyên môn Hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho người bệnh  Thực hiện ghi chép sổ

sách và báo cáo theo đúng quy định.

Với những chức năng trên đòi hỏi người phụ trách, quản lý chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải được đào tạo chuyên môn về Dược, có lương tâm nghề nghiệp và ý thức sâu sắc về trách nhiệm trước người bệnh, không để xảy ra nhầm lẫn, sai sót trong cung ứng thuốc.

Mạng lưới bán lẻ thuốc là một khâu quan trọng trong công tác y tế. Vì vậy củng cố, phảt triển và quản lý tốt mạng lưới bán lẻ thuốc là góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân của ngành Y tế.

Nhng bt cp tn ti trong hot động ca các cơ s bán l:

Mạng lưới bán lẻ thuốc hiện nay đang có những bước phát triển lớn về số

lượng, tuy nhiên vẫn còn đang tồn tại nhiều bất cập trong thực tế hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc, cụ thể: Dược sĩ đại học thường vắng mặt tại nhà thuốc, không trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh; Thuốc được bán một cách không kiểm soát, không hướng dẫn sử dụng, không chú ý chống chỉ định cho khách hàng, tự ý bán thuốc kê đơn khi không có đơn của bác sỹ; Việc theo dõi quản lý chất lượng thuốc chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn hiện tượng thuốc kém chất lượng, quá hạn dùng, không bao bì nhãn hiệu, giá cả niêm yết không rõ ràng. Như vậy người dân dù đã phải mua thuốc với giá cao nhưng vẫn phải đứng trước nguy cơ sử dụng thuốc sai mục đích, không hiệu quả, thậm chí nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng vì không được tư vấn, cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc.

Hiện tượng kinh doanh thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được phép lưu hành, thuốc nhập khẩu phi mậu dịch, thuốc gây nghiện hướng thần, mua bán không có hoá đơn chứng từ,...vẫn còn xuất hiện tại một số

cơ sở bán lẻ thuốc, dẫn đến thuốc không được kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng và các tiêu cực về mặt kinh tế như đầu cơ, tuỳ tiện nâng giá bán lẻ,...ảnh hưởng xấu không chỉ ngành Dược mà còn đến toàn xã hội.

1.4. Một số nghiên cứu về cung ứng thuốc tại cộng đồng

Mô tả thực trạng mạng lưới bán lẻ thuốc ở tỉnh Hải Dương” tác giả Trần Bá Kiên, Lê Viết Hùng. Đề tài đi vào khảo sát thực trạng các loại hình dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dược nhà nước và tư nhân, qua đó phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của hai loại hình này trong phạm vi tỉnh Hải Dương.

Đề tài ”Phân tích, đánh giá hoạt động hành nghề Dược tư nhân Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” của tác giả Bùi Thị Ánh, hướng đến mục tiêu khảo sát thực trạng hoạt động của các cơ sở hành nghề Dược tư nhân trên địa bàn một quận của Hà Nội. Và đề tài ”Khảo sát mạng lưới cung ứng thuốc huyện Tiên Du - Bắc Ninh” của Nguyễn Thành Trung tập trung tìm hiểu sự phân bố mạng lưới bán lẻ thuốc ở một số xã trong huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

1.5. Một vài nét về đặc điểm kinh tế, xã hội và hệ thống y tế Quảng Ninh

1.5.1 Đặc đim v v trí địa lý, kinh tế xã hi

Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh đặc thù của vùng Đông Bắc, có miền núi, trung du, ven biển, hải đảo có 132,8 km biên giới quốc gia trên bộ giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và 250 km bờ biển, diện tích toàn tỉnh 6.110 km2; dân số gần 1,2 triệu người, gồm 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc ít nhất chiếm 11,38% và gần 50% dân sinh sống ở đô thị; có 14 đơn vị hành chính bao gồm 04 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện với 186 xã, phường, thị trấn; có 16 xã, phường có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc; 29 xã vùng cao; 13 xã

đảo và 70 xã miền núi.

1.5.2 Đặc đim v h thng y tế ca tnh Qung Ninh

Về các cơ sở khám chữa bệnh:

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, hệ thống khám chữa bệnh trong toàn tỉnh từng bước được củng cố sắp xếp lại cho phù hợp, hoàn thiện và đi vào hoạt động ngày càng có hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Cụ thể là thực hiện tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh, chất lượng khám chữa bệnh dần được nâng cao. Việc triển khai đồng bộ 09 chương trình y tế tại cộng đồng đã mang lại nhiều hiệu quả và làm tốt công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế.

Mạng lưới y tế của tỉnh Quảng Ninh hiện nay gồm có: tuyến tỉnh có 11

bệnh viện và trung tâm; tuyến huyện có 06 bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở Y tế, 14 Trung tâm y tế huyện; tuyến xã có 186 trạm y tế xã phường.

Về mạng lưới cung ứng thuốc:

Công tác Dược ở tỉnh Quảng Ninh đã góp phần tích cực không chỉ trong nhiệm vụ chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân mà cả trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ngoài mạng lưới kinh doanh Dược phẩm của Công ty cổ phần Dược - VTYT Quảng Ninh, còn có sự tham gia của các thành phần doanh nghiệp Dược tư nhân, doanh nghiệp Dược cổ phần và mạng lưới bán lẻ thuốc rộng khắp trên

địa bàn tỉnh góp phần đáp ứng được nhu cầu điều trị cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh hiện này gồm có:

 Công ty cổ phần Dược - VTYT Quảng Ninh.

 12 Công ty, chi nhánh công ty Dược phẩm trên địa bàn tỉnh.

 105 nhà thuốc, 297 cơ sở bán lẻ thuốc (bao gồm quầy thuốc, đại lý thuốc) cho các công ty Dược phẩm.

 186 tủ thuốc tại các Trạm Y tế xã phường.

Mạng lưới cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hiện nay có mô hình tổ chức như sau:

Hình 1.5: Sơđồ mng lưới cung ng thuc ti tnh Qung Ninh

Hiện nay, phần lớn việc cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh do công ty cổ phần Dược - VTYT Quảng Ninh và các doanh nghiệp Dược phẩm tư nhân, doanh nghiệp Dược phẩm cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh đảm nhận. Các công ty này đều có mạng lưới các điểm bán buôn, bán lẻ

rộng khắp trên địa bàn tỉnh đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

Chi nhánh của các công ty Dược ngoài tỉnh trên thực tế chủ yếu bán hàng

ủy thác qua các công ty Dược trong tỉnh phân phối tới các cơ sở khám chữa bệnh, số lượng thuốc bán trực tiếp cho các bệnh viện trong tỉnh là rất ít. Ngoài ra các công ty này cũng tham gia cung ứng thuốc trực tiếp tới các cơ sở bán lẻ

thuốc.

NGƯỜI SỬ DỤNG

Doanh nghiệp Dược ngoài tỉnh CTCP Dược - VTYT QN, các công ty TNHHH, CTCP DP trong tỉnh BV tuyến tỉnh BV tuyến huyện Trung tâm Y tế Nhà thuốc tư nhân Trạm Y tế xã phường Nhà thuốc doanh nghiệp Quầy thuốc doanh nghiệp Đại lý doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng nghiên cứu khảo sát hoạt động bán lẻ thuốc tại 615 các cơ sở

bán lẻ thuốc hợp pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011, bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc và tủ thuốc Trạm Y tế.

2.1.2 Địa đim nghiên cu

- Số liệu được thu thập tại Sở Y tế Quảng Ninh, Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, Chi cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh và các cơ sở bán lẻ thuốc phân bố trên

địa bàn 14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

- Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược, trường Đại Học Dược Hà Nội.

2.1.3 Thi gian nghiên cu

- Từ tháng 08/2012  tháng 12/2012.

2.2 Chỉ tiêu nghiên cứu

* Về mạng lưới cung ứng thuốc:

Đánh giá mạng lưới cung ứng thuốc theo một số chỉ tiêu của WHO, cụ thể:

*V tiêu chun cung ng thuc:

Thuận tiện:

- Các điểm bán thuốc cần bố trí để người dân có thời gian đi mua thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh quảng ninh năm 2011 (Trang 34)