Đánh giá chất lượng viên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén berberin clorid giải phóng tại đại tràng sử dụng tá dược pectin (Trang 29)

2.3.4.1. Hình thức viên nhân

Quan sát bằng mắt thường, viên phải nhẵn bóng, không bong mặt, sứt cạnh.

2.3.4.2. Đo độ cứng

Độ cứng của viên thường được đánh giá bằng cách xác định lực gây vỡ viên. Sử dụng máy đo độ cứng ERWEKA TBH 200. Tiến hành thử với 10 viên, lấy giá trị trung bình.

Yêu cầu: lực gây vỡ viên trung bình nằm trong khoảng 6 - 8 kp.

2.3.4.3. Đo độ mài mòn, độ bở

Độ mài mòn và đọ bở của viên nhân được đánh giá theo Dược điển Anh BP2013 (phương pháp 2.9.7) [10].

Sử dụng máy đo độ mài mòn, độ bở PHARMATEST PTF 20E. Tiến hành cân một lượng viên khoảng 6,5 g; làm sạch bụi. Cân chính xác khối lượng viên cho vào máy quay (m1 g). Đặt tốc độ quay 100 vòng/phút, thời gian quay 1 phút. Lấy viên ra dùng bông lau sạch bụi trên bề mặt viên, cân lại khối lượng viên (m2 g).

Độ mài mòn được tính theo công thức:

X% = (m1 – m2)/ m1 x 100% Trong đó:

X: độ mài mòn hoặc độ bở (%)

m1: khối lượng viên trước khi bị mài mòn (g). m2: khối lượng viên sau khi bị mài mòn (g).

Yêu cầu: độ mài mòn không được quá 1%.

2.3.4.4. Độ đồng đều khối lượng

Độ đồng đều khối lượng của viên nhân được đánh giá theo phương pháp mô tả trong phụ lục 11.3 - DĐVN IV [1].

Tiến hành: Cân từng viên lấy ngẫu nhiên trên cân phân tích Sartorius BP 121S, số lượng 20 viên, tính khối lượng trung bình (mtb). Cân khối lượng trung bình của từng viên, tính phần trăm độ lệch khối lượng (%∆m) so với khối lượng trung bình viên (mtb).

%∆m = (mi – mtb)/ mtb x 100%

Yêu cầu: % chênh lệch so với khối lượng trung bình viên là ± 7,5% và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn này [1].

2.3.4.5. Độ rã của viên

Độ rã của viên được đánh giá theo phương pháp mô tả trong DĐVN IV [1] Thiết bị: Máy thử độ rã Euwerka

Cách tiến hành: Cho vào mỗi ống thử một viên nén (n=6) trong môi trường nước cất ở nhiệt độ 37 ± 0,5oC, với tần số dao động 28 - 32 vòng/ phút.

Yêu cầu: Thời gian rã < 15 phút.

2.3.4.6. Định lượng

 Cách tiến hành:

- Nghiền 10 viên, cân chính xác một lượng m thử (mg) tương ứng với khối lượng trung bình viên vào bình định mức 100 ml. Thêm khoảng 80 ml nước cất, siêu âm 30 phút. Bổ sung nước cất vừa đủ vạch 100 ml. Lắc đều, lọc loại bỏ 20ml dịch lọc đầu. Lấy chính xác 1ml dịch lọc trên cho vào bình định mức 100 ml. Bổ sung nước cất vừa đủ, lắc đều. Lấy chính xác 5ml dung dịch trên cho vào bình định mức 10ml, bổ sung nước cất vừa đủ, lắc đều.

- Pha dung dịch so sánh bằng nguyên liệu berberin clorid nguyên liệu với nồng độ gần với nồng độ mẫu định lượng (khoảng 5µg/ml). Mẫu trắng là nước cất. - Đo quang tại bước sóng 345 nm, mẫu trắng là nước cất.

X% = 𝐶𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑥 𝐷𝑡ℎử

𝐷𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑥100 x 20000x 100% Trong đó:

C chuẩn: Nồng độ dung dịch chuẩn (µg/ml)

D chuẩn, D thử: mật độ quang tương ứng của DD chuẩn và DD thử. X%: Hàm lượng dược chất trong viên nhân

 Yêu cầu (Theo quy định trong DĐVN IV): Hàm lượng berberin clorid phải nằm trong khoảng 92,5% - 107,5% so với lí thuyết.

2.3.4.7. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ viên nhân

 Thử dựa theo chuyên luận viên nén berberin clorid trong DĐVN IV [1]

 Thiết bị: Máy hòa tan kiểu cánh khuấy

 Thông số thiết bị:

- Nhiệt độ môi trường 37± 0,5oC. - Tốc độ khuấy 100 vòng/phút.

- Môi trường thử 900ml môi trường pH 6,8. - Thời điểm lấy mẫu 5 phút/lần trong 60 phút.

 Cách tiến hành:

- Tại các thời điểm 5, 10, 15, 20, 25, 30 phút, hút chính xác 10 ml dịch, pha loãng tới nồng độ thích hợp, bổ sung 10 ml môi trường sau mỗi lần hút. Dịch hút và dung dịch chuẩn pha với nồng độ chính xác khoảng 5 μg/ml, đo quang tại bước sóng 345 nm. Mẫu trắng là dung dịch đệm phosphat pH 6,8.

 Xây dựng công thức tính nồng độ giải phóng dược chất tại mỗi thời điểm.

- Nồng độ berberin clorid trong mẫu thử là dịch hút từ môi trường hòa tan tại thời điểm t (Ct) được tính theo công thức:

Ct = k x Cc x Dt / Dc

Trong đó:

Ct, Cc là nồng độ mẫu thử và chuẩn.

Dt , Dc là mật độ quang của mẫu thử, mẫu chuẩn. k là hệ số pha loãng.

m10(t) = Ct x 10

- Khối lượng berberin clorid trong 900 ml dịch tại thời điểm t là: m900(t) = m10(t) x 900

- Khối lượng berberin clorid giải phóng tại thời điểm t là: mt = 𝑚900(𝑡) + ∑𝑛=𝑡−1𝑚 10(𝑖)

𝑖=0 (với t = 1 thì m10(i) = 0) - Phần trăm berberin clorid giải phóng tại thời điểm t là:

% mgp =𝑚𝑡

X 𝑥 100% Trong đó:

X: Hàm lượng dược chất trong viên nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén berberin clorid giải phóng tại đại tràng sử dụng tá dược pectin (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)