3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì * Mục tiêu tổng quát
Trong Nghị quyết số 09/NQ-HU, ngày 31/3/2011 của Huyện ủy Ba Vì về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo đã xác định: Phát triển nhanh và bền vững làm cho kinh tế du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập chung đầu tư có chọn lọc một số khu, điểm du lịch trọng điểm, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, xây dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giàu bản sắc
dân tộc, có sức cạnh tranh cao. Từng bước đưa du lịch Ba Vì thành trung tâm du lịch nổi tiếng của thành phố Hà Nội.
* Mục tiêu cụ thể
+ Phấn đấu đưa nhóm ngành dịch vụ, du lịch đến năm 2020 đạt 32% trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện. Trong đó ngành du lịch đạt 13,3%, tốc độ tăng trưởng bình quân 33,4%.
+ Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhằm thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao.
+ Đầu tư có trọng tâm trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, du lịch văn hoá, lễ hội, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch. Tiếp tục đầu tư và khai thác khu sườn tây núi Ba Vì, khoáng nóng Thuần Mỹ. Quy hoạch và xây dựng khu du lịch hồ Suối Hai, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách đến thăm quan du lịch Ba Vì.
+ Tăng cường khách du lịch, phấn đấu năm 2020 đón 6.190.000 lượt khách, với 36.000 lượt khách quốc tế và 6.154.000 khách nội địa.
+ Nâng cao nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch: dự tính doanh thu du lịch đạt 300.000 triệu đồng năm 2015; đạt 450.000 triệu đồng năm 2017 và phấn đấu 7.000.000 triệu đồng năm 2020.
+ Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch: Phấn đấu năm 2015 có tổng số 1500 buồng, phòng; năm 2020 có 1.800 buồng, phòng. Tăng bình quân tổng số buồng, phòng là 26%/ năm.
+ Mức độ tăng lên và ngày càng cao của khách du lịch cùng với sự tăng thêm về sản phẩm du lịch đòi hỏi số lượng lao động trong du lịch huyện Ba Vì không chi tăng về số lượng mà còn phải không ngừng chuyên sâu về nghiệp vụ. Cố gắng phấn đấu tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Phấn đấu năm 2015 tạo việc làm cho tổng số 4.400 lao động, năm 2020 là 6.800 lao động.
3.1.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch Ba Vì
* Phƣơng hƣớng phát triển theo ngành
Du lịch Ba Vì mới được đầu tư xây dựng, khai thác từ năm 1988 đến nay vẫn là ngành non trẻ, chiếm tỉ trọng chưa cao so với các ngành kinh tế khác của huyện. Nhiệm vụ trước mắt là tổ chức các chuyến du lịch khép kín trong huyện, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí tăng cường trang thiết bị phục vụ du khách.
Du lịch phát triển đòi hỏi sự phát triển về nhu cầu hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp có thi truờng tiêu thụ, nâng cao đời sống vật chất văn hoá cho nhân dân địa phương.
Du lịch Ba Vì trong tương lai là du lịch dân tộc hiện đại, rất đa dạng, được hình thành từ nhiều nghề chính tương ứng với từng điểm du lịch, thậm chí có sự đan xen trong kinh doanh. Cụ thể như sau:
Khu vực Suối Hai
Bao gồm nhiều ngành kinh doanh chính như:
- Thể thao dưới nước (lướt ván, bơi chải, bơi thuyền)
- Cắm trại, đua ngựa, tham quan vườn thú, du lịch miệt vườn, vui chơi giải trí ở đảo lớn giữa hồ.
- Câu cá tắm mát ở ven hồ. - Du lịch chữa bệnh.
- Nghỉ an dưỡng, hội thảo, hội nghị. - Tạo trường quay phim.
Khu vực vườn quốc gia Ba Vì
Kinh doanh những ngành nghề chính:
- Hội nghị, hội thảo, vui chơi, tham quan ở Ao Vua. - Leo núi, tắm suối ở Khoang Xanh, Suối Mơ, Ao Vua. - Du lịch tham quan sắc thái dân tộc ở 7 xã miền núi.
- Du lịch môi trường sinh thái tham quan vườn thú, vườn dược liệu.
- Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử. - Du lịch lễ hội đền Thượng, đền Trung. - Nghỉ cuối tuần ở Ao Vua, Khoang Xanh. - Du lịch chữa bệnh.
- Tạo trường quay phim ở Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ….
Các điểm du lịch khác như vườn cò Ngọc Nhị, Đầm Long, rừng nguyên
sinh…kinh doanh những ngành nghề:
- Du lịch tham quan thắng cảnh, tạo trường quay phim. - Nghiên cứu môi trường sinh thái.
- Du lịch văn hoá, nghiên cứu lịch sử. - Du lịch lễ hội tại các đình chùa.
- Du lịch đền Dã, tham quan các làng nghề tại xã Cổ Đô, Minh Quang, chè Ba Trại, làng văn hoá, quê hương của các tiền bối. Các điểm du lịch tập chung chủ yếu ở vùng núi và vùng đồi gò, di tích lịch sử đươc phân bố đều khắp các xã. Nếu căn cứ vào tình hình tổ chức thì du lịch Ba Vì được chia theo các thể loại du lịch theo gia đình và theo đoàn.
* Phƣơng hƣớng phát triển theo không gian
Điểm du lịch
Ba Vì có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá phong phú đa dạng. Mỗi nơi tạo nên những nét đặc sắc tạo thành các điểm du lịch. Những điểm du lịch xung quanh núi Ba Vì về phía Đông đã và đang được khai thác. Những điểm du lịch phía Tây núi Ba Vì chưa được khai thác mạnh như Suối Tiên, Suối Bóp, đền Trung, đền Hạ…Nếu những điểm du lịch này được khai thác mạnh sẽ tạo thành mạng lưới du lịch khép kín liên hoàn, chuyển tiếp các vùng Tây Bắc, Hoà Bình.
Các điểm du lịch có thể chia làm 2 nhóm: - Nhóm mang ý nghĩa quốc gia, quốc tế:
Là những điểm mang tính chất độc đáo, và khả năng thu hút khách cao độ: đó là khu vực vườn Quốc Gia Ba Vì ở các độ cao 400, 600, 800, 1200m; nơi đây có điều kiện xây dựng các khu nghỉ mát, xây dựng bể bơi tiêu chuẩn cho du khách. Khu vực hồ chứa nước Suối Hai có dung lượng nước 50 triệu m3 nước, địa hình phong phú, khí hậu mát mẻ dễ chịu có khả năng tiếp cận với các loại hình du lịch hiện tại mang bản sắc dân tộc .
- Nhóm mang tính chất độc đáo của địa phương gắn liền truyền thuyết của Ba Vì. Bao gồm các điểm:
Thác Ngà, Khoang Xanh, Suối Mơ, Hóc Cua, Ao Vua, các đền chùa, miếu mạo, các di tích lịch sử được xếp hạng.Những điểm du lịch này có điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
Cụm du lịch
Nơi tập trung nhiều tài nguyên phong phú với một tập hợp các điểm du lịch.
- Cụm du lịch trung tâm Suối Hai bao gồm các điểm tại các đảo giữa hồ, vườn cò Ngọc Nhị, vườn nguyên sinh Cẩm Lĩnh.
- Cụm du lịch vườn Quốc gia Ba Vì với tập hợp các điểm nhà nghỉ bể bơi trên các độ cao 400m trở lên, các điểm lễ hội, các điểm quanh sườn phía đông núi Ba Vì.
- Cụm du lịch sườn Tây núi Ba Vì gồm các điểm Suối Tiên, K9, rừng thông, đền Hạ, đền Trung, suối Bóp…
Hướng khai thác của các cụm du lịch này là tham quan thắng cảnh rừng thông xã Minh Quang, nghiên cứu bản sắc dân tộc ở khu Suối Tiên, lễ hôị các đền, chùa, thăm viếng nơi an nghỉ của Bác Hồ trong những năm kháng chiến.
Tuyến du lịch
- Từ Hà Nội - Hà Đông đi làng văn hoá các dân tộc Viêt Nam lên thác Mơ, Khoang Xanh, thác Ngà (suối Ổi), vườn quốc gia Ba Vì ở các độ cao 400m, 600m, 800m, 1200m về Ao Vua ra suối Hai nghỉ ngơi cuối tuần.
- Từ Hà Nội - Hà Đông đi trung tâm Suối Hai, vườn cò Ngọc Nhị, rừng nguyên sinh Cẩm Lĩnh theo quốc lộ 89 do sườn núi Ba Vì lên Tây Bắc Hoà Bình.
- Từ Hà Nội - Hà Đông dọc theo quôc lộ 32 qua các di tích lịch sử đình, chùa ở các xã Cam Thượng, Chu Minh, Tây Đằng, Cổ Đô…sang đền hùng Phú Thọ về lễ hội đền Hạ, đền Trung nghỉ cuối tuần ở Suối Hai.
Vùng du lịch
Cả huyện Ba Vì là vùng du lịch của tỉnh Hà Tây. Do đó các xã có điểm du lịch có thể xây dựng các nhà nghỉ nhỏ. Sản xuất các loại sản phẩm đặc sản, phát triển ngành nghề truyền thống.