Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 95)

2.3.2.1. Những hạn chế

Mặc dù trong những năm gần đây kinh tế du lịch huyện Ba Vì thu được những kết quả đáng kể đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Song, sự phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, kết quả phát triển du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển du lịch của huyện.

Lượng khách đến tham quan du lịch Ba Vì trong những năm qua tuy có tăng nhưng mức chi tiêu bình quân còn quá thấp so với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây (mức chi tiêu bình quân của toàn tỉnh là 110.000 đồng/người). Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có những sản phẩm đặc thù của riêng từng vùng, từng địa phương nên chưa tạo được sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Việc quản lý quy hoạch du lịch, quản lý đất đai của các ngành, các địa phương đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch thiếu chặt chẽ. Môi trường du lịch còn nhiều hạn chế, văn minh văn hoá du lịch còn nhiều bất cập. Hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên mang tính

thời vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch còn hạn chế.

Doanh thu du lịch Ba Vì còn thấp một phần do cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, chi tiêu của khách du lịch bình quân thấp. Trong khi chi tiêu của khách du lịch toàn tỉnh bình quân đạt 250.000 đồng/khách.

Bên cạnh những đơn vị hoạt động hiệu quả vẫn còn một số đơn vị hoạt động thấp hiệu quả như: Công ty du lịch Suối Mơ, công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch Suối Hai.

Việc chấp hành các chế độ báo cáo ở một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm, chưa đầy đủ, kịp thời làm khó khăn cho quá trình tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn. Trong quá trình xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước dẫn đến hiệu quả còn thấp, ảnh hưởng đến môi trường.

Việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch du lịch của các ngành đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch chưa đầy đủ, chặt chẽ. Chưa có sự phối hợp liên kết giữa các điểm du lịch trong việc liên kết tua du lịch khép kín trên địa bàn. Một số điểm du lịch thực hiện dịch vụ văn hoá chưa có giấy phép theo quy định của Nhà nước. Một số đơn vị có điều kiện về tiềm năng và diện tích lớn, nhưng kinh doanh hiệu quả còn thấp như: Công ty du lịch Suối Mơ 426 ha, Trung tâm du lịch Suối Hai 8 ha.

Tốc độ phát triển của ngành kinh tế du lịch trên địa bàn huyện còn chậm: chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, doanh thu du lịch hàng năm đã tăng lên nhưng chưa tạo ra được bước đột phá, chưa phát huy được hết vai trò của các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch, mức đóng góp ngân sách huyện hàng năm có tăng những so với một số ngành kinh tế khác thì chưa cao, mức thu nhập của người lao động trong ngành còn khiêm tốn...

Nhìn chung, quy mô phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì vẫn còn nhỏ hẹp, sự phát triển của ngành còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương.

Đặc biệt, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới như nguy cơ tụt hậu nền kinh tế, giải quyết các vấn đề về chính trị, xã hội... buộc các nước phải tìm ra phương cách để tạo ra ưu thế cạnh tranh nhằm hội nhập được với nền kinh tế thế giới, từ đó, sẽ có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị.... Trong quỹ đạo chung ấy, ngành kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và huyện Ba Vì nói riêng cũng cần phải tìm cho mình một hướng đi mới để phát triển. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngành kinh tế du lịch Ba Vì khả năng hội nhập còn kém, chưa tạo được sản phẩm độc đáo nhằm thu hút khách du lịch trên thế giới, du khách đến Ba Vì hiện nay phần lớn là khách nội địa, du khách quốc tế đến Ba Vì hầu như còn rất ít. Điều đó lý giải tại sao du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ba Vì còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Thứ hai: chất lượng dịch vụ du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Du lịch ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng. Giờ đây, những hình thức du lịch mà mọi người hướng đến không chỉ đơn giản là du lịch tham quan, thắng cảnh. Du khách có những yêu cầu ngày càng cao hơn với những hình thức du lịch, cũng như chất lượng dịch vụ tại địa điểm du lịch.

Chất lượng dịch vụ du lịch ở Ba Vì được đánh giá cao, song bên cạnh đó vẫn có những điểm chưa làm hài lòng du khách và cần được khắc phục sớm trong thời gian tới. Địa điểm du lịch của Ba Vì hầu hết là nằm trong những vùng núi, hẻo lánh, thiên nhiên nên không gần với những trung tâm buôn bán,

chợ, siêu thị hay những khu dân cư đông đúc. Chính vì thế mà những đồ vật để phục vụ nhu cầu hàng ngày cũng như những nhu cầu với những du khách nghỉ ngơi dài ngày tại những điểm du lịch cần phải được chú trọng, đa dạng hơn nữa về các loại mặt hàng dân dụng, mặt hàng sinh hoạt những như nhu cầu ăn uống hàng ngày.

Du lịch Ba Vì so với sự phát triển của ngành du lịch cả nước nói chung còn rất mới mẻ, chính vì thế những dịch vụ du lịch vẫn chưa đa dạng, cần phải được chú trọng quan tâm hơn trong thời gian tới để ngày càng thu hút nhiều du khách thập phương cũng nhu khách du lịch quốc tế đến với Ba Vì hơn nữa.

Thứ ba: mức độ liên kết hoạt động du lịch với các địa phương khác chưa được thường xuyên và liên tục cũng là một trong những hạn chế để phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì.

Trong thời gian tới, để khắc phục và làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá, giới thiệu du lịch, Ba Vì cần làm tốt việc liên kết với những địa phương khác. Việc giao lưu, liên kết vừa giúp chúng ta học hỏi, có thêm những kinh nghiệm để phát triển vừa tận dụng được sự giúp đỡ của những nguồn khác cho phát triển du lịch của địa phương.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

*Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất,cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội còn thấp kém

Cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội có vai trò là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia, dân tộc. Đối với kinh tế du lịch thì cơ sở vật chất hạ tầng xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng xã hội ở Ba Vì hiện nay đã phát triển nhưng chưa đồng bộ giữa các khu vực, các vùng và các miền, do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư để xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng,

tôn tạo một số tuyến đường, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt... còn manh mún nên chất lượng của một số tuyến đường còn chắp vá, kém chất lượng, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng.

Để có thể tiến hành khai thác được các tài nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Hệ thống này vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại đó. Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở Ba Vì cho đến nay vẫn còn khiêm tốn so với quy mô phát triển du lịch của huyện. Thiếu các khu vui chơi giải trí tổng hợp quy mô lớn, khu du lịch tầm cỡ gắn với danh lam thắng cảnh như ở nhiều nước trên thế giới và khu vực.... Đây là một nguyên ngân gây cản trở đối với sự phát triển của kinh tế du lịch huyện Ba Vì.

Thứ hai, các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế du lịch chưa phù hợp.

Ba Vì cũng đã rất cố gắng trong việc đề ra những chính sách cần thiết cho sự phát triển của kinh tế du lịch. Song, nhiều chính sách còn chưa phù hợp với thực tiễn, chưa có khả năng thu hút.

Trong thời gian tới, cần làm tốt hơn những chính sách về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chính sách tín dụng cho phát triển du lịch, chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường…

Thứ ba, do biến động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế

Phát triển kinh tế du lịch chịu ảnh hưởng lớn từ nhân tố môi trường kinh tế - xã hội. Từ cuối năm 2007 đến năm 2009 và giai đoạn sau 2009, kinh tế- xã hội thế giới chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuô ̣c khủng hoảng kinh tế toàn cầu được đánh giá là trầm tro ̣ng nhất kể từ cuô ̣c Đa ̣i khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, đã gây hâ ̣u quả nghiêm trọng đến sự phát triể n kinh tế xã hô ̣i của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới : suy giảm sản xuất và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các

quốc gia, thương ma ̣i và đầu tư su ̣t giảm , làm tăng thâm hụt ngân sách , đă ̣c biê ̣t là tình tra ̣ng viê ̣c làm hết sức căng thẳng . Theo đánh giá của IMF , cuô ̣c khủng hoảng kinh tế đã khiến cho mức tăng trưởng kinh tế không những của các nền kinh tế lớn (Mỹ, Nhâ ̣t Bản, khu vực đồng tiền chung châu Âu ), mà còn của cả những nền k inh tế mới nổi như Trung Quốc , Ấn Độ) đều giảm sút nghiêm tro ̣ng. Sản xuất đình trệ, nhiều nhà máy đóng cửa, do đó, mô ̣t bô ̣ phâ ̣n lớn người lao đô ̣ng đã bi ̣ mất viê ̣c làm. Tổ chức Lao đô ̣ng Quốc tế (ILO) nhâ ̣n đi ̣nh: số người thất nghiê ̣p trên thế giới có thể tăng từ 190 triê ̣u người năm 2007 lên đến 210 triệu người vào cuối năm 2009.

Từ cuối năm 2007, Viê ̣t Nam không nằm ngoài tác đô ̣ng của cuô ̣c khủng hoảng và sự bất ổn định kinh tế vĩ mô . Diễn biến kinh tế vĩ mô của Viê ̣t Nam trong năm 2008 trở nên phức ta ̣p, khi nửa đầu năm nền kinh tế đang trong tình trạng gia tăng lạm phát , nhưng từ tháng 10/2008 lại chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo Báo cáo của Hiê ̣p hô ̣i doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa , Viê ̣t Nam có khoảng 95% trong số 350 nghìn doanh nghiê ̣p là doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa , trong đó có tới 80% doanh nghiê ̣p phải đối mă ̣t với tình tra ̣ng khó khăn do tác đô ̣ng của cuô ̣c khủng hoảng , có tới 5/10 triệu hô ̣ trong các làng nghề đang không có viê ̣c làm.

Sau cuộc khủng hoảng, từ năm 2009 đến nay, diễn biến kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn như: diễn biến giá dầu thô, giá vàng, giá USD…

Du lịch là loại dịch vụ cao cấp, bị ảnh hưởng lớn cả phía cung lẫn phía cầu từ bối cảnh trên. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây biến đổi khí hậu cũng đã ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế, trong đó có du lịch và du lịch Ba Vì - Hà Nội không nằm ngoài những tác động trên.

Thứ tư, vấn đề quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch

Nhà nước ta đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2010 - 2020, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế du lịch

nói chung. Đây là một trong những Quy hoạch tổng thể mang tính chất định hướng cho sự phát triển của kinh tế du lịch. Trong thời gian tới, nhà nước ta cũng cần có thêm những chủ trương, đường lối mang tính định hướng, nền tảng cho sự phát triển du lịch dài hạn và bền vững.

*Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Công tác quy hoạch phát triển chưa tốt, kể cả quy hoạch tổng thể và quy hoạch từng vùng.

Từ những năm 1990, hoạt động du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì đã được chú trọng với sự năng động của các doanh nghiệp du lịch Hà Tây khu vực xung quanh núi Ba Vì. Loại hình du lịch sinh thái ở Ba Vì đã thu hút rất nhiều khách du lịch với những khu du lịch nổi tiếng như Khoang Xanh, Ao Vua, Thác Đa…

Tuy nhiên, cho đến đầu những năm 2000, sự phát triển của du lịch khu vực này chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Các hoạt động du lịch do những điều kiện khách quan và chủ quan chủ yếu tập trung ở khu vực sườn phía đông núi Ba Vì. Trong khi đó, khu vực sườn tây núi Ba Vì, gồm 3 xã vùng núi của huyện với diện tích hơn 80 km2 (tỷ lệ hơn 19% so với huyện) dân số hơn 2 vạn người (tỷ lệ 8% dân số huyện), các hoạt động du lịch hầu như chưa phát triển.

Có thể nói đây là một trong những lý do khiến du lịch khu vực Sơn Tây - Ba Vì, đặc biệt là hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì chưa đạt được hiệu quả tương xứng với tiềm năng du lịch. Sự phát triển mất cân đối khi tập trung khai thác du lịch một phía có thể sẽ dẫn đến việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng sản phẩm du lịch và hình ảnh của khu vực, giảm sự hấp dẫn của điểm đến. Nếu không có những biện pháp phát triển một cách cân đối về mặt không gian trong tương lai, khu vực Ba Vì sẽ gặp phải rất

nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh du lịch, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Chính vì vậy, việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực núi Ba Vì là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách. Theo đó, tỉnh đã có Quyết định số 208A/QĐ- UB phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm Du lịch Sơn Tây - Ba Vì đến năm 2010.

Hà Tây xác định Suối Hai thuộc khu vực du lịch chuyên đề quốc gia và là một trong ba cụm điểm chính có đủ điều kiện để tổ chức du lịch tham quan, nghiên cứu chuyên đề, du lịch sinh thái, vui chới giải trí. Đây được coi là một khu vực có lợi thế, hội tụ đầy đủ tài nguyên, đặc biệt quỹ đất đủ rộng để có thể tổ chức được một khu chuyên môn hóa cao về du lịch- dịch vụ.

Nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng của khu du lịch hồ Suối Hai trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Hà Tây, năm 2004 Dự án Quy hoạch chung khu du lịch hồ Suối Hai, Ba Vì, Hà Tây đã được triển khai thực hiện với chủ đầu tư là Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam. Tháng 11 năm 2004, Nhiệm vụ thiết kế Quy hoạch chung khu du lịch hồ Suối Hai đã được phê duyệt tại quyết định số 1097/QĐ-UB ngày 21/10/2004.

Sở Du lịch, Công ty Cổ phần Tản Viên - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn Quy hoạch Yên Lạc lập Điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế: “Quy hoạch chung Khu du lịch dịch vụ Hồ Suối Hai - Huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây” làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chung, triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)