Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của địa phương, công tác thăm dò, nghiên cứu và phát hiện những sản phẩm du lịch đã được tiến hành một các thường xuyên. Vào cuối những năm 1980, khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới kinh tế, nền kinh tế bắt đầu khởi sắc thì nhu cầu du lịch của người dân trong nước và khách quốc tế cũng dần tăng lên. Với cơ chế kinh tế mới, Ba Vì đã bắt tay vào việc nghiên cứu và đưa vào khai thác khu du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Mơ, vườn Quốc gia Ba Vì... Đây là những tiền đề ban đầu để Ba Vì tiếp tục khai thác và đầu tư có hiệu quả cho những sản phẩm du lịch sau đó và để trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực và của đất nước. Những cảnh quan thiên nhiên như Ao Vua, Khoang Xanh… được phát hiện và đưa vào khai thác thăm quan từ trước, nhưng hình thức thăm quan chưa nhiều, chỉ dừng lại ở du lịch thắng cảnh. Đến những năm 1990, hình thức tắm khoáng nóng, tắm bùn, du lịch sinh thái chữa bệnh mới được tìm tòi và đưa vào khai thác.
Những khu du lịch khác cũng mới được phát hiện và đưa vào sử dụng như khu du lịch Suối Hai, Đầm Long, trong đó khu du lịch sinh thái Đầm Long được phát hiện và đưa vào khai thác đầu những năm 1990.
Không chỉ tập trung thăm dò, nghiên cứu, phát hiện ra những sản phẩm du lịch mới, Ba Vì còn không ngừng tìm ra những hình thức kinh doanh du lịch được đông đảo du khách yêu thích. Ban đầu, các khu du lịch trên địa bàn chỉ dừng lại ở việc thăm quan, nghỉ ngơi vãn cảnh, nhưng hiện nay, du khách đến với Ba Vì còn để thưởng thức các loại hình du lịch thể thao, du lich mạo hiểm hay du lịch chữa bệnh... Hình thức tắm khoáng, tắm bùn được Ba Vì phát hiện và không ngừng đầu tư, khai thác, tận dụng những ưu đãi mà thiên
nhiên ban tặng để hình thành nên những nét đặc trưng của mình. Hình thức du lịch sinh thái như chèo thuyền, bơi vịt cũng được người dân đưa vào khai thác sử dung. Những hình thức du lịch mới như xây dựng những sân golf, sân tennis phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng được Ba Vì khai thác và đưa vào sử dụng mang lại những giá trị kinh tế rất cao.
Đến nay, Ba Vì vẫn tiếp tục thăm dò, nghiên cứu để tìm ra những sản phẩm du lịch mới, những hình thức kinh doanh để ngày càng đáp ứng tốt nhất thị hiếu và yêu cầu của du khách.
2.2.3. Đầu tư, tôn tạo và khai thác tiềm năng du lịch
Tổng diện tích các đơn vị kinh doanh du lịch của Ba Vì đang quản lý và sử dụng là: 1.222,25 ha, chủ yếu thuộc địa giới hành chính của xã Vân Hoà, Yên Bài, Tản Lĩnh, Cẩm Lĩnh, đất rừng Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý từ cốt 400 trở xuống bao gồm:
+ Công ty du lịch Suối Mơ xã Yên Bài: 426 ha.
+ Công ty du lịch Khoang Xanh xã Vân Hoà: 150,16 ha.
+ Chi nhánh du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà xã Vân Hoà: 258,6 ha. + Công ty cổ phần du lịch Ao Vua xã Tản Lĩnh: 127,8 ha.
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất du lịch huyện Ba Vì TT Tên đơn vị Tổng diện tích đang sử dụng (ha) Trong đó Ghi chú Có hồ sơ thuê đất Có HĐ thuê đất của các tổ
chức khác Tổng diện tích (ha) Loại đất (ha) Tổng diện tích (ha) Loại đất (ha) XD CB Cảnh quan XDCB Cảnh quan
1 CTy CP XD& du lịch Ao Vua 127,8 20,8 1,74 19,06 107 - 107 Vườn Quốc Gia 2 CTy du lịch Khoang Xanh 150,16 38,16 1,16 37,0 112 - 112 Vườn Quốc Gia 3 Chi nhánh DL Thiên Sơn - SN 258,6 6,6 0,61 5,99 252 7,56 244,44 Vườn Quốc Gia
4 CTy cổ phần du lịch Tản Đà 4,79 4,79 0,9 3,89 - - -
5 Cty cổ phần du lịch Đầm Long 68,13 68,13 5,0 63,13 - - -
6 Chi nhánh du lịch Thác Đa 94,23 16,23 2,19 14,04 78 - 78 Vườn Quốc Gia 7 Chi nhánh du lịch Hồ Tiên Sa 34,74 17,74 1,14 16,6 17 - 17 xã Tản Lĩnh
8 CTy du lịch Suối Mơ 426,0 - - - 426 0,68 425,32 Vườn Quốc Gia
9 Nhà nghỉ công đoàn Suối Hai 4,7 4,7 1,3 3,4 - - -
10 Trung tâm du lịch Suối Hai 8,0 8,0 1,5 6,5 - - -
11 CTy đầu tƣ & PT ĐT Thanh Long 40,0 6,5 0,65 5,85 33,5 - 33,5 Vườn Quốc Gia
12 CTy dịch vụ du lịch Cao Sơn 5,1 5,1 0,5 4,6 - - -
Tổng cộng 1.222,25 196,75 16,69 180,06 1.025,5 8,24 1.017,26
Đất của khu vực này chủ yếu là đất lâm nghiệp, tạo môi trường cảnh quan cho các khu du lịch: 1.047,32 ha chiếm 85,7 %, đất hồ đầm, suối, thác: 150 ha chiếm 12,3 %, đất xây dựng cơ bản là 24,94 ha chiếm 2%. Các đơn vị du lịch đã làm dự án, quy hoạch chi tiết được các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ về đất đai, quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất, nộp tiền thuế đầy đủ, hợp đồng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Ba Vì và được các cấp có thẩm quyền giao mốc giới cho từng đơn vị.
Việc sử dụng đất của các đơn vị hoạt động du lịch đã kết hợp hài hoà việc tạo cảnh quan môi trường sinh thái bền vững gắn với kinh doanh du lịch.
Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt, các đơn vị hoạt động du lịch đã đầu tư cơ sở hạ tầng như: làm đường giao thông nội bộ; xây dựng các trạm phát sóng mạng di động (Viettel, Mobiphone, Vinaphone, Hà Nội Telecom) 7 trạm với tổng kinh phí là 28 tỷ đồng; xây mới, cải tạo nâng cấp nhà ăn, phòng nghỉ, khách sạn, hội trường, bể bơi, bãi để xe, khu vui chơi giải trí... Đến nay, đặc biệt Công ty cổ phần du lịch Đầm Long, Công ty cổ phần Xây dựng và Du lịch Ao Vua đã và đang xây dựng cải tạo theo quy hoạch mới, công ty du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên đã đầu tư xây dựng mới khu bể bơi tắm khoáng nóng, giữ được môi trường cảnh quan khang trang, sạch đẹp, tạo sự hấp dẫn đối với du khách. Các đơn vị có sự đầu tư cơ sở vật chất lớn đó là: Ao Vua, Thiên Sơn, Thác Ngà, Khoang Xanh, Đầm Long, Thác Đa, Tản Đà, tổng giá trị trên 50 tỷ đồng. Ngoài ra, các đơn vị còn bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư các sản phẩm mới phục vụ vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Tổng vốn đầu tư của các đơn vị cho phát triển du lịch đến nay là 340,5 tỷ đồng tại các điểm cụ thể:
Bảng 2.4: Số vốn đầu tƣ của các công ty hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì
STT Tên đơn vị kinh doanh Số vốn đầu tƣ (tỷ đồng)
1 Công ty cổ phần du lịch Ao Vua 31,5
2 Công ty du lịch Khoang Xanh 40,0
3 Công ty du lịch Đầm Long 30,0
4 Chi nhánh du lịch Thác Đa 70,0
5 Công ty du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà 70,9
6 Chi nhánh du lịch Hồ Tiên Sa 40
7 Vườn Quốc gia Ba Vì 15
8 Công ty cổ phần Tản Đà 20
9 Nhà nghỉ công đoàn Suối Hai 1,2
10 Công ty thủy sản - du lịch suối Hai 1,9
11 Công ty du lịch suối Mơ 5
12 Công ty thương mại - du lịch Cao Sơn 5,1
(Nguồn: Phòng Du lịch huyện Ba Vì năm 2012)
Vốn đầu tư du lịch chủ yếu xây dựng đường giao thông nội khu 40%, nhà hàng, hội trường, khách sạn, thiết bị, phương tiện 30%. Đầu tư khu vui chơi giải trí 20%, cho phát triển môi trường sinh thái 10%.
Tại Ba Vì, những sản phẩm du lịch được đầu tư, tôn tạo, tổ chức khai thác. Khu du lịch Ao Vua, Khoang Xanh trước đây cũng chỉ là nơi thăm quan, giải trí nhưng nay đã mở rộng hình thức du lịch, trở thành địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo, cũng như là nơi tắm khoáng nóng, tắm bùn, du lịch sinh thái chữa bệnh.
Ở Ba Vì có nhiều đặc sản đã có thương hiệu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như các sản phẩm sữa mang thương hiệu Ba Vì, mật ong rừng, chè Nói Tản…. Hầu hết du khách đến thăm quan tại Ba Vì đều thưởng thứcnhững sản phẩm này và mang về làm quà cho người thân. Đây là sản
phẩm mang tính cạnh tranh và tạo nên đặc thù riêng biệt cho du lịch Ba Vì. Sản phẩm cũng đã được người dân địa phương khai thác có mặt ở khắp các địa điểm du lịch.
2.2.4. Các loại hình du lịch
Du lịch Ba Vì đa dạng và có nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch nghỉ ngơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch văn hóa...
Du lịch nghỉ ngơi giải trí
Đây chính là loại hình du lịch chính của Ba Vì. Với những thế mạnh của mình, với nhiều điểm du lịch, mỗi điểm lại có những đặc trưng riêng nên du khách đến với du lịch Ba Vì để nghỉ ngơi, giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi và để lấy tinh thần cho những tuần làm việc tiếp theo là ý tưởng sáng suốt.
Bảng 2.5: Số lƣợng khách sử dụng loại hình du lịch nghỉ ngơi, giải trí tại Ba Vì
Đơn vị tính: Lượt khách
Đơn vị kinh doanh
du lịch 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng Bq % Công ty cổ phần du lịch Ao Vua 39952 43652 47652 49756 55765 68124 70885 29,75% Công ty du lịch Khoang Xanh 46423 48987 52423 58491 70187 89420 96249 36,72% Công ty du lịch Đầm Long 31609 33173 34264 44751 50689 54183 61584 35,96%
(Nguồn: Phòng Du lịch huyện Ba Vì năm 2012)
Ba công ty du lịch là Công ty Cổ phần Ao Vua, Công ty du lịch Khoang Xanh và Công ty du lịch Đầm Long là ba công ty có tổng số lượt khách đến nghỉ ngơi, giải trí đông nhất trong địa bàn huyện Ba Vì. Trong 5 năm, từ năm 2008 đến 2012, tốc độ tăng trưởng của số lượt khách sử dụng loại hình du lịch nghỉ ngơi, giải trí tại Công ty Cổ phần Ao Vua tăng 29,75%;
Công ty Du lịch Khoang Xanh là 36,72% và ở công ty Du lịch Đầm Long là 36, 96%.
Du lịch thể thao
Đến Ba Vì, khách du lịch đã có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao, du lịch thể thao chủ động như: du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá, hay cũng có thể tham gia các loại hình thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền...
Núi Ba Vì gồm ba đỉnh hợp thành nổi bật giữa đồng bằng Bắc bộ với độ cao 1120m, 1226m, 1296m, đây là hàng rào bảo vệ phía Tây của nước Đại Việt xưa, gọi là "núi Tổ". Điểm du lịch này cần thiết cho những du khách muốn tham gia du lịch mạo hiểm như leo núi hay du lịch săn bắn. Ngoài ra, Ba Vì còn có những khu du lịch sinh thái với những ao hồ, thích hợp với những loại hình du lịch nhẹ nhàng như câu cá. Những đồng cỏ trải rộng với không gian bao la, không khí tươi mát thích hợp cho các loại hình thể thao đồng đội với số lượng người lớn như bóng đá, bóng chuyền hay bóng rổ. Hình thức du lịch thể thao tại Ba Vì không những du khách có thể tận hưởng nghỉ ngơi, giải trí mà còn có thể thoả mãn tinh thần đam mê thể thao, khám phá thiên nhiên của mình, đồng thời là một điều kiện tuyệt vời để nâng cao sức khoẻ và rèn luyện thân thể.
Bảng 2.6: Số lƣợng khách tham gia các loại hình du lịch thể thao tại các khu du lịch ở Ba Vì Đơn vị tính: Lượt khách Loại hình du lịch 2008 2009 2010 2011 2012 Leo núi 254 556 774 884 1024 Săn bắn, câu cá 554 854 987 1321 1511 Chơi golf 298 589 985 1420 1621 Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ 412 543 689 914 1421
Du lịch thể thao tại Ba Vì cũng đang trong quá trình phát triển. Một trong những điểm mạnh trong du lịch thể thao ở Ba Vì là loại hình du lịch chơi golf. Loại hình du lịch này tăng mạnh trong những năm gần đây và đóng góp một phần đáng kể vào phát triển kinh tế du lịch của Ba Vì do đặc điểm những người tham gia loại hình du lịch này hầu hết là những doanh nhân, những nhà chính trị gia hay những người có điều kiện kinh tế.
Du lịch chữa bệnh
Du lịch chữa bệnh ở Ba Vì là một trong những loại hình du lịch rất mới mẻ, xuất hiện do có những lợi thế so sánh, những điều kiện tự nhiên mà có. Ba Vì có khí hậu ôn hoà, thiên nhiên nhiều ưu đãi, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên nên là địa điểm lý tưởng cho du khách có nhu cầu nghỉ ngơi và chữa bệnh. Ba Vì có hệ thống suối nước nóng tự nhiên, nước tắm bùn (khu vực xã Thuần Mỹ, khu du lịch Ao Vua, Khoang Xanh…) nên là địa điểm để chữa bệnh bằng nước khoáng.
Các loại hình du lịch chữa bệnh ở Ba Vì như chữa bệnh bằng khí hậu, chữa bệnh bằng nước khoáng hay chữa bệnh bằng sữa dê, chữa bệnh bằng hoa quả. Với sự kết hợp tất cả những dịch vụ hoàn hảo như khí hậu ôn hoà, thiên nhiên phong phú, sự kỳ diệu của nước khoáng hay chế độ nghỉ dưỡng, ăn uống sẽ là cho tinh thần du khách ngày càng phấn chấn, sảng khoái để xua tan bệnh tật.
Bảng 2.7: Số lƣợng khách tắm khoáng nóng, tắm bùn tại các khu du lịch Ba Vì
Đơn vị tính: Lượt khách
Loại hình du lịch 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng bình quân %
Tắm khoáng nóng,
tắm bùn 3052 5456 7895 13541 14052 46,62%
Hình thức du lịch chữa bệnh ở Ba Vì ngày càng tăng nhanh. Các hình thức du lịch tắm khoáng nóng, tắm bùn mà thiên nhiên ưu đãi cho Ba Vì thu hút sự quan tâm lớn của du khách. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, số lượng khách sử dụng loại hình du lịch này tăng mạnh, tốc độ tăng bình quân là 46,62%. Trong 2 năm từ năm 2010 đến năm 2011, tốc độ tăng đạt 76%.
Du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm do con người tạo ra theo bề dày lịch sử và truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, các loại hình nghệ thuật, các món ăn dân tộc… Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính hấp dẫn, độc đáo của du lịch để thu hút du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
Ba Vì có ba dân tộc Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống. Việc có cả ba dân tộc cùng sinh sống này tạo ra cho Ba Vì một nền văn hóa đăc sắc, thể hiện trong tập tục, trong sinh hoạt văn hóa dân gian, trong lễ hội và ngay cả trong hoạt động canh tác.
Ba Vì cũng là một địa phương khá giàu về tiềm năng tài nguyên du lịch văn hoá, nếu được khai thác đúng sẽ là một lợi thế của ngành du lịch huyện. Di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự phát triển của quê hương. Núi Ba Vì là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Thần Tản Viên và thần Sông nước (sông Đà). Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ Sơn Tinh - vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử mà điển hình là: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đình Tây Đằng (Bắc cung), đền Và - Sơn Tây (Đông cung), đền Bố - Tản Lĩnh (Nam cung), đền La Phù- Phú Thọ (Tây cung).
Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Ba Vì đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Những di tích này phần lớn có cấu trúc độc đáo gắn liền với tên tuổi của các danh nhân, anh hùng dân tộc từ thời Hùng Vương dựng nước. Nhiều di tích có tầm cỡ quốc gia như đình Tây Đằng, đình Chu
Quyến, chùa Bố, K9 - Đá Chông nơi đây lưu trữ thi thể bác Hồ thời kì đầu, khu