Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 38)

1.2.1.1. Khái niệm

*Phát triển kinh tế

Phát triển là một khái niệm dùng để chỉ sự vận động đi lên trong quá trình thay đổi số lượng và chất lượng của quá trình đó theo chiều hướng tiến bộ. Đó là dòng tiến hoá có sự thay đổi mạnh về chất trong nội sinh của một quá trình nhất định.

Một ngành hay một vùng kinh tế đựơc gọi là phát triển thường phải hội tụ đầy đủ mọi sức mạnh của nhiều yếu tố thuận lợi và giữ vai trò mũi nhọn hay trọng điểm trong nền kinh tế quốc gia đó với tỷ trọng lớn về tổng giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá xuất khẩu.

Trong tiến trình đi lên của sự phát triển chung, sản xuất công nghiệp là lĩnh vực quyết định đến sự tăng trưởng của cả nền sản xuất xã hội cũng như sự tiến bộ và chuyển đổi phương thức sản xuất. Còn sản xuất nông nghiệp - một ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất lao động còn có những giới hạn nhất định cũng sẽ phát triển di lên, tuy vị trí của nó sẽ ngày càng giảm dần trong nền kinh tế cả nước, nhưng nó lại có những vai trò mới thích ứng với tiến trình thị trường hoá và công nghiệp hoá, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế trí thức, trước hết là trong việc nâng cao chất lượng đời sống của toàn nhân loại.

Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng: Phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ giữa chúng so với thời kỳ trước đó. Đây là một quá trình mang tính khách

quan bắt nguồn từ sự phát triển của phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất và dưới sự tác động của cách mạng khoa học – công nghệ. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế không phải là sự thay đổi sang một cơ cấu kinh tế cùng tính chất, cùng đặc trưng, mà là sự xuất hiện và phát triển một cơ cấu ngành khác hẳn với cơ cấu ngành trước đó – tức là hình thành một cơ cấu ngành kinh tế quốc dân bền vững, hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao, mang đặc tính “mở”, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Những nhân tố quy định sự phát triển và thay đổi cơ cấu ngành kinh tế không chỉ là sự phân công lao động xã hội, tình hình kinh tế - xã hội trong nước mà còn do sự phân công lao động xã hội quốc tế và khu vực, tình hình kinh tế, chính trị, kể cả tình hình quân sự trong khu vực và quốc tế.

Như vậy, nền kinh tế phát triển và chuyển đổi cơ cấu là sự vận động, phát triển của các ngành kinh tế làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian, dưới tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội nhất định của đất nước và quốc tế.

Sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở tầm vĩ mô là kết quả của quá trình vận động, phát triển của bản thân các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hoặc từng phân ngành của chúng dẫn đến sự thay đổi mối tương quan tỷ lệ đã hình thành trước đó cũng như mối quan hệ tương đối ỏn định vốn có của chúng. Sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất: Có sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế, do sự xuất hiện thêm những ngành mới hoặc mất đi một số ngành đã có.

Thứ hai: Có sự tăng trưởng không đồng đều về quy mô và tốc độ tăng trưởng giữa các ngành, dẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ, mối quan hệ giữa các ngành so với thời kỳ trước đó. Như vậy cơ cấu ngành kinh tế quốc

dân đã có sự thay đổi. Ngược lại, nếu có sự tăng trưởng đồng đều về quy mô và tốc độ sau một giai đoạn phát triển và duy trì cùng một tương quan tỷ lệ, mối quan hệ giữa các ngành giống như thời kỳ trước đó, thì sẽ không dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành. Điều này cho thấy, chỉ có xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng, quy mô phát triển và tương quan tỷ lệ giữa các ngành trong mỗi thời kỳ so với thời kỳ trước đo mới đánh giá đúng quá trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế các ngành.

Thứ ba: Có sự thay đổi trong quan hệ tác động qua lại giữa các ngành, được thể hiện bằng số lượng các ngành có liên quan lẫn nhau, thể hiện qua quy mô đầu vào mà các ngành này cung cấp chi các ngành kia và ngược lại ngành kia nhận được từ các ngành này. Đây là sự thay đổi về mặt chất lượng cơ cấu ngành, nó liên quan đến thay đổi quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

*Phát triển kinh tế du lịch

Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành và phát triển từ lâu, kinh tế du lịch đã và đang được nhiều nước quan tâm đầu tư phát triển, nhưng để có một khái niệm hoàn chỉnh về phát triển kinh tế du lịch là một vấn đề khó, cần phải có luận cứ xác thực. Bởi vì trong lĩnh vực phát triển của mình, kinh tế du lịch phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ngoài việc chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế nói chung, do đặc thù của ngành, nó còn có cơ chế vận hành riêng.

Trên thực tế phát triển kinh tế du lịch, ở nhiều nước không những đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia… Ở mỗi quốc gia, dân tộc có tính đặc thù riêng, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mục đích, tính chất của quan hệ sản xuất và quan niệm hay cơ chế, chính sách, quy hoạch chiến lược phát triển, chế độ chính trị, xã hội của mỗi nước, cho nên trong nghiên cứu tất yếu có

những lý giải khác nhau. Hiện nay, chưa có một khái niệm chính thống nào về phát triển kinh tế du lịch.

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch, có thể đưa ra khái niệm như sau: Phát triển kinh tế du lịch là việc mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhằm nâng cao số lượng, chất lượng hàng hóa vầ dịch vụ du lịch để tăg doanh thu, tăng lợi nhuận, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phân công lao động, bảo tồ và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã định.

Như vậy, để phát triển kinh tế du lịch phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, phải có sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các yếu tố này. Đặc biệt phát triển kinh tế du lịch hàm chứa nội dung sự phát triển bền vững, đó là sự phát triển kinh tế du lịch gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Vấn đề mang tính nguyên tắc xuyên suốt là để phát triển kinh tế du lịch có hiệu quả, bền vững cần phải nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa tài nguyên du lịch với môi trường, xã hội, quốc phòng - an ninh trong cả quá trình. Cho nên, nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch và đưa ra định nghĩa phải nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng phải có tính tổng hợp và có hệ thống. Điều đó thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây:

Thứ nhất, từ góc độ kinh tế: Muốn phát triển kinh tế bền vững cần phải khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực, phải ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để tăng năng suất lao động, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, mở rộng quy mô và năng lực sản xuất… Phát triển KTDL cũng phải tuân theo nguyên tắc như vậy. Nhưng KTDL có những mặt mang tính đặc thù là khai thác các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cho nên phải luôn luôn chú trọng đến yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tùy thuộc vào từng

loại hình du lịch để ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ kinh doanh du lịch trên các mặt như mở rộng các loại hình dịch vụ, quy mô, trình độ để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… Trên cơ sở đó mới có khả năng bù đắp những chi phí và tiếp tục mở rộng sản xuất cho giai đoạn tiếp sau. Đối với những sản phẩm được chế tạo từ nguồn gốc tự nhiên, thì vấn đề chủ yếu là xét xem tài nguyên du lịch tự nhiên đó có khả năng tái tạo hay không. Nếu không thì phải tiến hành nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm có khả năng thay thế.

Muốn vậy phải cộng thêm vào giá thành sản phẩm làm từ tài nguyên không tái tạo một loại chi phí khác đủ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thay thế. Đối với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phải có chiến lược quy hoạch, giữ gìn, đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy phát triển, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trong nước, cho du khách nước ngoài. Dưới góc độ này phải đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, phát triển, hiệu quả và ổn định. Bền vững về kinh tế trong trường hợp này là "sự phát triển ổn định và lâu dài" của KTDL, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của xã hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là cho người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên du lịch. Khi mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch, họ sẽ có động cơ bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, tìm mọi phương cách để thu hút du khách đến với họ. Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là phương pháp tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế ở những vùng còn khó khăn .

Thứ hai, từ góc độ môi trường: Tuân theo quy luật phát triển chung, sự phát triển KTDL phải giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra. Trong bất kỳ phương án quy hoạch phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữ con người và thiên nhiên sao cho sự

phát triển KTDL không làm suy thoái hủy diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm. Điều đó đồng nghĩa với việc giữ gìn và phát triển được tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau.

Thứ ba từ góc độ xã hội: Sự phát triển KTDL phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trong quá trình phát triển. Đó cũng chính là sự phát triển tự sinh do chính xã hội ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự phát triển ngoại sinh, sống nhờ hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngoài, muốn vậy phải thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong suốt quá trình phát triển, coi phát triển KTDL là công cụ xóa đói giảm nghèo trong lĩnh vực phù hợp. Đối với phát triển KTDL yếu tố này cần phải thường xuyên coi trọng bởi vì nhu cầu hưởng thụ các loại hình sản phẩm du lịch của con người là vô tận, du lịch được xã hội hóa thì càng đòi hỏi có nhiều loại hình kinh doanh du lịch phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng trong xã hội. Muốn tạo ra năng suất cao cho sản xuất thì Nhà nước cần phải thể hiện được trình độ quản lý và điều hành, đưa ra và triển khai những chủ trương, chính sách phát triển phù hợp, có cơ chế hoạt động thông thoáng đồng bộ, mở đường cho lực lượng không ngừng phát triển.

Thứ tư từ góc độ quốc phòng - an ninh: Sự phát triển KTDL ổn định, bền vững cần thiết phải được đặt trong sự bảo đảm của nền quốc phòng đủ mạnh. Phải nhìn thấy được vai trò của quốc phòng an ninh đối với phát triển KTDL, vai trò của quân đội và công an trong phòng, tránh các hiện tượng phá hoại do thiên tai gây ra, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết hậu quả của các dịch bệnh, thiên tai, hỗ trợ khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, tạo tâm lý yên

tâm, thoải mái thưởng ngoạn cho du khách… Ngược lại, phát triển KTDL bền vững sẽ góp phần cứng cố tăng cường nền quốc phòng toàn dân và xây dựng thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh hơn.

Thứ năm, từ góc độ văn hóa: Quá trình khai thác, đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống đã có và để lại hậu quả xấu cho các thế hệ tiếp theo. Các điểm du lịch có sự kết hợp giữa cảnh đẹp thiên nhiênn và nền văn hóa truyền thống gây ấn tượng mạnh và độc đáo có sức hấp dẫn đối với du khách. Du khách muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều này hấp dẫn hơn nhiều so với những gì tái tạo lại trong một viện bảo tàng, một cuộc triển lãm hoặc trình diễn. Như vậy, nếu các giá trị văn hóa bị hủy hoại, bị biến đổi hoặc chỉ còn tồn tại dưới dạng mô phỏng thì sẽ không còn khả năng hấp dẫn du khách, sức thuyết phục và cuốn hút du khách sẽ bị giảm đi nhiều.

Như vậy, phát triển kinh tế du lịch bền vững, ổn định, hiệu quả là một quá trình phát triển cân đối, sự kết hợp đồn bộ giữa các mặt: tăng trưởg kinh tế, văn hóa, xã hội vầ môi trường, quốc phòng - an ninh…không được xem nhẹ mặt nào, các mặt trong tổng thể đó luôn có mối quan hệ qua lại, gắn bó, hỗ trợ, qua lại, tác động lẫn nhau, thúc đẩy cùng nhau phát triển, hoặc có khi kìm hãm nhau, nếu sự kết hợp đó không phù hợp, không khoa học.

Phát triển kinh tế du lịch là việc coi du lịch như một ngành kinh tế độc lập và tìm cách để thức đẩy, tạo điều kiện cho ngành du lịch này phát triển. Phát triển kinh tế du lịch phải đảm bảo những vấn đề:

- Giảm thiểu tác động tiêu cực của việc phát triển đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Phát triển kinh tế du lịch nhưng phải thân thiện với môi trường.

- Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Làm tăng thu nhập cho dân cư địa phương.

- Phát triển kinh tế du lịch nhưng phải có trách nhiệm với kinh tế du lịch cả hôm nay và mai sau. Vì vậy, phát triển kinh tế du lịch phải gắn với phát triển kinh tế du lịch bền vững.

1.2.1.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch

Nội dung phát triển kinh tế du lịch bao hàm việc thăm dò, nghiên cứu, phát hiện ra những sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; Việc đầu tư, tôn tạo, xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức khai thác sản phẩm du lịch; Tổ chức các dịch vụ liên quan (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí…); Tổ chức kinh doanh du lịch…

*Thăm dò, nghiên cứu, phát hiện ra những sản phẩm du lịch phù

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)