Giải pháp về chính sách và thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn phường lĩnh nam quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 91)

L ỜI CẢ MƠ N

3.5.1. Giải pháp về chính sách và thực hiện chính sách

Hệ thống chính sách, pháp luật vềđất đai nói chung, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng còn thiếu đồng bộ, một số điểm còn mâu thuẫn, thiếu thống nhất. Các văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất không ổn định, thay đổi, bổ sung liên tục theo chiều hướng mức hỗ trợ ngày càng tăng. Vì vậy làm phát sinh khiếu nại đối với những dự án đang thực hiện dở dang, người bị thu hồi đất đề nghị được điều chỉnh mức hỗ trợ theo quy định mới, gây khó khăn, phức tạp cho công tác GPMB. Do đó cần tập trung đầu tư, nghiên cứu, điều chỉnh chính sách pháp luật về đất đai đảm bảo tính khoa học, kế thừa, đồng bộ phù hợp với thực tiễn và phải giải quyết được căn bản các mối quan hệ vềđất đai.

3.5.2. Gii pháp v t chc thc hin và trình t, th tc thc hin bi thường, h tr

- Công tác lập hồ sơ thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngay bước đầu phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành. Quá trình lập hồ sơ phải chính xác, chặt chẽ đảm bảo công khai, minh bạch không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật về quy hoạch, GPMB trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, qua các tổ chức đoàn thể… để nhân dân nắm vững được chính sách, chủ trương của Nhà nước. Tăng cường các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 của các cấp, các ngành, cơ quan chuyên môn với người bị thu hồi đất để giải thích về chếđộ, chính sách và ý kiến thắc mắc, kiến nghị của người dân.

- Nghiêm khắc xử lý những đơn vị, các nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân và Nhà nước.

3.5.3. Gii pháp v cơ chế bi thường

- Về cơ bản, chính sách bồi thường hỗ trợ về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thường hỗ trợ về tài sản đã được tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Tuy nhiên cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với thị trường để tránh sự chênh lệch.

- Áp dụng nhất quán cơ chế bồi thường, hỗ trợ: Trên địa bàn thường xuyên có nhiều dự án đầu tư triển khai nên nếu vận dụng không nhất quán sẽ phát sinh khiếu kiện, thắc mắc trong dân, gây lúng túng cho chủđầu tư và chính quyền các cấp.

- Xúc tiến lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tái định cư, đẩy mạnh việc xây dựng các khu tái định cư tập trung để phục vụ cho tái định cư nhiều dự án. Khi đã có sẵn các khu tái định cư thì dự án thu hồi đất không phải lo quy hoạch khu tái định cư cho hộ bị thu hồi đất ở, tiến độ GPMB sẽ nhanh hơn.

3.5.4. Gii pháp v cơ chế h tr

Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư, giao đất dân cư dịch vụ hay hỗ trợ bằng tiền, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động trẻ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

3.5.5. Các gii pháp khác

- Tuyên truyền để người dân nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật đất đai.

- Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp Chính quyền quan tâm hơn, tuy nhiên để thực hiện nguyên tắc này thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ để người dân nắm rõ được cơ chế chính sách, lợi ích của dự án cũng như quyền lợi của mình khi bị thu hồi đất.

- Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên trách công tác GPMB. Tạo đầy đủ các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có khả năng nắm bắt được, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn, làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho lãnh đạo, chỉ đạo của thị xã và tỉnh.

- Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trường hợp sử dụng đất, xây dựng công trình không đúng quy hoạch, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

- Xây dựng, triển khai các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghềđể thu hút lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động không có hoặc có ít khả năng chuyển đổi nghề nghiệp.

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bằng cách ngoài bồi thường, hỗ trợ cho các hộ bị thu hồi đất còn có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư cho địa phương có đất bị thu hồi nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển KT- XH của địa phương, làm tăng thu nhập cho người có đất bị thu hồi.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, sử dụng ít đất nông nghiệp nhưng hiệu quả sử dụng đất cao đảm bảo cho các lao động nông nghiệp không phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn phường Lĩnh Nam - quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Phường Lĩnh Nam nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàng Mai có vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; là đầu mối giao thông quan trọng để nối các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên với Hà Nội và với các tỉnh phía Bắc.

2. Phường có tiềm năng vềđất đai đã được sử dụng tương đối ổn định. Công tác giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất ở Lĩnh Nam đã được tập trung lãnh đạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn phù hợp với điều kiện của địa phương; bên cạnh đó làm tốt việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđể thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn.

3. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn phường Lĩnh Nam phù hợp với quy định của Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 3/12/2004; số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007; số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ năm 2003 – 2013 trên địa bàn phường Lĩnh Nam có 8 dự án thu hồi đất phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cụ thể như sau:

- Tổng diện tích đất thu hồi là: 33.453,65m2; - Tổng số hộ dân liên quan đến dự án là: 4.434hộ;

- Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là: 29.963.013.000đồng - Tổng số hộđược tái định cư: 30hộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 4. Thông qua việc đánh giá 02 dự án: Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến nam vành đai 3 Hà Nội trên địa bàn phường Lĩnh Nam và Dự án xây dựng bãi đỗ xe khách phường Lĩnh Nam chúng tôi thấy rằng:

- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cả 2 dự án này thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Chính phủ và của UBND thành phố Hà Nội.

- Việc xác định đối tượng và điều kiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đều được các hộ dân nhất trí cao, chính sách hỗ trợ đáp ứng một phần nào đến đời sống của người dân ở khu vực có dự án.

- Việc thực hiện công tác công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđược giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và UBND quận Hoàng Mai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn xảy ra thiếu sót làm chậm tiến độ GPMB thực hiện dự án.

5. Một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện GPMB như: đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại những địa phương bị thu hồi đất đặc biệt khu tái định cư sẽ tạo điều kiện tốt để người dân chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; khảo sát giá đất thực tế tại thời điểm thu hồi để xác định giá đất bồi thường (đối với đất ở) và tính toán hợp lý các khoản hỗ trợ và giá thu tiền sử dụng đất tái định cư...

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, để đảm bảo cho việc thu hồi, bồi thường GPMB giải quyết việc làm, thu nhập và đảm bảo đời sống cho người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn những năm tới được thực hiện tốt, vừa đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, vừa giữ vững ổn định chính trị, xã hội, một sốđiểm sau cần được quan tâm giải quyết:

- Về cơ chế chính sách: Hoàn thiện hệ thống Pháp luật về chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB đảm bảo dung hòa giữa lợi ích của dự án và lợi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 ích của người dân. Cần chú trọng tăng tỷ lệđầu tư cho vấn đềđào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần có định hướng cho người dân sử dụng tiền BT, HT một cách hiệu quả.

- Công tác chỉđạo và thực hiện: Cần có sựđồng bộ và nhất quán trong công tác chỉđạo và thực hiện, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong thu hồi đất cũng như giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm. Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

- Các cơ quan chức năng cần có điều tra, thăm dò tâm lý, nguyện vọng của người dân trước khi tiến hành thu hồi đất.

- Cần có những nghiên cứu về những biến đổi trong tâm lý xã hội về vấn đề lao động, việc làm, sự thích ứng của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp chi tiết trên địa bàn phường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), "Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 “sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004/ của bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hội nghị kiểm điểm công các quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường ngày 27/02/2007, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012a), Báo cáo tổng kết thi hành Luật đất

đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012b), Kinh nghiệm của nước ngoài về

quản lý và pháp luật đất đai.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính (2008), "Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 “hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai”.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1998), "Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 “về việc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng”".

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), “Nghịđịnh số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 “về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), “Nghị định số 84/2007/NĐ CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ “về quy định bổ sung về việc cấp GCN QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), "Nghị định số 69/2009/NĐ-

CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ “quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”

10. Đào Trung Chính (2010), Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – Kinh nghiệm quốc tế và bài học áp dụng vào Việt Nam.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Luật dân sự 2005. 12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp 1992. 13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật đất đai 2003.

14. Phạm Phương Nam (2011), Bài giảng “Bồi thường giải phóng mặt bằng”. 15. Hoàng Phê, Từđiển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, 1988.

16. Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Văn Quân (2006), Giáo trình “Định giá đất”. 17. Nguyễn Thanh Trà (2007), Giáo trình “Thị trường bất động sản”, NXB

Nông Nghiệp.

18. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Ảnh hưởng của chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm và thu nhập nghiên cứu tại phường Vân Dương – TP Bắc Ninh.

19.Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, (2006), Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, ĐTCNN 6-2005.

20. UBND phường Lĩnh Nam (2013), Báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất phường Lĩnh Nam”.

21.UBND quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tổng kết công tác GPMB các dự án trên địa bàn quận Hoàng Mai.

22. UBND quận Hoàng Mai (2013), “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020”.

23. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 29/9/2008: Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

24. UBND thành phố Hà Nội (2004), Quyết định số 199/2004/QĐ-UBND ngày 29/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực hiện nghịđịnh số 188/2004/NĐ-CP của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án trên địa bàn phường lĩnh nam quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)