Sử dụng đất đai: Theo số liệu thống kê đất đai của huyện Giao Thuỷ năm 2006, tổng diện tích đất của huyện Giao Thuỷ là 23.799,64 ha gồm 20 xã, 2 thị trấn.
- Đất nông nghiệp: 14365.9 ha chiếm 60.36% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: 2483.7 ha chiếm 10.44%.
- Đất chuyên dùng: 2669.18 ha chiếm 11.22%.
- Đất ở: 1126.85 ha chiếm 4.73%.
- Đất chưa sử dụng: 1118.42 ha chiếm 2.37%.
- Đất phi nông nghiệp: 2589.40 ha chiếm 10.88%
(Nguồn: Niêm giám thông kê huyện Giao Thuỷ)
Do tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ngày càng tăng, tập trung chủ yếu ở các khu trung tâm, ven biển, nhất là nhu cầu đất để phát triển cơ sở hạ tầng, nhu cầu đất cho các ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế cao (nhưđất nuôi trồng thuỷ sản), ngành phi nông nghiệp đã tác động trực tiếp đến quỹ đất vốn đã hạn chế. Do đó cần xác
định rõ nhu cầu đất đai của các lĩnh vực để phân bố, hoạch định cụ thể trên quan
điểm tiết kiệm đất, sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường sinh thái.
Đặc điểm thổ nhưỡnghuyện Giao Thủy: Có 6 loại đất, gồm:
- Nhóm đất cát: diện tích khoảng 726 ha, phân bốở các cồn cát, bãi cát ven biển của huyện. Loại đất này chỉ thích hợp để trồng các loại cây như lạc, đậu tương, ngô, cói…
- Đất mặn sú vẹt: Có diện tích khoảng 3.754 ha, phân bố chủ yếu ở vùng ngoài đê biển, mỗi khi thủy triều lên toàn bộđất ngập dưới nước biển.
- Đất mặn nhiều: Diện tích khoảng 542 ha, phân bốở ven phía trong đê biển,
đê sông, thuộc các xã ven biển. Đây là những vùng đất đang có xu hướng chuyển
sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng các loại cây chịu mặn và làm muối.
- Đất mặn trung bình và ít: Diện tích khoảng 4.979 ha, phân bố chủ yếu ở
vùng đất trong đê biển.
Đất mặn trung bình và ít có thành phần cơ giới giữa các tầng khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
năng suất khá cao. Tuy nhiên ngoài độ chua khá thích hợp đối với cây lúa, còn
có các chất dinh dưỡng khác đều thuộc loại trung bình thấp. Vì vậy để sản xuất lâu bền trên loại đất này cần chú ý tưới tiêu và thâm canh cải tạo đất, bón cân đối giữa
các loại phân khoáng, chú ý phân hữu cơ. Ưu tiên trồng lúa trên loại đất này.
- Đất phèn: Diện tích khoảng 381 ha. Đất này hiện chủ yếu đang trồng lúa
- Đất phù sa - Fluvisols: Diện tích 1.0320 ha, phân bố ở tất cả các xã trong
huyện, là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các loại đất có trên địa bàn. Đất phù
sa chia làm hai loại: Đất phù sa ngoài đê được bồi đắp hàng năm và đất phù sa trong
đê không được bồi đắp hàng năm.
Toàn bộ diện tích này dùng để trồng lúa, trồng màu và một số cây công
nghiệp ngắn ngày.
Đất đai huyện Giao Thuỷ nằm trong vùng đất trũng của tỉnh Nam Định. Đất
nông nghiệp phì nhiêu, là vùng đất trồng lúa chất lượng cao của tỉnh. Đất đai phù
hợp với trồng lúa nước mang lại năng suất và chất lượng cao. Bên cạnh nhiều lợi
ích mang lại của đất chúng ta phải quan tâm tới tình hình ô nhiễm vào đất hiện nay.
Các kết quả phân tích đất cho thấy môi trường đất ở huyện Giao Thủy chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nhưng nếu người dân còn tiếp tục sử dụng nhiều phân hóa học, phân chuồng không qua ủ, các loại thuốc trừ sâu.... sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất bởi các chất dư thừa trong đất. Nếu tình trạng trên tiếp diễn trong một thời gian dài các chất ô nhiễm sẽ tích tụ nhiều trong đất làm cho môi trường đất bị suy thoái, làm giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.
Ngoài ra việc thải ra môi trường các loại chất thải làm ô nhiễm nguồn nước,
cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Nước thải từ các
cơ sở sản xuất, làng nghề không qua xử lý thải ra môi trường sẽ ngấm vào đất và sẽ
làm ô nhiễm đất ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, con người và vật nuôi nơi
đây. Chính vì thế tất cả các chất thải ra môi trường cần phải giảm thiểu lượng thải và được xử lý.
Nâng cao ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Chúng ta phải tự biết bảo vệ môi trường sống xung quanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38