Phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái nông nghiệp huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 26)

Do sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tếđã gây áp lực rất lớn đối với đất nông nghiệp. Mục tiêu của con người là sử dụng đất một cách khoa học và hợp lý. Trong quá trình sử dụng lâu dài với nhận thức còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hoá, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người.

Những diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp,

do đó con người phải mở mang diện tích canh tác trên các vùng đất không thích

hợp, hậu quảđã gây ra quá trình thoái hoá, rửa trôi đất một cách nghiêm trọng (Đào

Thế Tuấn, 1984).

Trước những năm 1970, trong nông nghiệp người ta nói nhiều đến giống mới

năng suất cao và kỹ thuật thâm canh cao. Từ sau năm 1970 một khái niệm mới xuất

hiện và ngày càng có tính thuyết phục là khái niệm về tính bền vững và nông nghiệp

bền vững (FAO, 1978).

Fetry cho rằng, phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự

bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật không bị suy thoái, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (dẫn theo Đào Thế Tuấn, 1984). FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể trong nông nghiệp bền vững là:

- Thoả mãn nhu cầu lương thực cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về

số lượng và chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, thu nhập và điều kiện sống, điều kiện làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp.

- Duy trì và chỗ nào có thể, tăng cường khả năng sản xuất của tài nguyên

thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được mà không phá

vỡ bản sắc văn hoá xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không gây ô

nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

Năm 1992, thế giới kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình Bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Brazin (gọi tắt là Rio – 92), định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững

để bước vào thế kỉ 21. Trong bối cảnh đó, quan điểm sử dụng đất bền vững được triển khai trên thế giới (Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan, 2001).

Mollison B. và Holmgren D. tác giả của hai cuốn sách Permaculture 1 (1978)

và Permaculture 2 (1979) đã đề xuất học thuyết phát triển nông nghiệp bền vững,

đồng thời cho triển khai ở Australia và một số nước trên thế giới. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để chọn môi trường bền vững cho con người, liên quan đến cây trồng, vật nuôi, các công trình xây dựng và hạ tầng cơ sở (nước, năng lượng, đường sá). Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn

định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của

con người mà không bóc lột đất, không gây ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền

vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi, kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc trên diện tích đất sử dụng một cách thống nhất. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờđó con người có thể tồn tại được, sử dụng

nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục huỷ

diệt sự sống trên trái đất. Đạo đức của nông nghiệp bền vững bao gồm 3 phạm trù:

chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và dành thời gian, tài lực, vật lực vào các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mục tiêu đó. Nông nghiệp bền vững là hệ thống nông nghiệp thường trực, tự bền vững, thích hợp cho mọi tình trạng ởđô thị và nông thôn với mục tiêu đạt được sản lượng cao, giá thành hạ, kết hợp tối ưu giữa sản xuất cây trồng, cây rừng, vật nuôi,

các cấu trúc và hoạt động của con người (Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan, 2001).

Gần đây xuất hiện khuynh hướng “nông nghiệp hữu cơ”, chủ trương dùng

máy cơ khí nhỏ và sức kéo gia súc, sử dụng rộng rãi phân hữu cơ, phân xanh, phát

triển cây họ đậu trong hệ thống luân canh cây trồng, hạn chế sử dụng các loại hoá chất để phòng trừ sâu bệnh.

Anbert K. và Voisin A. đã hình thành trường phái “Nông nghiệp sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

hưởng đến chất lượng nông sản và sức khoẻ người tiêu dùng (dẫn theo Đào Thế

Tuấn, 1984).

Ở Việt Nam đã hình thành nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm nay, có thể

coi là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp trong điều

kiện thiên nhiên ở nước ta. Trong những năm gần đây, nhiều mô hình VAC (vườn –

ao – chuồng), mô hình nông – lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra được từ quá trình đấu tranh lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt của con người để tồn tại và phát triển.

Mọi hoạt động sản xuất được gọi là bền vững khi đạt được tất cả các mục

đích sẽ có thể bền vững mãi mãi. Nội dung của phát triển bền vững gồm: (i) Đáp

ứng những nhu cầu cơ bản của con người ; (ii) San bằng được khoảng cách giữa

giàu, nghèo trong toàn xã hội ; (iii) Bảo vệđược các tài nguyên thiên nhiên.

Thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái

nông nghiệp, phân biệt giữa chúng là sự can thiệp của con người (Phạm Văn Phê,

Nguyễn Thị Lan, 2001). Chính vì thế mà mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp

đều ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ sinh thái. Trên cơ sởđó các biện pháp kỹ

thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp cũng phải tuân thủ qui luật khách quan

của tự nhiên, vừa bảo vệ môi trường vừa thoả mãn nhu cầu thiết yếu của con người. Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, có tính quyết định trong sự

phát triển chung của xã hội.

Theo đánh giá của các nhà khoa học Quốc tế, Việt Nam là một trong

những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu (BĐKH). Dưới góc

nhìn sinh thái học, biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng sâu sắc

tới các hệ sinh thái. Để bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái chúng ta cần phải

tìm kiếm các giải thích ứng với BĐKH. Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) chính

là một giải pháp pháp phát triển bền vững, thích ứng với những tác động từ bên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoài, trong đó có BĐKH.

Từ năm 1992, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES),

Đại học Quốc gia Hà Nội, đứng đầu là GS. Võ Quý đã tiến hành nghiên cứu xây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

chính của nhiều tổ chức quốc tế nhằm tạo được sự hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và nâng cao sinh kế của người dân địa phương. Những hoạt động cụ thể gồm có:

+ Hỗ trợ phát triển giống lúa phù hợp với điều kiện địa phương có năng suất cao

để giải quyết vấn đề thiếu lương thực, thông qua đó, làm giảm tình trạng phá rừng; + Hướng dẫn kỹ thuật phát triển nghề nuôi ong nên đã đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

+ Hỗ trợ một số máy phát điện nhỏ sử dụng sức nước của các con suối nên người dân có điện thắp sáng và tiếp cận được những kiến thức kinh tế - xã hội. Các hoạt động văn hóa, xã hội của xã cũng được mở rộng hơn, nhận thức của cộng đồng về môi trường cũng được tăng lên.

+ Để duy trì lợi ích từ rừng, nuôi ong và đảm bảo nguồn nước, người dân của xã đã tự nguyện thành lập một tổ bảo vệ rừng, ngăn ngừa những hoạt động chặt phá rừng và săn bắt động vật bất hợp pháp.

+ Nhằm tạo ra sinh kế mới và nâng cao thu nhập, một số kỹ thuật làm vườn

ươm cây ăn quả, ghép cành cho bưởi và cam cho những giống cây có chất lượng ở

địa phương đã được chuyển giao cho người dân nên phong trào trồng cây ăn quảđã

mở rộng ra toàn xã. Nhiều kỹ thuật nông lâm kết hợp, vườn rừng, trồng cây, vì thế

cũng được áp dụng. Quỹ tín dụng nhỏ cho Hội Phụ nữ của xã cũng được hỗ trợđể

giúp các thành viên nuôi gia súc, trồng cây ăn quả góp phần nâng cao thu nhập (Dẫn

theo Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Thụy, 2004).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái nông nghiệp huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 26)