Nội dung phân vùng sinh thái nông nghiệ p

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái nông nghiệp huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 30)

Trong dạng đơn giản nhất, khung phân vùng sinh thái nông nghiệp chứa ba

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

•Lựa chọn các hệ thống sản xuất nông nghiệp với mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và hiện trạng quản lý, các yêu cầu về điều kiện môi trường cho từng loại cây trồng cụ thể và đặc điểm khả năng thích ứng. Chúng được giới hạn bởi các loại hình sử dụng đất (LUTs).

•Điều kiện khí hậu ở vùng tham chiếu, dữ liệu về đất đai và địa hình được kết hợp thành một cơ sở dữ liệu tài nguyên đất.

•Thủ tục để tính toán năng suất tiềm năng và yêu cầu về môi trường cho phù hợp với cây trồng hay các loại hình sử dụng đất.

Hình 1.4. Khung phương pháp trong phân vùng hệ sinh thái nông nghiệp.

(Nguồn: FAO & IIASA, 2002)

Phương pháp phân vùng sinh thái nông nghiệp đã được liên kết với một loạt

các hoạt động khác nhau. FAO và IIASA chia nhỏ các phương pháp phân vùng sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Đầu tiên, phân vùng sinh thái nông nghiệp cung cấp một dữ liệu chuẩn về

các đặc tính của khí hậu, đất và địa hình có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, thủ tục phân vùng sinh thái nông nghiệp được sử dụng để xác định những hạn chế của từng loại cây trồng cụ thể trong điều kiện tài nguyên khí hậu, đất và địa hình ở từng khu vực dưới mức giảđịnh đầu vào và điều kiện quản lý. Phương

pháp phân vùng sinh thái nông nghiệp giúp cung cấp số liệu về sinh khối các loại

cây trồng tiềm năng có thểđạt được tối đa của các đơn vị tài nguyên đất cơ bản.

Thứ ba, phân vùng sinh thái nông nghiệp cung cấp khung ứng dụng cho

các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như định lượng năng suất đất đai, mức độ

tiềm năng tưới cho đất, và nhiều tiêu chí tối ưu hóa các nguồn lực sử dụng đất và

phát triển khác….

Công tác phân vung STNN trên thực tế có thể áp dụng ở các mức độ chi tiết

khác nhau, phụ thuộc vào mục đích ứng dụng và mức độ chi tiết của số liệu. Trong

những trường hợp cụ thể, khung phân vùng có thể áp dụng một cách đơn giản để

thực hiện phân loại HSTNN (chi tiết hóa của phân vùng). Kết quả phân loại với những đánh giá chi tiết rất có ý nghĩa cho công tác đánh giá, đặc biệt là ứng dụng trong đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng ngiên cu

Các HST nông nghiệp của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong toàn bộ lãnh thổ hành chính huyện

Giao Thủy – tỉnh Nam Định

2.2.Nội dung nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính như sau:

- Phân loại các HST nông nghiệp của huyện Giao Thủy

- Xác định sự phân bố của các HST nông nghiệp

- Đánh giá tính hiệu quả sử dụng và mức độ dễ tổn thương của các HST

nông nghiệp do tác động của BĐKH.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thp s liu

Cơ sở dữ liệu sử dụng cho đề tài này bao gồm các chỉ tiêu:

- Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Giao Thủy - Tình hình sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở dữ liệu không gian: bao gồm các bản đồ độ cao (DEM), Bản đồ chỉ

số thực vật (NDVI), ranh giới xã, hệ thống đê điều, vị trí các cống tưới tiêu, thủy văn và sử dụng đất. Những bản đồ này đều làm theo chuẩn của Bộ TN&MT, ở tỷ lệ

1:25.000, sử dụng hệ tọa độ VN2000.

- Dữ liệu thuộc tính của bản đồđược thu thập bổ sung bao gồm khả năng dễ

tổn tương của các kiểu hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất.

Nguồn tài liệu được thu thập tại các cơ quan chức năng bao gồm: UBND

huyện Giao Thủy, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

2.3.2. Phương pháp phân loi và xác định đặc đim phân b các h sinh thái nông nghip

Việc phân loại và xác định khu vực phân bố của các HST dựa trênkhung

phương phápphân vùng sinh thái nông nghiệp(FAO,1996). Cơ sở phân loại dựa vào

các yếu tố sinh thái như địa hình, khí hậu, đất đai, thủy văn và sinh khối thực vật

(NDVI). Ngoài ra, để phân loại HST NN còn cần các yếu tố về sử dụng đất và hiệu

quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

Khung phân tích chung được thể hiện như hình 2.1

Hình 2.1. Sơđồ mô tả và phân tích hệ sinh thái nông nghiệp

Sự phân bố theo không gian của các HSTNN còn được thể hiện thông qua

các lát cắt sinh thái. Lát cắt sinh thái được dựng dọc theo 2 hướng chính là Đông –

Tây và Bắc – Nam đi qua các kiểu địa hình và sử dụng đất điển hình của huyện. Thủ tục chồng xếp bản đồ và xây dựng lát cắt sinh thái được thực hiện trong

phần mềm ArcGIS, sử dụng các công cụ phân tích không gian và 3D.

Thủy văn Chồng xếp fuzzy Hiệu quả sử dụng đất Điều tra Sử dụng đất Ảnh vệ tinh Hệ sinh thái Giải pháp phát triển các HSTNN Đánh giá hiệu quả và rủi ro NDVI DEM Chồng xếp fuzzy Hệ sinh thái NN Kịch bản BĐKH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng và mức độ dễ tổn thương của các HSTNN

Phương pháp đánh giá sử dụng đất và hiệu quả sản xuất là điều tra nông hộ, tính toán thống kê. Các chỉ tiêu đánh giá chính: hệ số sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế (giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế/ngày công) các chỉ tiêu xã hội (bình quân diện tích đất nông nghiệp/người, thu hút lao động, thu nhập bình quân, đảm bảo an toàn lương thực, trình độ dân trí, v.v.), hiệu quả môi trường (% độ che phủ, hệ số sử dụng đất, biến động về độ phì nhiêu của đất, mức độ cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường đất).

Mức độ dễ tổn thương của các HST nông nghiệp được đánh giá thông qua

phân tích những tác động tiềm năng của BĐKH đến các hệ thống sản xuất. Tác

động của BĐKH là rất phức tạp. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ lựa chọn đánh

giá rủi ro và tác động do ngập lụt đến các HST nông nghiệp. Rủi ro ngập lụt được

đánh giá bằng cách kết hợp mô hình sốđộ cao (DEM) và kịch bản biến đổi khí hậu

B2 của Bộ TN&MT (2012). Mức độ tổn thất theo kịch bản ngập lụt được tính dựa trên giá trị sản xuất của các loại hình sử dụng đất chồng xếp với bản đồ ngập lụt.

Công cụ PRA được áp dụng để để xác định mức độ ảnh hưởng và các giải

pháp thích ứng (Simelton et al., 2014). Đại diện của UBND huyện, Công ty Thủy

nông Xuân Thủy, Phòng TN&MT, Phòng NN&PTNT, Phòng Quản lý đê, và hơn

80 người dân thuộc 3 xã (Giao Lạc, Giao Phong và Giao Xuân) đã được mời tham

gia họp nhóm để liệt kê các nguyên nhân và đánh giá mức độảnh hưởng và đề xuất

và đánh giá các giải pháp thích ứng.

Têu chí lựa chọn hộ : hộ đình được chọn để phỏng vấn đại diện cho những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xă hội của huyện Giao Thủy

3.1.1. Khái quát chung vđiu kin t nhiên ca huyn Giao Thy

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Giao Thuỷ nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách

thành phố Nam Định 45 km, có tọa độ địa lý: 20o10’ đến 20o21’ vĩ độ Bắc và từ

106o21’ đến 106o35’ kinh độĐông.

- Phía Bắc – Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình

- Phía Bắc – Tây Bắc giáp huyện Xuân Trường

- Phía Tây giáp huyện Hải Hậu

- Phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông

Huyện Giao Thủy có đường tỉnh lộ 489, 489B và đường 486B chạy qua cùng với

hệ thống sông Hồng chảy qua địa bàn huyện. Huyện có 32 km bờ biển, phía Đông Nam có Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ tham gia Công ước Ramsar là địa danh có tiềm năng du lịch sinh thái lớn, phía Tây Nam có khu du lịch tắm biển Quất Lâm...

3.1.1.2.Địa hình, địa mạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa hình Giao Thủy mang đặc điểm địa hình đồng bằng, khá bằng phẳng có

xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng nội đồng có địa hình tương đối bằng

phẳng song có một triền đất cao trước đây là cồn cát ven biển chạy dọc huyện từ thị

trấn Ngô Đồng (phía Đông Bắc) xuống thị trấn Quất Lâm (phía Tây Nam). Vùng

bãi bồi ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng có điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng kinh tế biển và phát triển ngành du lịch.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Giao Thủy mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, có thời tiết bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông tương đối rõ, mùa đông lạnh khô, mùa hè

nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là

các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt:

mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số giờ

nắng trong năm: 1.650 - 1.700 giờ. Độẩm trung bình: 80 - 85%.

Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm huyện Giao Thủy

thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 cơn/năm, chủ yếu rơi vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Là huyện ven biển nằm về phía Đông Nam của châu thổ sông Hồng, có khí

hậu chí tuyến gió mùa ẩm, nguồn nước rất phong phú biến đổi theo mùa và chịu ảnh

hưởng của thủy triều, trung bình thủy triều lên cao từ 1,6 - 1,7 m, cao nhất là 3,3 m,

thấp nhất 0,1 m. Thủy triều gây ra tình trạng nhiễm mặn và tăng mực nước ở các

sông. Thủy triều cũng tạo ra sự bồi đắp hình thành vùng bãi bồi ven biển.

Chế độ thủy văn trên địa bàn của huyện luôn chịu tác động trực tiếp của hệ thống sông Hồng thông qua cửa Ba Lạt ở phía Bắc và cửa Hà Lạn ở phía Nam của huyện.

3.1.2.Tình hình phát trin kinh tế, xã hi ca huyn

3.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của huyện đạt mức tăng

trưởng khá. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng (kế hoạch là

7,5 triệu đồng).

Tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 10,94%, trong đó: Ngành nông – lâm – thủy

sản chiếm 48% (chỉ tiêu Đại hội: 49%), ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 14% (

chỉ tiêu Đại hội là 12%), ngành dịch vụ chiếm 38% (chỉ tiêu Đại hội: 39%). Như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy, tăng trưởng của ngành nông – lâm – thủy sản đóng góp lớn nhất cho sự phát

triển, ngành dịch vụ tăng trưởng còn chậm.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành

Công nghiệp – xây dựng (năm 2005 là 10,58%, năm 2010 là 14%) và tăng tỷ trọng

ngành dịch vụ (năm 2005 là 37,67% đến năm 2010 là 38%), giảm dần tỷ trọng ngành

nông, lâm nghiệp – thủy sản (năm 2005 là 51,75% đến năm 2010 là 48%). Sự chuyển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

tâm thực hiện đưa huyện thoát nghèo, phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc của

Đảng bộ và nhân dân huyện Giao Thủy.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Sn xut nông nghip

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Việc chuyển đổi cơ cấu giống, cơ

cấu mùa vụ, nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác được triển khai tích cực,

nhờđó diện tích lúa chất lượng cao từng bước được mở rộng. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, bảo vệ thực vật, biện pháp thâm canh tổng hợp... vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lương thực trên địa bàn.

- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực bình quân 1 năm là

16.386 ha; trong đó diện tích trồng lúa là 16.073 ha, diện tích trồng ngô là 331 ha.

Sản lượng lương thực bình quân 1 năm là 101.570 tấn; trong đó sản lượng thóc là

100.241 tấn, sản lượng ngô là 1.329 tấn. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 66,7 triệu đồng/ha. Hệ số quay vòng đất bình quân là 2,45 lần/năm.

- Về chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại, gia trại, quy mô

vừa và nhỏ. Các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú ý được áp dụng vào sản

xuất. Tổng đàn lợn bình quân 1 năm là 65.565 con, tổng đàn bò là 2.563 con, tổng

đàn trâu 711 con, tổng đàn gia cầm là 606.460 con; sản lượng thịt bình quân: thịt

trâu bò 255 tấn, thịt lợn 7.124 tấn, thịt gia cầm 959 tấn, trứng các loại bình quân

32.744 nghìn quả/năm.

- Phát triển trang trại: Trang trại phát triển tương đối mạnh cả về chất lượng và quy mô. Số trang trại, gia trại hiện có là 319; trong đó trang trại có diện tích lớn nhất 55,5 ha. Có 39 trang trại chăn nuôi, 268 trang trại thủy sản, 19 trang trại tổng hợp. Hầu hết các trang trại đã và đang sản xuất có hiệu quả.

- Làm muối: Sản xuất muối được duy trì ổn định với diện tích bình quân 482 ha/năm, sản lượng 41.320 tấn/năm.

- Lâm nghiệp: Việc trồng rừng phòng hộ và trồng cây phân tán được quan tâm.

Trung bình mỗi năm đã trồng mới trên 100.000 cây phân tán và hàng chục ha rừng tập

trung ven biển, góp phần tăng cường phòng hộ, bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan thiên nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thủy sản: Nuôi trồng phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Toàn huyện đã có 11 trại giống thuỷ sản nước lợ, 1 trại giống thuỷ sản nước ngọt, là huyện sản xuất giống mạnh nhất tỉnh. Đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,

phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp Giao Phong - Bạch Long, nuôi thuỷ sản

nước ngọt tập trung; nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Cồn Ngạn chuyển đổi diện tích trồng lúa cói, sản xuất muối có năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản từng bước

đạt kết quả cao hơn. Tổng sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản bình quân

23.441 tấn/năm; trong đó sản lượng khai thác thuỷ sản 8.931 tấn, sản lượng nuôi trồng 14.510 tấn;

Tổng số phương tiện khai thác thủy sản hiện có 1.011 phương tiện, với tổng cộng năng suất đạt 27.765 VC. Thực hiện đầy đủ, kịp thời Quyết định số 289/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ về hổ trợ ngư dân khai thác hải sản. Sản lượng khai

thác nuôi trồng, bình quân hàng năm đạt 22.786 tấn, năm 2010 ước đạt 27.600 tấn,

tăng 13.500 tấn so với năm 2005. Kinh tế biển đã đóng góp quan trọng vào cơ cấu kinh tế chung của huyện.

b. Công nghip, tiu th công nghip

Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-

NQ/HU vềđẩy mạnh sản xuất công nghiệp tiểu thủ - công nghiệp và phát triển ngành

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái nông nghiệp huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 30)